Quản lý hoạt động dạy học theo hướng giảm tải tại các trường THPT huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu - Phương pháp quan sát. - Phương pháp khảo nghiệm nhận thức của các khách thể về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu.

Cấu trúc của luận văn

Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê trong xử lý và phân tích số liệu.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIẢM TẢI Ở CÁC TRƯỜNG THPT

    Trọng tâm của việc điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng cắt giảm các nội dung, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với HS, các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết để GV, HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới PPDH theo yêu cầu của chương trình GD phổ thông. Điều chỉnh nội dung dạy học sẽ mang lại hiệu quả tốt, nâng cao CLGD, khắc phục được sự khó khăn cho HS vì HS không phải học các kiến thức trùng lặp hay câu hỏi, bài tập yêu cầu quá cao; giảm thời gian học kiến thức hàn lâm, lý thuyết thuần tuý, tăng thời gian thực hành, học tại hiện trường, giúp cho HS có điều kiện được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, hình thành năng lực nhận thức, năng lực hành động và kỹ năng sống.

    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THAN UYÊN,

    Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

      Là huyện có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế nông nghiệp, có cánh đồng Mường Than lớn thứ 3 vùng Tây Bắc với diện tích hơn 2.000 ha; có 2 thủy điện lớn là: Bản Chát có công suất 220 MW và Huổi Quảng có công suất 560 MW, đang được xây dựng. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh được đẩy mạnh, đạt những kết quả quan trọng, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước được củng cố.

      Khái quát tình hình giáo dục huyện Than Uyên 1. Đặc điểm chung về giáo dục của huyện

      Bên cạnh những thành tựu đáng kể, ngành GD&ĐT của huyện thực chất phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, như: Chất lượng GD toàn diện của các trường vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn còn rất thấp, nhiều đơn vị trường thiếu GV giảng dạy lâu năm có thâm niên công tác và kinh nghiệm giảng dạy do GV có nguyện vọng thuyên chuyển về trung tâm huyện hoặc các địa phương có điều kiện tốt hơn…. Tuy nhiên, công tác xây dựng và QL CSVC, thiết bị dạy học trong các trường THPT còn có một số hạn chế như: Caacsn trang thiết bị dạy học cũng chỉ đáp ứng những yêu cầu cơ bản nhất chứ chưa thực sự tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt đối với những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; công tác bảo quản trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn nhiều bất cập.

      Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ quản lý của các trường THPT huyện Than uyên năm học 2012 - 2013
      Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ quản lý của các trường THPT huyện Than uyên năm học 2012 - 2013

      Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học theo hướng giảm tải tại các trường THPT huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

      - Tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém (chú ý đến HS dân. Từ kết quả khảo sát và đánh giá thực tế, thì nội dung QL này được tất cả Hiệu trưởng, CBQL quan tâm thực hiện, song kế hoạch chỉ đạo chưa ổn định, chưa có tầm nhìn chiến lược mà chỉ mang tính thời vụ. Việc bồi dưỡng HS giỏi hầu hết giao cho TCM, một số GV đảm nhận. Công tác tổ chức không mang tính chuyên sâu còn nặng tính may rủi nên kết quả HS giỏi hàng năm thay đổi thất thường, kết quả đạt được là không cao. Kết quả các kì thi HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia hầu như không có HS của 3 trường THPT huyện Than Uyên đạt giải. Chế độ khen thưởng, động viên chưa được thực hiện tốt nên ít có tác dụng khích lệ GV có năng lực bỏ thời gian, công sức cho đội tuyển. Song công tác này vẫn còn nhiều bất cập trong các khâu tổ chức, lựa chọn GV giảng dạy, thời lượng dành cho giảng dạy, tính thường xuyên, tính liên tục nhằm lấp các lỗ hổng trong kiến thức cơ bản cho HS. Ngoài ra do đặc thù của HS là dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn nên phần lớn HS dành thòi gian lao động sản xuất ở địa phương, không dành thời gian tham gia các buổi học phụ đạo do nhà trường tổ chức. - Đối với nội dung QL kiểm tra việc GV thực hiện giờ lên lớp thông qua hình thức dự giờ định kỳ, đột xuất chú ý các nội dung bài dạy được giảm tải được hầu hết CBQL quan tâm thực hiện, coi đó thực sự cần thiết để QL tiến độ giảng dạy của GV và việc thực hiện nề nếp dạy học của họ. Tuy nhiên mức độ thực hiện nội dung QL này được đánh giá ở mức độ thấp. Như vậy, cần phải tăng cường thực hiện nội dung này tại các trường để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. - Quy định chế độ thông tin, báo cáo dạy bù, dạy thay: Với những trường hợp đi công tác hoặc nghỉ theo chế độ thì Ban Giám hiệu nhà trường chủ động cử người thay thế. Với những trường hợp vắng đột xuất một hoặc 2 tiết thì GV chủ động báo cáo với Hiệu trưởng để Hiệu trưởng giao cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn điều động người dạy thay. Tuy nhiên, trên thực tế của các trường THPT huyện Than Uyên không ít giờ không thể bố trí được GV dạy thay vì ở một số bộ môn còn thiều GV, đa số GV ở xa khu vực trường, số giờ dạy nhiều hay bị trunfng tiết dạy với GV vắng; cũng có nhiều trường hợp xin nghỉ đột xuất chỉ báo cáo, xin phép qua điện thoại nên rất khó xoay xở kịp. b) Chỉ đạo hoạt động TCM. Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.15 cho thấy, Hiệu trưởng chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt TCM được đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình khá (Mức đánh giá tốt chỉ đạt 80% đối với CBQL và 64% đối với GV và còn 7% GV đánh giá chưa tốt). Kết quả này đã phản ánh đúng thực trạng. Mặc dù hầu hết các Hiệu trưởng đều quan tâm chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt TCM song thực tế sinh hoạt các tổ chuyên còn mang tính hình thức, hành chính, sự vụ mà ít mang màu sắc chuyên môn. hoạt động của TCM còn nghèo nàn về nội dung, hàng ngũ các tổ trưởng chuyên môn còn ít tuổi đời và tuổi nghề nên kinh nghiệm chưa nhiều, uy tín và sức lôi cuốn của tổ trưởng chuyên môn chưa cao. Những con số này đã phản ánh thực trạng là sinh hoạt TCM thường được phó thác cho Tổ trường chuyên môn mà việc kiểm tra của Ban giám hiệu trên thực tế chỉ mang tính hình thức, thậm chí còn rất thụ động. Bảng 2.15: Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện các nội dung QL chỉ đạo hoạt động TCM. TT Nội dung quản lý Đối. số Tốt Trung bình. 1 Hiệu trưởng chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt của TCM. Hiệu trưởng yêu cầu TCM tổ chức các hoạt động khác nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, thực hiện chế độ thông tin báo cáo. c) Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chức xã hội trong nhà trường để QL hoạt động dạy của GV.

      Bảng 2.10: Kết quả điều tra nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của nội dung QL HĐDH
      Bảng 2.10: Kết quả điều tra nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của nội dung QL HĐDH

      Đánh giá chung về thực trạng QL HĐDH theo hướng giảm tải của Hiệu trưởng các Trường THPT huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

      • Ưu điểm
        • Hạn chế

          Một số CBQL, GV chưa nhận thức sâu sắc hết tầm quan trọng của HĐDH – hoạt động chủ đạo trong nhà trường, chưa tận tụy với nghề, chưa có ý thức vươn lên, học hỏi đồng nghiệp, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm…. Việc xây dựng kế hoạch phần lớn chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn, các trường chủ yếu chỉ quan tâm đến kế hoạch năm học, còn kế hoạch của các bộ phận, TCM, của cá nhân còn chiếu lệ, sơ sài, đối phó cho nên tính khả thi của kế hoạch còn hạn chế.

          BIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIẢM TẢI Ở CÁC TRƯỜNG THPT

          Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

          Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

          Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tới các biện pháp như: ĐNGV, điều kiện phục vụ cho HĐDH, CSVC nhà trường, phương tiện dạy học, cùng với sự kiểm tra đánh giá của các cấp QL giáo dục. Một khi đã đảm bảo được việc thực hiện đồng bộ các biện pháp, tức là chúng ta đã đặt nó trong mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động QL.

          Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

          Điều đó sẽ tạo điều kiện để phát huy thê mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả QL giáo dục, QL HĐDH theo hướng giảm tải của Hiệu trưởng nhà trường.

          Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

          Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình QL với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao khi áp dụng vào tình hình thực tế của huyện Than Uyên, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

          Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của đội ngũ cán bộ, GV

          Các biện pháp phải được thực hiện rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện đáp ứng phạm vi áp dụng rộng lớn hơn.

          Đề xuất một số biện pháp QL HĐDH theo hướng giảm tải của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

          Sau khi đã khảo sát, phân hóa đối tượng HS và lựa chọn nội dung thay thế bài điều chỉnh (giảm tải). Hiệu trưởng chỉ đạo GV tổ chức giảng dạy những nội dung được điều chỉnh theo PPDH phân hóa đối tượng HS để phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy những HS yếu, kém cố gắng vươn lên thành những HS có học lực trung bình, những HS trung bình vươn lên thành những HS khá. Nội dung biện pháp. - Phân hóa theo hứng thú: căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của HS để tổ chức cho người học tìm hiểu khám phá nhận thức. - Phân hóa theo sự nhận thức: Lớp học có nhiều mức độ nhận thức khác nhau, có HS nhận thức nhanh, có HS nhận thức trung bình, có HS nhận thức chậm. - Phân hóa giờ học theo sức học: Căn cứ vào trình độ học lực có thực của HS để tổ chức những tác động sư phạm phù hợp với HS tích cực học tập. Dựa trên trình độ khá, trung bình, yếu mà GV giao cho HS những nhiệm vụ tương ứng. - Phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học: Với nhóm HS có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập cho HS tự học. Với nhóm HS có nhu cầu học tập không cao thì việc phân hóa dạy học phải chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung những vấn đề thực tiễn giúp người học hào hứng học tập. Tổ chức thực hiện. a) Dạy học phân hóa trong các giờ học chính khóa. Chỉ đạo GV tiến hành dạy học phân hóa trong các giờ học chính khóa cần dựa trên những tư tưởng chủ đạo dưới đây:. - Lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng. - Tìm cách đưa diện yếu kém lên trình độ chung. - Tìm cách đưa diện khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt được những yêu cầu cơ bản. Trong các giờ học chính khóa GV có thể sử dụng một số biện pháp phân hóa sau:. - Đối xử cá biệt ngay trong những giờ dạy học đồng loạt dựa trên trình độ phát triển chung, ví dụ: giao nhiệm vụ phù hợp với từng loại đối tượng,. khuyến khích HS yếu kém khi các em tỏ ýmuốn trả lời câu hỏi, phân hóa việc giúp đỡ, kiểm tra và đánh giá HS. - Ra bài tập có phân bậc hoặc ra thêm bài tập để đào sâu, nâng cao cho HS khá, giỏi. - Phân hóa sự giúp đỡ của thầy, HS yếu kém được giúp đỡ nhiều hơn HS khá, giỏi. - Tác động qua lại giữa các HS, lấy chỗ mạnh của HS này điều chỉnh nhận thức HS khác. - Phân hóa bài tập về nhà theo số lượng bài tập, theo nội dung bài tập, theo yêu cầu về tính độc lập. Ra riêng bài tập cho HS yếu kém và ra riêng bài tập cho HS khá, giỏi. b) Hoạt động ngoại khóa. Nội dung cắt bỏ phải linh hoạt không cứng nhắc bỏ là bỏ hoàn toàn không dạy cho đối tượng nào cả, mà nội dung bỏ là không dạy cho đối tuợng HS trung bình ở trên lớp trong thời gian chính khóa nhưng có thể cho HS làm thêm ở nhà, làm khi học nhóm học tổ để cho HS khá giỏi hỗ trợ; có thể cho HS khá giỏi làm tại lớp khi HS đã hoàn thành bài tập theo yêu cầu của tiết học GV phải tranh thủ thời gian để kiểm tra kết quả và cách làm của HS để pháp huy năng khiếu của HS qua từng tiết học, từng nội dung kiến thức.

          Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Tôi dùng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để khảo nghiệm tính cấp

          Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm và trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó đồng thời xuất phát từ thực tiễn QL HĐDH ở các trường THPT huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, các biện pháp QL HĐDH của Hiệu trưởng các trường mà tôi đề xuất sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao CLDH theo hướng giảm tải, góp phần nâng cao chất lượng GD của huyện Than Uyên và tỉnh Lai Châu. Bản thân tôi cũng đã đề xuất một số biện pháp QL HĐDH theo hướng giảm tải của Hiệu trưởng các Trường THPT huyện Than Uyên, theo tôi là có đặc điểm mới mẽ như: Biên pháp “Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch QL HĐDH theo hướng giảm tải một cách khoa học, linh ”, “Khảo sát chất lượng HS, phân hoá đối tượng HS”, “Chỉ đạo GV tổ chức giảng dạy những nội dung điều chỉnh theo PPDH phân hóa đối tượng HS”.

          Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp QL đề xuất
          Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp QL đề xuất

          Kiến nghị