MỤC LỤC
+Thứ hai: năm 2009 là năm có nhiều điều chỉnh về chính sách lãi suất cho vay ở hầu hết các ngân hàng, lãi suất cho vay tăng cao làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, và tâm lý ngại đầu tư do lãi suất tăng của các doanh nghiệp tăng,…Trong khi đó, công ty có nguồn vốn chủ sở hữu cao, có nội lực về vốn mạnh nên không bị ảnh hưởng nhiều do lãi suất ngân hàng tăng. + Chi phí bán hàng: Theo bảng tren ta thấy chi phí cho hoạt động bán hàng của công ty chiếm một tỉ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu chi phí của công ty, cụ thể như năm 2006, chi phí bán hàng của công ty là 10.03 tỷ đồng chiếm 11% tổng chi phí của công ty, với tỷ trọng chi phí của hoạt động bán hàng như vậy chứng tỏ công quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến thương mại của công ty còn rất yếu, công ty vẫn chưa có chủ trương đầu tư cho hoạt động marketing cho đến những năm sau như năm 2007 chi phí bán hàng 9.72 tỷ đồng giảm 310 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 3.09%. Nguyên nhân của việc kém hiệu quả là do năm 2008 và 2009 là những năm khó khăn của nền kinh tế thế giới, trong khi giá thành của sản phẩm tăng, mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh đều tăng,… thì giá bán sản phẩm ra thị trường thế giới lại không được tăng do nền kinh tế khó khăn, hầu hết tất cả người tiêu dùng đều có khuynh hướng thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu nên nếu giá bán quá cao thì sản phẩm của công ty khó nằm trong sự lựa chọn của họ.
Xét về mặt tỉ lệ % giảm của năm 2008 và năm 2009 so với năm 2007 là không đáng kể, tuy nhiên, như ta đã biết, chi phí của hai năm này đều rất cao so với năm 2007, cũng như nguồn vốn đầu tư trong 2 năm này cũng tăng lên rất nhiều nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của hai năm này lại giảm xuống, nên càng chứng tỏ dù công ty là một doanh nghiệp nhỏ nhưng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ khủng hoảng kinh tế.
- Tỉ suất chi phí/ doanh thu: xét tỉ suất này càng làm sáng tỏ hơn sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Với tỉ suất chi phí/. doanh thu của năm 2006 là 0.9956, đây là tỉ suất tương đối cao, có nghĩa là để có 1 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra tới 0.9956 đồng chi phí, với tỉ suất như vậy công ty cần xem xét lại cách thức hoạt động kinh doanh của mình vì tỉ suất này chứng tỏ công ty đang hoạt động không mấy hiệu quả, công ty phải bỏ ra chi phí quá cao để thu được 1 đồng doanh thu. Xét về mặt tỉ lệ % giảm của năm 2008 và năm 2009 so với năm 2007 là không đáng kể, tuy nhiên, như ta đã biết, chi phí của hai năm này đều rất cao so với năm 2007, cũng như nguồn vốn đầu tư trong 2 năm này cũng tăng lên rất nhiều nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của hai năm này lại giảm xuống, nên càng chứng tỏ dù công ty là một doanh nghiệp nhỏ nhưng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ khủng hoảng kinh tế. Công ty tăng đều tăng vốn đầu tư qua các năm nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty lại ko tăng cao. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN. khay..) đã bị khách hàng phàn nàn vì sản phẩm rạn trong kho và phòng trưng bày của khách chỉ sau một thời gian ngắn. Nguyên nhân của việc giảm kim ngạch xuất khẩu này là do đây là sản phẩm mới, công ty không có nhiều kinh nghiệm cho việc xuất khẩu sản phẩm này, trong khi đó người tiêu thụ đòi hỏi sản phẩm phải rất đa dạng, và phù hợp với từng mùa lễ hội khác nhau,…Rút từ kinh nghiệm đó, công ty đã kết hợp sản xuất sản phẩm trong công ty và thu mua ở những làng nghề, những công ty khác,… nhằm đa dạng hóa mẫu mã của sản phẩm. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường khó tính, người tiêu dùng đòi hỏi rất cao về chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, vì vậy để có thể xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều vào công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm, thêm vào nữa là trong những năm 2008 và 2009 nền kinh tế Hoa Kỳ đang khủng hoảng rất nặng và đó cũng là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số lao động Hoa Kỳ bị thất nghiệp rất cao,… dẫn đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn hơn, người tiêu dùng Hoa Kỳ đã phải cắt giảm chi tiêu và những sản phẩm có giá thành cao khó được lựa chọn hơn trước.
Nhưng xét kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này vẫn tăng qua các năm, nhất là năm 2009, mức độ tăng trưởng của công ty tại thị trường Hoa Kỳ rất cao, nguyên nhân thứ nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế chủ yếu là do sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng lớn của Hoa Kỳ, dẫn đến sự bất ổn trong hệ thống các ngân hàng các nước khác, trong đó có Việt Nam, và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu mức lãi suất cao,… nhưng nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu nên ít bị ảnh hưởng bởi việc lãi suất ngân hàng tăng.
+Phương thức, thủ tục vay vốn ngân hàng phức tạp, khó khăn: Ngân hàng cho vay chủ yếu bằng tín chấp nên khi vay vốn cần phải có phương án kinh doanh khả thi, tức là cần thiết phải có hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng đó, nhưng để ký kết được những hợp đồng ngoại thương thì khách hàng lại yêu cầu công ty có vốn, vậy là Công ty lâm vào hoàn cảnh không ít khó khăn do thiếu vốn. +Vấn đề con người: Con người là chủ thể trong kinh doanh, góp phần quan trọng quyết định sự thành bại của công việc kinh doanh, hơn lúc nào hết, yếu tố con người lại trở nên quan trọng và đặc biệt quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty lại thiếu những nhân viên có đủ trình độ để đàm phán và kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài.
- Có thể tăng cường quảng bá hình ảnh của công ty thông qua du lịch, mở các showroom trưng bày sản phẩm tại các điểm du lịch nỗi tiếng ở Việt Nam, đăng quảng cáo trên các tạp chí du lịch hay các loại tạp chí có tính chất là hướng dẫn cho khách du lịch,…. - Các nước Châu âu có những vùng có khí hậu tương đối ấm áp, độ ẩm ở vùng này tương đối thấp, công ty nên tìm hiểu để xuất những sản phẩm không thể được bảo quản tốt ở những vùng có độ ẩm cao, sang vùng này để có thể tiết kiệm chi phí bảo trì sản phẩm.
Ngoài biện pháp này, công ty áp dụng một vài biện pháp khác để khuyến khích cải tiến một số mẫu mã.Đó là cơ sở nào có nhiều mẫu mã được khách hàng lựa chọn thì nên tạo điệu kiện cho đại diện cơ sở đó đi tham quan tìm hiểu thị trường nước ngoài cùng với nhân viên công ty hàng năm, từ đó có kinh nghiệm để sáng tạo.Không những thế công ty có thể học hỏi mẫu mã của các cơ sở sản xuất mây tre đan khác thông qua việc đến liên hệ trực tiếp hay ghi nhận mẫu mã của họ tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước và cũng có thể thông qua khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Đây vừa là cơ hội để Công ty tìm kiếm, ký kết hợp đồng kinh tế, vừa quảng bá cho Công ty và sản phẩm của mình, vừa có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như học hỏi them về các mẫu mã hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh để từng bước cải thiện và hoàn chỉnh cho sản phẩm của chính mình.Đối với sản phẩm là đồ đạc nội thất, Công ty có thể sử dụng báo chí để quảng cáo gây tác động trực tiếp đến người tiêu dùng Công ty nên tiến hành quảng cáo định kỳ và cho nhiều khách hàng.