Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1- Mục tiêu chung

Mục tiêu bao trùm của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của thành phố. - Đề ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới.

Bố cục của Luận văn Mở đầu

Cơ sở khoa học phát triển sản xuất chè

Năm 1933, ông J.J B Denss, một chuyên gia về chè của Hà Lan, nguyên giám đốc viện nghiên cứu chè Buitenzorg ở Java (Inđônêxia), cố vấn của Công ty chè Đông Dương thời Pháp sau khi đi khảo sát các cây chè cổ ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang - Việt Nam đã viết về nguồn gốc cây chè trên thế giới. - Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị trường: mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải trả lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai.

Phát triển sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam 1. Phát triển sản xuất chè trên thế giới

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên, của thành phố và các xã của thành phố Thái Nguyên, các tổ chức, dự. Phương pháp so sánh (so theo thời gian, theo vùng sinh thái, theo đặc điểm dân tộc, theo giới tính, theo cơ cấu kinh tế) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung phát triển sản xuất chè cần nghiên cứu.

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè ở Việt Nam  ĐVT  2004  2005  2006  So sánh (%)
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè ở Việt Nam ĐVT 2004 2005 2006 So sánh (%)

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 1. Điều kiện tự nhiên

Dân số và lao động nông nghiệp chiếm rất ít so với tổng dân số và lao động toàn Thành phố, do vậy Thành phố Thái nguyên là nơi thu hút và tiêu thụ khối lượng hàng hoá, nông sản rất lớn, việc đẩy nhanh sản xuất hàng hoá ở nông hộ là thuận lợi, bởi vì nó sẽ thu hồi vốn nhanh, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra mà không cần phải mất nhiều thời gian vận chuyển từ nơi khác đến, giảm chi phí vận chuyển và khấu hao tiêu thụ. Cơ sở hạ tầng dịch vụ - thương mại đã được đầu tư nâng cấp từng bước, mạng lưới bưu chính viễn thông đã được hiện đại hoá cơ bản, nhiều phương tiện thông tin hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được đưa vào phục vụ, ngành dịch vụ vận tải như vận tải taxi, xe buýt mới phát triển nhưng đã tăng nhanh về số lượng, chất lượng phục vụ cũng được tập trung đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển; dịch vụ ngân hàng cũng có những đổi mới quan trọng đáp ứng đủ vốn phục vụ đầu tư phát triển. Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm vùng có nhiều khoáng sản, nguyên liệu, nông - lâm sản quí phục vụ sản xuất hàng hoá, có vị trí địa lý kinh tế chiến lược với đầu mối giao thông trọng yếu, có cự ly đến cảng hàng không Quốc tế Nội Bài lý tưởng, là vùng đệm giữa khu kinh tế năng động với các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời thành phố có cơ sở hạ tầng đô thị, xã hội tương đối thuận lợi gồm: hệ thống cơ sở kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế nghiên cứu khoa học của Trung ương và của tỉnh đóng trên địa bàn, đặc biệt là nguồn nhân lực, trong đó có lực lượng trí thức có trình độ, nhiệt huyết và đông đảo tầng lớp nhân dân có trí thức cao, tài chính dồi dào và bề dày kinh nghiệm phong phú để phát triển kinh tế - xã hội; được Chính phủ công nhận là Đô thị loại II đã mở ra nhiều cơ hội sẽ được tiếp cận với nguồn đầu tư trực tiếp từ Trung ương hỗ trợ thành phố phát triển.

Tình hình phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên

Áp dụng quy trình và tài liệu kỹ thuật do Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT Thái Nguyên ban hành, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất truyền thống, tập quán canh tác, tuy nhiên hiện nay còn một số hộ nông dân sản xuất chè sử dụng phân bón không cân đối lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật phun thuốc trừ sâu theo định kỳ. Thành phố đã thành lập được 4 HTX chè với 150 xã viên duy trì hoạt động, có sự giúp đỡ phối hợp của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục BVTV tỉnh, phòng Nông nghiệp và PTNT thành phố, đã giúp xây dựng kế hoạch hoạt động, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ kế toán và chủ nhiệm HTX, tổ chức tham quan học tập trong và ngoài nước, hỗ trợ điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên do nguồn lực cán bộ ban chủ nhiệm có nhiều hạn chế do vậy hiện nay chỉ còn 1 HTX hoạt động có hiệu quả sản xuất kinh doanh có lãi đó là: HTX chè Tân Hương Phúc Xuân, hàng năm tổ chức sản xuất và tiêu thụ 30 tấn sản phẩm, doanh thu đạt 200 triệu đồng hiện nay HTX đã có lô gô sản phẩm với mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu khách hàng đang tạo niềm tin cho khách hàng trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên quy mô HTX còn nhỏ lẻ, manh mún chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương cũng như chưa xứng tầm với vùng chè Thành phố.

Bảng 2.11: Chi phí sản xuất trên 1 ha chè kinh doanh
Bảng 2.11: Chi phí sản xuất trên 1 ha chè kinh doanh

Đánh giá chung tình hình phát triển sản xuất chè ở Thành phố Thái Nguyên

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngành chè được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ sản xuất của nông dân được nâng lên (tiếp cận công nghệ nhân giống bằng phương pháp giâm cành, kỹ thuật thâm canh chè an toàn) tạo ra sản phẩm chè phong phú: chè đặc sản truyền thống, chè xanh chất lượng cao (chè giống mới). - Công tác phục hồi giống chè trung du truyền thống triển khai nhưng kết quả còn nhiều hạn chế do nhận thức của nông dân chưa đánh giá đúng chất lượng đặc sản của vùng sinh thái tự nhiên mà thiên nhiên ưu đãi, hơn nữa Thành phố chưa có cơ chế chính sách mạnh để triển khai phục tráng giống chè truyền thống. - Việc áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến từ sản xuất chế biến chưa xây dựng thành dự án để triển khai, mới chỉ thực hiện được theo mô hình.

Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất chè TPTN đến năm 2010 1 Định hướng phát triển sản xuất chè

Căn cứ vào khả năng phát triển của khoa học công nghệ, khả năng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất kinh doanh và chế biến chè. Sản xuất chế biến tiêu thụ chè giai đoạn 2007 - 2010 tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động tại chỗ, giải quyết vấn đề môi trường đồng thời tạo ra vùng nguyên liệu chè đặc sản an toàn để củng cố cho uy tín, thương hiệu chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè đặc sản Tân Cương. Phát huy và bảo tồn lợi thế mà thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai và kinh nghiệm truyền thống lâu đời của người làm chè tạo ra hương vị đặc trưng của chè mà chỉ có ở vùng chè Tân Cương.

Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên

Hiện nay, tiêu chuẩn chất lượng chè được công bố bao gồm tiêu chuẩn do cơ sở sản xuất kinh doanh chè tự xây dựng, tiêu chuẩn ngành chè, các quy định kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Quốc tế hoặc khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được cơ sở sản xuất kinh doanh chấp nhận để áp dụng đối với sản phẩm hàng hoá chè của mình và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để áp dụng. Chất lượng sản phẩm (chu trình hình thành chất lượng sản phẩm của ISO 9004 và TCVN 5204 được chia thành 2 phân hệ sản xuất và tiêu dùng như sau: Nghiên cứu nhu cầu thị trường về số lượng, yêu cầu về chất lượng, mục tiêu kinh tế cần được xây dựng, quy định chất lượng sản phẩm, xác định nguồn nguyên vật liệu, nơi tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu, triển khai công nghệ sản xuất, sản xuất thử, dự toán chi phí sản xuất, giá thành, giá bán, tiến hành sản xuất sản phẩm chè, kiểm tra chất lượng sản phẩm chè, tìm biện pháp đảm bảo chất lượng quy định, bao gói, nhãn hiệu, tổ chức dự trữ, bảo quản, bán hàng, dịch vụ kỹ thuật, bảo hành, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, trưng cầu. Phối hợp các ngành, các cấp xây dựng vùng sinh thái chè, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo vùng chè an toàn bảo vệ môi trường kết hợp đầu tư xây dựng hồ đập nước, hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống bán hàng tại gia đình, tại các chợ địa phương từng bước hình thành tuyến du lịch sinh thái kết hợp tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho vùng chè đặc sản của thành phố.

Bảng 3.1: Dự kiến trồng mới chè  2007 – 2010
Bảng 3.1: Dự kiến trồng mới chè 2007 – 2010