MỤC LỤC
Cùng với kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn, SME được xem như là những nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, khai thác tận dụng hiệu quả tiềm năng về vốn, tay nghề và những nguồn lực tiểm ẩn trong dân cư. Với vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế như vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để góp phần cải thiện cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua, các SME đã không ngừng tham gia xuất khẩu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cho khu vực này nói riêng và cả nước nói chung.
Điều đảng lưư ý là có 21% daonh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và 26% công ty cổ phần hoạt động ngoài quốc doanh trong lĩnh vực tài chính tín dụng, riêng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến có tới 37,3% số SME hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, 11% trong ngành dệt, may, da và 18,6%. Điều đáng chú ý là gần 50% vốn đăng ký của khu vực đăng ký tư nhân ở Đồng bằng Sông Hồng được thực hiện dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, trong khi đó khoảng 60% vốn đăng ký ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân.
Hiện nay, các SME tuy không chiếm một tỷ lệ lớn trong giá trị xuất khẩu, nhưng lại có một vị trí không kém phần quan trọng trong hoạt động xuất khẩu thông qua vai trò cung cấp nguồn hàng cho các công ty kinh doan xuất khẩu, tạo ra công ăn việc làm đáng kể trong lực lượng lao động nhàn rỗi. Tin tưởng vào khả năng kinh doanh của người trực tiếp sản xuất, tin tưởng vào khả năng hợp tác, đoàn kết của họ trong hiệp hội mang tính tự nguyện dể xóa bỏ cơ chế xuất khẩu có thể sẽ tạo điều kiện cho các SME tăng cường khả năng xuất khẩu của mình nói riêng và cải thiện cán cân thương mại Việt Nam nói chung.
Số doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ thông tin của các tổ chức Nhà nước như Bộ Thương mại và Sở Thương mại chiếm tỷ lệ nhỏ, vả lại nội dung thông tin nghèo nàn, giá trị thấp, không cập nhật thường xuyên và lạc hâu so với sụ biến động của thị trường, thêm vào đó là Nhà nước chưa thực sự quan tâm đến việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài quốc doanh, chỉ chú trọng phục vụ đối tượng DNNN. Các chính sách ưu đãi của Nhà nước ban hành trong các bộ luật chưa được triển khai đối với các SME ngoài quốc doanh, các biện pháp hỗ trợ còn chưa đến được các doan nghiệp này, việc thực hiện các biện pháp này còn nhiều vướng mắc,các thủ tục hành chính còn phức tạp, nội dung hỗ trợ chưa phong phú nên rất ít các doanh ngiệp được hưởng các biện pháp hỗ trợ này.
Trong giai đoạn trước đây xuất khẩu chủ yếu do các Tổng Công ty đảm nhận,các SME chỉ đảm nhận khâu sản xuất, do vậy họ không đủ thông tin về thị trường quốc tế cũng như thiếu hẳn kiến thức cũng như đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất. Sự cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ và mở rộng quy mô xuất khẩu là đòi hỏi cấp bách và có thể thực hịên được, nếu trong thời gian tới, Nhà nước có những biện pháp hỗ trợ tích cực cho các SME để tháo gỡ những khó khăn trên, tạo ra môi trường thông thoáng cho họat động xuất khẩu.
Một chuyên gia về ngân hàng- ông Trần Sĩ Mạnh đưa ra những con số cho thấy tỷ trọng tín dụng của các ngân hàng cấp cho các SME trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng: từ 43 % năm 1995 lên đến 51,8% năm 1999, mặc dù ông thừa nhận rằng khu vực này rất khó tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng thương mại quốc doanh, khó hơn nhiều so với ngân hàng thương mại cổ phần và một phần không nhỏ sự hỗ trợ của ngân hàng thương mại quốc doanh cho khu vực SME ngoài quốc doanh là cho vay chính sách ( được hiểu là hộ nông dân vay hoặc cho vay xóa đói giảm nghèo). Do những khó khăn đó, nhiều SME chỉ có thể xuất khẩu sản phẩm của mình dưới hình thức ủy thác thông qua các công ty được phép chuyển doanh nghiệp xuất khẩu (chủ yếu là DNNN). Tùy từng trường hợp cụ thể, các khoản phí xuất nhập khẩu ủy thác mà các SME trên thực tế phải trả cho các công ty chuyên doanh nghiệp xuất nhập khẩu này dao động từ 0,5-1%. Ngoài ra, các nhà xuất nhập khẩu còn gánh chịu những rủi ro do bị tiết lộ những thông tin mật về các hợp đồng thương mại của mình hoặc thậm trí bị các công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu chiếm mất đối tác kinh doanh. Ngày 31/7/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Ngị định số 57/NĐ-CP cho phép tất cả các doanh nghiệp Viêt Nam tham gia hoạt động xuất nhập khẩu mà không cần bất cứ điều kiện gì, chế độ phê duyệt hợp đồng và cấp giấy phép đối với hàng gia công cũng được bãi bỏ. Bên cạnh đó, thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được gia công hàng hóa đối với các đối tác nước ngoài; được trực tiếp nhập khẩu, xuất khẩu máy móc, thiết bị máy móc, nguyên liệu, phụ liệu…gia công theo hợp đồng gia công. Những thay đổi trên đã tạo điều kiện cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu trở nên thông thoáng, thuận lợi hơn nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu cho SME nói riêng. Tùy từng trường hợp cụ thể, lệ phí phải trả cho các DNNN được ủy thác xuất khẩu trên thực tế là từ 0,5-1%. Thêm vào đó những nhà xuất khẩu SME pải gánh chịu rủi ro do bị lộ thông tin mật về các hợp đồng thương mại của họ hoặc thậm trí bị mất kinh doanh bởi các DNNN được ủy quyền), điều đó được thể hiện là xuất khẩu FOB tăng từ 30% năm 1997 lên 50% năm 1999.
Do đó, sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước trong việc hoàn thiện một số chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, phát triển SME như thị trường thông qua hợp đồng phụ, tăng sức cạnh tranh thị trường quốc tế, khuyến khích xuất khẩu, hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng để khắc phục tình trạng thiếu vốn, ưu đãi về thuế đối với các SME mới khới sự hoặc hoạt động trong lĩnh vực được khuyến khích trong điều kiện kinh tế là mộy việc hết sức cần thiết. Đó là giải quyết nạn thất nghiệp, tạo việc làm rất hiệu quả với nguồn vốn rất hạn hẹp của Nhà nước ( thay vì thành lập các doanh nghiệp Nhà nước, thì số vốn có thể hỗ trợ rất nhiều cỏc doanh nghiệp sẵn cú- điều đú rừ ràng hiệu quả).
Để thực hiện mục tiêu của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, ngân hàng Trung ương Malaysia và Ngân hàng Nêgara đã thực hiện hệ thống tái cấp vốn tín dụng xuất khẩu với lãi xuất ưu đãi cho các nhà xuất khẩu nói chung và SME Malaysia nói riêng, tạo điều kiện cho họ cạnh tranh hữu hiệu hơn trên thị trường quốc tế. Ngoài ra còn rất nhiều biện pháp hỗ trợ khác của Chính phủ đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các SME như chiết khấu thuế ra khỏi giá mua thiết bị và phương tiện đầu tư để sản xuất; trợ cấp cho việc sản xuất đóng gói và mẫu mã sản phẩm, mở rộng các phương tiện cung cấp dịch vụ kiểm tra hàng xuất khẩu; mở các trung tâm đào tạo tiêng nước ngoài, gửi các đoàn đến hội trợ triển lãm ở nước ngoài, tổ chức các cuộc triển lãm ở nước ngoài, tổ chức các cuộc triển lãm ở Hàn Quốc.
Vì vậy, nhằm giúp các SME tiếp cận được nguồn vốn trung hạn và dài hạn bằng cách tạo ra một “sân chơi bình đẳng” để tất cả các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tín dụng hỗ trợ này đều tuân thủ những thể lệ giống nhau cần xem xét để: sửa đổi và ban hành các Luật, các quy định nhằm xây dựng một khung pháp luật toàn diện và hiện đại tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các SME vay tín dụng ưu đãi như vấn đề thực hiện và thực thi tài sản cầm cố thế chấp. Để các SME xuất khẩu thuận tiện và có lợi, Nhà nước cần hỗ trợ tín dụng thương mại xuất khẩu hấp dẫn đối với nhà xuất khẩu nước ngoài, sao cho họ ứng vốn trước cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, song các nhà xuất khẩu Việt Nam kkhông ở vào thế bị chèn ép, bất lợi như ràng buộc về thời hạn trả, giao hàng xuất khẩu, lãi xuất cao hoặc vi phạm hợp đồng xuất khẩu (nếu có) với tỷ lệ cao… Muốn vậy, điều kiện quan trọng ràng buộc pháp lý là Nhà nước phải có khung luật pháp rừ ràng với quy phạm phỏp luật chặt chẽ cho cả hai bờn xuất khẩu và nhập khẩu.