MỤC LỤC
Lợi thế này thường tồn tại dưới dạng tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động thủ công với giá nhân công rẻ …Tuy nhiên, hạn chế của lợi thế cạnh tranh loại này là ở chỗ nó là lợi thế của quá nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, nên dễ dẫn đến sự trùng hợp về cơ cấu hàng xuất khẩu, từ đó gây tác động ngược trở lại làm triệt tiêu lợi thế cạnh tranh. Trong các giai đoạn phát triển cao hơn của quá trình công nghiệp hóa, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sẽ có sự thay đổi mang tính quy luật, đó là chuyển dần từ sản phẩm sử dụng nhiều lao động rẻ, không cần tay nghề cao như sản phẩm dệt, may, da giày, sản xuất nông lâm thủy sản hoặc nguyên liệu sơ chế,.
Lợi thế cạnh tranh tổng thể của một quốc gia và lợi thế cạnh. đến nhân lực như về các công tác điều hành vĩ mô. g) Lao động: Kỹ năng tay nghề và năng suất, tính linh hoạt của thị trường lao động, hiệu quả của các chương trình xã hội, quan hệ lao động ngành. h) Thể chế: Chất lượng các thể chế pháp lý, thể chế điều chỉnh hoạt động xuất khẩu. Lợi thế cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm có.
Khoảng cách lớn giữa yêu cầu về một nguồn nhân lực chất lượng cao với thực trạng lao động với trình độ thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ở nhiều quốc gia trong bối cảnh xu hướng phát triển kinh tế tri thức đang được đẩy nhanh trên thế giới càng đòi hỏi Chính phủ các nước phải sớm có chương trình phát triển nguồn nhân lực tổng thể và cơ bản. Để thúc đẩy hoạt động thương mại của quốc gia, các tổ chức xúc tiến thương mại của Chính phủ thường xuyên tổ chức các chuyến khảo sát thị trường nước ngoài cho các quan chức thương mại và các doanh nghiệp trong nước , thiết lập các văn phòng thương mại ở nước ngoài để giới thiệu các doanh nghiệp trong nước với các bạn hàng tiềm năng ở nước ngoài, quảng cáo về hàng hóa và doanh nghiệp trong nước trên thị trường nước ngoài, cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước những thông tin về tình hình thị trường, về chính sách thương mại của những nước khác.
Bên cạnh việc thâm nhập mạnh hơn nữa vào thị trường Bắc Mỹ, phát huy vị trí vốn có ở thị trường Châu Á, mở rộng thị trường Liên minh Châu Âu (trong đó chú trọng đến thị trường Bắc Âu), khai thông và mở rộng thị trường truyền thống SNG và Đông Âu, tìm đường đến thị trường Châu Phi xa xôi, chúng ta cũng cần phải xác định một số thị trường trọng điểm, trong đó theo người viết quan trọng nhất là thị trường Mỹ và Trung Quốc-hai thị trường mà Việt Nam có thể tận dụng và phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình. +Bán hàng qua các công ty phát triển xuất khẩu: Đây là một hình thức xuất khẩu gián tiếp, theo đó, các công ty phát triển xuất khẩu tiến hành mọi hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ việc xếp hàng vào kho, xếp hàng lên phương tiện chuyên chở và dỡ hàng, đại lý vận tải hàng hoá, gửi chứng từ, cung cấp các dịch vụ tài chính trung hạn và dài hạn, nghiên cứu thị trường, chuẩn bị quảng cáo và tiến hành quảng cáo.
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tạo cơ hội tiếp cận thị trường rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những sản phẩm chế tạo sử dụng nhiều lao động, trước đây chịu mức thuế quan cao tới 40%, nay Việt Nam được hưởng Quy chế tối huệ quốc (MFN), Quy chế thương mại bình thường (NTR) nên mức thuế suất nhập khẩu chỉ còn 3 - 4%. Nhờ ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại với các nước EU, Nhật Bản, nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta được hưởng chế độ GSP của EU, chế độ MFN của Nhật Bản nên kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên rất nhanh như giày da, thuỷ sản…Việc thâm nhập trực tiếp vào các thị trường các nước phát triển mà không qua các thị trường trung gian không những làm tăng khối lượng xuất khẩu mà còn làm giá trị xuất khẩu tăng lên rất đáng kể.
Những điều chỉnh này đã tạo điều kiện cho các tất cả các thành phần kinh tế không những có điều kiện tham gia vào hoạt động xuất khẩu mà còn tạo ra cơ chế chính sách rất linh hoạt, thông thoáng giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có được những hỗ trợ trực tiếp (như hỗ trợ về vốn, đào tạo cán bộ,…) cũng như gián tiếp (như hỗ trơ về lãi vay ngân hàng, thuế suất, hỗ trợ về thủ tục hải quan, cung cấp các thông tin liên quan đến thị trường và đối tác,…) nhằm mục tiêu nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Về đầu tư công nghệ thông qua FDI hoặc chuyển giao của nước ngoài.: Có thể nói, trong số các thành viên APEC, rất nhiều nền kinh tế có môi trường đầu tư hấp dẫn và thu hút được nguồn vốn FDI lớn hàng đầu thế giới, trong đó phải kể đến Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và Việt Nam.Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiêm Chủ tịch ABAC, ông Hoàng Văn Dũng, nói rằng, hiện FDI chiếm 30% sản lượng công nghiệp của Việt Nam, 50% giá trị xuất khẩu.
Hai bên đã ký một số hiệp định, thỏa thuận hợp tác, trong đó quan trọng nhất là Thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập WTO ngày 31-5-2006; QH Hoa Kỳ thông qua quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và Tổng thống G.Bush ký ban hành luật này ngày 29-12- 2006. Hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ cũng có những bước tiến đáng kể trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, lao động, giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại, an ninh, quân sự, chống khủng bố.
Người ta gọi nước Mỹ là một chiếc “nồi luyện kim” (melting pot) do đặc điểm dân tộc hợp chủng ở quốc gia này (theo lý thuyết này thì cùng với thời gian, mọi chủng tộc và dân tộc chung sống trên đất Mỹ sẽ hòa đồng pha trộn với nhau để tạo thành một dân tộc mới, như nhiều thứ kim loại được nung nấu thành thể lỏng trong một cái “nồi. luyện kim” để nấu thành một thứ hợp kim). Là một đất nước có quá nhiều chủng tộc có sự khác biệt rất lớn về truyền thống văn hoá, phong tục tập quán và ngôn ngữ nên mối liên hệ ràng buộc các thành phần chủng tộc và dân tộc ở Mỹ để có thể hình thành một dân tộc thống nhất là rất mong manh.
Khi kiểm tra và thống kê dân số, Nhà nước Mỹ chính thức công nhận có 5 thành phần chủng tộc là người da trắng, da đen, Hispanic (người nhập cư từ các nước thuộc Châu Mỹ Latinh), người gốc Châu Á và người da đỏ. Điều này giải thích tại sao hàng hóa tiêu dùng từ một số nước đang phát triển chất lượng kém hơn nhưng vẫn có chỗ đứng trên thị trường Mỹ vì giá bán thực sự cạnh tranh ( trong khi điều này lại khó xảy ra tại châu Âu).
Thị trường có hệ thống phân phối rộng khắp và hoàn thiện
Những năm gần đây, nhiều nước đã sử dụng cà phê vối trộn với cà phê chè (Arabica) để chế cà phê hoà tan, thấy rằng chất lượng cà phê chế biến thơm ngon hơn, mà giá thành lại hạ. Vì vậy, nhu cầu cà phê vối ngày càng tăng mạnh trên thị trường, giúp cho giá thu mua cà phê loại này tăng. Thời vụ thu hoạch cà phê ở nước ta là từ tháng 10 đến hết tháng 12, vì vậy niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau. Ở phía Nam bán cầu, thời vụ thu hoạch cà phê từ tháng 4 đến hết tháng 7, niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 4 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở Bắc bán cầu, trong khi các. đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế cho nước ta. Người nông dân trồng cà phê đã “khôn” hơn, họ biết điều số lượng bán ra, kích đẩy giá cà phê thế giới liên tục tăng nhanh, nhờ đó, tuy sản lượng có giảm nhưng lợi nhuận sẽ vẫn cao. Với lợi thế trên Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh và vượt mặt Braxin trong thời gian tới. g)Những mặt hạn chế trong xuất khẩu cà phê sang Mỹ. Nhu cầu về quần áo may sẵn (áo sơ mi nam, nữ, Jacket, áo khoác nam , nữ..) trên nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Pari, London, Amsterdam, Berlin, Tokyo.. cũng tăng mạnh là điều kiện thuận lợi để hàng dệt may Việt Nam khẳng định chỗ đứng của mình trên các thị trường này. Ngoài ra các thị trường khác như Mỹ, Canada, Na Uy, Nhật Bản, Mêhico, Đài Loan.. cũng có nhu cầu khổng lồ về hàng dệt may do đó kim ngạch xuất khẩu hàng năm của nước ta sang các thị trường này không ngừng tăng lên. Trước tình hình thị trường thế giới có nhiều biến đổi như hiện nay, giá cả vật tư, nguyên nhiên liệu liên tục tăng cao,… ngành công nghiệp DMG Việt Nam phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức. Hiện tại, dân số thế giới đang gia tăng với tỷ lệ trung bình là 1,2%/năm, điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ngành DMG những năm tới cũng có xu hướng gia tăng. b) Môi trường sản xuất kinh doanh : truyền thống sản xuất lâu đời.
Tham gia các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và các tổ chức tự do hoá thương mại, ký kết các Hiệp định thương mại với các nước, bên cạnh những thuận lợi như Việt Nam được tiếp cận những nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển (mà nội lực chưa thể đáp ứng được), hàng hoá của ta khi xuất khẩu sang thị trường các nước khác chỉ phải chịu một mức thuế suất thuế nhập khẩu thấp (thấp hơn so với khi ta chưa tham gia nhưng thực tế cũng chỉ là mức ngang bằng với các nhà nhập khẩu khác), các nhà sản xuất trong nước có thể mua được các máy móc với giá rẻ hơn do việc giảm thuế nhập khẩu …, thì Chính phủ Việt Nam cũng phải chấp nhận một số cam kết bất lợi về mở cửa thị trường cho người nước ngoài như phải bói bừ hạn chế về số lượng, xoỏ hàng rào kỹ thuật, giảm thuế nhập khẩu xuống mức gần như tối thiểu…. Thêm vào đó, thị trường xuất khẩu của ta trong thời gian qua mới chỉ có bề rộng, chưa có bề sâu, hàng hoá dịch vụ của ta chưa chiếm được thị phần đáng kể và chưa đứng vững được trên các thị trường xâm nhập được và đặc biệt, tại nhiều thị trường có dung lượng lớn, hàng hoá của ta chưa có mặt hoặc có mặt với một số lượng chưa đáng kể.
Hình thành các trung tâm đăng ký bất động sản (với sự hỗ trợ về tài chính ban đầu của Nhà nước) để tạo điều kiện xác lập quyền sở hữu cho các tổ chức và cá nhân. Ngoài chức năng đăng ký về sở hữu, trung tâm này còn thực hiện chức năng đăng ký về trạng thái của tài sản liên quan tới hoạt động cầm cố, thế chấp. * Thị trường lao động. Mở rộng quyền của các doanh nghiệp trong việc thuê, tuyển dụng lao động; cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuyển dụng không phải qua trung tâm tư vấn việc làm. Nghiên cứu xây dựng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại DNNN, giải thể, phá sản các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.. Chuyển việc yêu cầu doanh nghiệp phải lập quỹ phúc lợi, trợ cấp mất việc sang tham gia quỹ bảo hiểm thất nghiệp. c) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện quyền kinh doanh. -Tăng mức đầu tư cho thăm dò và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D). Tăng cường đầu tư tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên tại những vùng xa như ngoài biển khơi hoặc những nguồn có khả năng phục hồi. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu cơ bản để phát triển những công nghệ mới, có khả năng tái sinh các nguồn tài nguyên, sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn và hạn chế sự lãng phí. -Tăng cường sử dụng lại các nguồn chất thải. Các loại chất thải công nghiệp và sinh hoạt được tái sinh nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm nhiên liệu. -Tích cực tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng và nguyên liệu thay thế. Sử dụng sợi thủy tinh thay thế cho kim loại; các loại gốm, sứ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp điện lực và ngành hàng không…. -Thiết kế lại sản phẩm. Việc thiết kế lại sản phẩm nhằm hợp lý hoá việc sử dụng các yếu tố vật chất trong chế tạo sản phẩm. Đảm bảo sử dụng công nghệ sạch không gây ô nhiễm môi trường. Quá trình này cũng dẫn tới việc các doanh nghiệp phải thiết kế những công nghệ, dây chuyền sản xuất mới, hợp lý hơn. Tăng cường trình độ khoa học công nghệ quốc gia. a) Sớm đưa ra chiến lược tổng thể về đổi mới công nghệ làm cơ sở cho việc thiết kế cụ thể chiến lược phát triển công nghệ gắn với chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp. Lựa chọn chiến lược đúng đắn giữ vai trò quyết định trong quá trình phát triển của mỗi nước. Đối với Việt Nam, là nước hiện rất lạc hậu về công nghệ, Việt Nam nên lựa chọn chiến lược kết hợp chuyển giao công nghệ và phát triển năng lực công nghệ trong nước. Tận dụng lợi thế của nước đi sau, trước hết, Việt Nam cần có sự tập trung cho việc thu hút và vận dụng sáng tạo các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, ứng dụng, làm chủ và mở rộng công nghệ tiến bộ đi đôi với quản lý chặt chẽ công nghệ nhập, lường trước và ngăn chặn hậu quả tiêu cực lâu dài. Đồng thời phải biết dành nỗ lực nhất định cho những mũi nhọn phát triển, tìm cách đi tắt, đón đầu tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh cả về phương diện khoa học và công nghệ để đảm bảo tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn với việc xử lý tốt các vấn đề công bằng và tiến bộ xã hội, môi trường sinh thái. Vì vậy, chiến lược phát triển khoa học công nghệ của đất nước phải xỏc định được rừ cỏc vấn đề sau:. Các quan điểm mục tiêu về đổi mới công nghệ. Các định hướng ưu tiên phát triển công nghệ. Các giải pháp, chiến lược đổi mới và phát triển công nghệ. Lộ trình đổi mới công nghệ. b) Phát huy nhân tố con người trong chuyển giao công nghệ để có thể tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, cải tiến công nghệ nhập cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiến tới từng bước sáng tạo công nghệ mới. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc đào tạo lực lượng cán bộ quản lý công nghệ. nhìn chung còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, một mặt, chúng ta cần sử dụng tối đa đội ngũ hiện có; mặt khác, đẩy nhanh hình thức hợp tác về khoa học công nghệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế để các cán bộ công nghệ Việt Nam có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu và học hỏi để bổ sung, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình. Đồng thời, Nhà nước cần tạo điều kiện làm việc cần thiết cho các nhà khoa học như cung cấp thông tin, trang bị phương tiện thí nghiệm, các cơ sở triển khai; ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; xây dựng môi trường dân chủ, đoàn kết và ý thức trách nhiệm cao trong lĩnh vực nghiên cứu; khuyến khích, trân trọng những tìm tòi khoa học, những kiến giải khác nhau về các vấn đề khoa học kỹ thuật; tìm ra phương thức tổ chức nhằm khơi dậy nhiệt tình, phương thức và cơ chế hoạt động cho phép kết hợp và phát huy tối đa trí tuệ tập thể cũng như tài năng cá nhân của các nhà khoa học; phát hiện bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Nhà nước cần mạnh dạn sử dụng các chuyên gia trẻ tài năng đã được đào tạo có hệ thống, trả lương đặc biệt cho họ. Trong một số trường hợp cần thiết, cần sử dụng chuyên gia nước ngoài. c) Tạo vốn cho phát triển khoa học công nghệ.
Chính sách thương mại của Hoa Kỳ dưới thời Obama – Các khuyến nghị đối với ViệtNam” do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, chi nhánh TP.HCM vừa tổ chức tại TP.HCM, ông Jay L.Eizenstat, nguyên chuyên gia cao cấp của cơ quan đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR nói: "Việt Nam cần nhanh chóng đàm phán với Mỹ, sớm dành quy quan phổ cập (GSP) để hàng hóa ViệtNam tiếp cận thị trường Mỹ tốt hơn".Ông Eizenstat cũng nhấn mạnh đến hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương mà chính quyền của tổng thống Obama sắp thông qua. Ngoài ra, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam cũng cần tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá như thời tiết, sự thay đổi đột ngột của khí hậu..Đối với các mặt hàng thủ công Mỹ nghệ, gỗ chạm, sơn mài, tre mây, doanh nghiệp phải kiểm tra độ co giãn, mối mọt, mốc hư sau một năm sử dụng, kiểm tra sự thích ứng của sản phẩm với sự thay đổi thời tiết đột ngột từ âm 30 độ C tới dương 30 độ C, từ nóng sang lạnh, từ khô sang ướt…Kinh nghiệm đã cho thấy, nhiều công ty kinh doanh hàng Mỹ nghệ đã tốn nhiều công sức để có thể thâm nhập thị trường Hoa Kỳ nhưng đã không giữ được thị trường đó vì hàng hoá, mặc dù có chất lượng tốt khi xuất khẩu nhưng lại không đủ chất lượng để thích ứng với điều kiện khí hậu sau mùa xuất khẩu: bàn ghế bị cong vênh, keo dán không dính.