Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh SGD1 theo chuẩn mực Basel II

MỤC LỤC

Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án

Nếu như tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng ở mức cao cũng một phần thể hiện khả năng xảy ra rủi ro cao đối với các dự án mà ngân hàng cho vay, từ đó cũng thể hiện chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án của ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa lường hết được các rủi ro của dự án. Nhưng việc chi phí đánh giá rủi ro trong thẩm định tăng cũng chưa hẳn làm cho chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định tăng bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: trình độ chuyên môn, kinh nghiêm của đội ngũ cán bộ thẩm định, nhận thức về tầm quan trọng của công tác thẩm định rủi ro của dự án… Và nếu thời gian đánh giá rủi ro trong thẩm định quá dài cũng ảnh hưởng đến quy trình cho vay và tiến độ thực hiện dự án.

Nội dung quản lý rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư 1. Quản lý rủi ro chủ thể

Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều khía cạnh : tổng tài sản/nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn và khả năng sử dụng vốn, tình trạng tài sản, các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư, khả năng thanh toán, tốc độ luân chuyển của vốn, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, khả năng hoạt động. Rủi ro này thể hiện những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh như gây ô nhiễm nguồn nước, nguồn không khí, mất cân bằng sinh thái gây ra hạn hán lũ lụt…, phá hoại cảnh quan thiên nhiên… Những rủi ro này sẽ làm tăng chi phí xử lý nước thải, chí phí bồi thường thiệt hại cho người dân xung quanh do tác động tiêu cực của dự án gây ra từ đó làm giảm hiệu quả tài chính của dự án.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án

Thẩm định tài chính của dự án để trong điều kiện các yếu tố của dự án không thay đổi để làm cơ sở so sánh với các kết quả tính toán khi các yếu tố của dự án có sự thay đổi, từ đó xác định được dự án nhạy cảm với yếu tố nào nhất và có phương án phòng kiểm soát rủi ro. Qua việc phân tích trên, ta có thể thấy chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án còn phụ thuộc vào chất lượng thẩm định các nội dung khác, việc thẩm định các nội dung khác không đầy đủ và thiếu sự chính xác sẽ không có đủ cơ sở và dự liệu để đánh giá rủi ro của dự án một cách đầy đủ và chính xác.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI ROTRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN LĨNH VỰC XÂY DỰNG

TẠI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1-BIDV

Giới thiệu về Ngân hàng và công tác thẩm định dự án thuộc lĩnh vực xây dựng tại chi nhánh Sở giao dịch 1- BIDV

Bởi lẽ trong những năm gần đây tại NH ĐT&PT SGD 1 những khách hàng đến vay vốn thường để mở rộng quy mô sản xuất.đa phần tập trung vào phát triển cơ sở vật chất chứ ít khach hàng quan tâm đến việc vay vốn để đổi mới quy cách quản lý.đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính kế toán theo đúng chuẩn mực và theo quy định của pháp luật, Quy mô kinh doanh phình quá to so với tư duy và bộ máy quản lý là nguyên nhân dẫn tới phá sản của dự án khả thi mà đúng ra nó có thể thực hiện được trên thực tế, Điều này gây ra rủi ro rất lớn cho NH ĐT&PT Chi nhánh SGD 1 nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói chung. Trong phần này, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro phải xem xét, đánh giá tổng mức đầu tư của dự án đã được tính toán đầy đủ các chi phí cấu thành hay chưa ( bao gồm: chi phí quản lý dự án, chi phí thiết bị, chi phí bồi bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn xây dựng, chi phí khác (gồm lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động và các chi phí cần thiết khác) và chi phí dự phòng, đã tính đủ, hợp lý các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, lạm phát, tăng giá nguyên vật liệu xây dựng, nhân công, phát sinh thêm khối lượng dự phòng của Nhà nước có liên quan, kết quả phê duyệt tổng mức đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý chưa.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh

Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xây dựng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1- BIDV

    Những nội dung cần xem xét: Quy mô hoạt động của doanh nghiệp; Số lượng lao động, trình độ lao động, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp; Tuổi trung bình, thời gian công tác trung bình, mức thu nhập trung bình; Chính sách và kết quả tuyển dụng; Chính sách lương, thưởng; Hiệu quả sản suất: Doanh thu, lợi nhuận trên đầu người, hiệu quả của giá trị gia tăng; Trình độ kỹ thuật, trình độ học vấn, kinh nghiệm và lĩnh vực của các kỹ sư chính trong doanh nghiệp; Tình hình đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển về doanh số và thiết bị, phát triển các sản phẩm mới, kiểu dáng, mẫu mă, hợp tác công nghệ. Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ QHKH/QLRR rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của Chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu; chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn; cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.

    Sơ đồ quản lý rủi ro (tại chi nhánh)
    Sơ đồ quản lý rủi ro (tại chi nhánh)

    Thực trạng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1 qua ví dụ cụ thể

      + Tìm hiểu lịch sử hình thành công ty, những thay đổi về vốn góp, quá trình liên kết hợp tác với các đối tác khác, loại hình kinh doanh; các giấy tờ văn bản pháp lý của doanh nghiệp; quy mô hoạt động, quy mô và cơ cấu lao động; danh sách ban quản trị và trình độ của từng người; danh sách cổ đông chính, thông tin về người ra quyết định thực sự của công ty…để từ đó có thể đánh giá khái quát được những rủi ro về năng lực pháp lý, năng lực quản lý điều hành có thể xuất hiện trong quá trình hoạt động của công ty;. Nhận xét của sinh viên: Phân tích thị trường của dự án là dựa trên các số liệu thống kê và dự báo của PwC – đây là nhà tư vấn hàng đầu thế giới về du lịch, và các đánh giá của PwC chủ yếu dựa trên cơ sở các nghiên cứu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, kết hợp với việc phỏng vấn, lấy mẫu khách hàng một cách thận trọng, do đó các kết luận khi đánh giá rủi ro khía cạnh thị trường của dự án là chính xác, đáng tin cậy.

      Nhận xét chung về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định tại Chi nhánh SGD1 BIDV

      Cán bộ mới chỉ chú trọng nhiều đến thời gian thu hồi vốn và nguồn trả nợ của dự án mà chưa quan tâm đến vòng đời của dự án, gây ra nhiều khó khăn khi thị trường có biến động như lạm phát, đồng tiền mất giá hoặc giảm phát tác động lớn đến khả năng hoạt động của Ngân hàng. Nhưng trên thực tế, vì lợi ích cá nhân hay một nhóm tập thể cán bộ quản lý trong công tác điều hành đã vô tình hoặc cố ý tạo điều kiện, kẽ hở cho loại rủi ro này phát triển, nhà quản lý hay nhóm cán bộ quản lý đã bằng cách này hay cách khác, hướng dẫn khách hàng hợp thức hoá hồ sơ, thậm chí còn yêu cầu cán bộ tín dụng, thẩm định phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo.

      MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

      - Các văn bản quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, hệ thống kế toỏn kiểm toỏn của nhà nước cũn những chồng chộo, chưa đầy đủ, rừ ràng, lại hay thay đổi do những biến động nền kinh tế trong nước và khu vực. - Việc quy hoạch phát triển kinh tế vùng, địa phương chưa ổn định, cụ thể và khoa học cùng với sự can thiệp quá nhiều trong hoạt động cho vay của các bộ, ngành… cũng làm giảm hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá rủi ro.

      NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA

      CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1-BIDV

        Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi truờng kinh doanh, tình hình thị truờng ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật …, dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng (điều này đang được Ngân hàng BIDV thực. hiện trong ban hành các văn bản về từng loại hình cho vay trong thời gian gần đây) để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh SGD 1 Hoạt động tín dụng là hoạt động chính, nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho ngân hàng, do đó việc nâng cao chất lượng, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro trong thẩm định càng phải được thắt chặt hơn nữa trong tình hình kinh tế có nhiều biến động bất lợi và môi trường cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài.