MỤC LỤC
+ Ngoại Lệ: Khi một yếu tố được cung cấp từ một nhà cung cấp thuộc nền kinh tế thị trường và được thanh toán bằng tiền tệ của quốc gia thuộc nền kinh tế thị trường, thì DOC sẽ sử dụng giá được thanh toán cho nhà cung cấp của nền kinh tế thị trường (nếu việc cung cấp từ nền kinh tế thị trường đó chiếm 33% trong toàn bộ nguồn cung cấp của yếu tố đó). Thật vậy, nhiều khi chúng ta cần phải cử các nhóm công tác ra nước ngoài để điều tra, thu thập các thông tin cần thiết, hoặc phải tham dự các cuộc gặp với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để giải trình, cung cấp thông tin hoặc thuyết phục họ chấm dứt điều tra, chấp nhận biện pháp cam kết giá hay áp dụng mức thuế chống bán phá giá ở mức càng thấp càng tốt.
Muốn tồn tại và phát triển tất cả các Công ty xuyên quốc gia các nước đều phảigia tăng thực lực kinh tế của mình và lấy đó là điểm tựa chính để mở rộng khả năng tham dự vào cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên phạm vi toàn cầu, mặt khác cuộc cạnh tranh quốc tế lấy thực lực kinh tế làm cốt lừi cú xu hướng ngày càng quyết liệt đú cũng khiến cho nền kinh tế ngày càng phát triển theo hướng quốc tế hoá và tập đoàn hoá khu vực. Có những khu vực, những nứơc và doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng, nhưng cũng có nơi thua thiệt hoặc thậm chí bị đẩy ra khỏi dòng chảy sôi động của thương mại và đầu tư quốc tế, Do vậy để tránh thua thiệt và hưởng lợi trong cạnh tranh quốc tế các Công ty xuyên quốc gia đã chủ động hội nhập, sát nhập, liên hợp tăng sức cạnh tranh, học hỏi kinh nghiệm.
- VN chưa sử dụng hết trợ cấp “xanh lơ” và “xanh lục” : Đối với ngành nông nghiệp, một số hình thức trợ cấp được phép nhưng chưa áp dụng là hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu DN, các khoản thanh toán trực tiếp cho người sản xuất (như chương trình bảo hiểm thu nhập); chi cho các chương trình bảo vệ môi trường để hỗ trợ việc sản xuất ở các vùng có điều kiện bất lợi và các chính sách trong hộp xanh lơ (các nước đang phát triển không phải cam kết từ bỏ các hình thức chi trả trực tiếp nếu việc từ bỏ các khoản này dẫn đến thu hẹp việc sản xuất trên một diện tích đất đai cố định hoặc số lượng gia cầm cố định). - Chính phủ và Quỹ Hỗ trợ phát triển bên cạnh việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách và đối tượng để tín dụng hỗ trợ xuất khẩu phát huy được hiệu quả ở mức cao nhất thì trong thời gian rất ngắn, nhằm tạo dựng sức mạnh cho một số doanh nghiệp hay một số ngành mà Việt Nam có ưu thế trên thị trường quốc tế thì cũng dần có sự chuyển đổi hợp lý tránh tình trạng doanh nghiệp hay ngành hàng phụ thuộc vào tín dụng hỗ trợ xuất khẩu quá nhiều nên ỉ lại, tới lúc hội nhập mới tự đúng trên đôi chân gần như đã tê liệt của mình.
(3)Khu vực dịch vụ tăng khá, nhất là thương mại nội địa tăng trưởng mạnh. tổng kim ngạch xuất khẩu.Nếu tính cả dầu thô thì xuất khẩu của doanh nghiệp FDI ước tính tăng 27,8% so với năm 2004.Các thị trường xuất khẩu lớn như MỸ, EU, NHẬT có tốc độ tăng trưởng khá cao, các DN đã chủ động tìm kiếm thị trường, chuyển hướng kịp thời sang thị trường khác khi gặp khó khăn đặc biệt hàng thủy sản. so với tổng kim ngạch nhập khẩu, thấp hơn mức nhập siêu của năm 2004 cả về kim ngạch và tỷ lệ. đặt ra 300 nghìn tỷ đồng) đạt 39,9% GDP.Nguồn vốn đầu tư đã được tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế để nâng cao hiệu quả sản xuất ,phát huy lợi thế của từng vùng từng ngành. Về công nghiệp, mặc dù giá trị sản xuất toàn nghành công nghiệp đạt ở mức cao, nhưng tốc độ tăng giá trị gia tăng đạt 10,6%, không tương ứng với tăng giá trị sản xuất và thấp hơn mức kế hoạch 11%, chi phí sản xuất sản phẩm còn ở mức cao, sức cạnh tranh yếu so với các nước trong khu vực.Chưa xây dựng được 1 nghành công nghiệp phụ trợ cho các khu công nghiệp,nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dẫn dến nhập khẩu làm tăng chi phí sản xuất và không chủ động được trong sản xuất kinh doanh.Việc định hướng đầu tư vào các nghành công nghiệp chủ lực cho sự phát triển nền kinh tế VN trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế vẫn chưa được xỏc định rừ ràng để làm căn cứ cho việc đầu tư phát triển.
Cho tới nay, sự thiếu hụt lớn nhất của phía các doanh nghiệp VN là chưa thiết lập được tốt mối quan hệ với các tập đoàn thương mại lớn, các mạng phân phối hàng hóa chủ chốt của Mỹ. Việt Nam là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và đang hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Quan hệ du lịch giữa Việt Nam và EU cũng có nhiều nét nổi bật thông qua những dự án hỗ trợ ngành du lịch Việt Nam, góp phần hấp dẫn một lượng khách Châu Âu đáng kể vào du lịch và tìm hiểu thị trường đầu tư, kinh doanh và buôn bán ở Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ hai nước cần tiếp tục khuyến khích việc trao đổi các đoàn đại biểu chính quyền, quốc hội; Nâng cấp các cuộc đối thoại về các vấn đề hai bên cùng quan tâm, thực hiện tốt các hiệp định, thỏa thuận kinh tế đã có và tiến tới hoàn tất việc ký kết thêm một số hiệp định mới.
Theo Bộ Công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm như dệt may có đến 45% thiết bị máy móc của các DN cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40% cần thay thế; mũi nhọn công nghiệp là cơ khí thì đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ và thiết bị sản xuất. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các DN trong hoạt động này, như ưu đãi thuế, mở ra các cơ hội tiếp cận vốn, hình thành các trung tâm nghiên cứu, lựa chọn, phát triển và chuyển giao công nghệ phù hợp với DN, cập nhật và phổ biến thông tin công nghệ, thiết lập các hoạt động dịch vụ khoa học- công nghệ theo nguyên tắc thị trường.
Để làm được điều đó các chuyên gia cho rằng, trước hết các cấp lãnh đạo DN phải đổi mới nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt của công nghệ trong sản xuất và cạnh tranh, không vì cái lợi trước mắt mà đánh mất lợi ích lâu dài. Tương tự, việc áp dụng các rào cản thương mại vi phạm nguyên tắc của BTA như nhãn hiệu catfish, lạm dụng quy định về bán phá giá để áp dụng thuế chống bán phá giá với cá tra, cá basa và đe dọa áp dụng với tôm cũng vi phạm tinh thần tạo thuận lợi cho thương mại của BTA.
Các hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Các công ty, nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài có thể vững tin rằng các rào cản thương mại (gồm rào cản quan thuế, phi quan thuế và các rào cản khác) sẽ không được dựng lên tuỳ tiện; ngày càng có thêm những cam kết về mặt pháp lý trong việc giảm thuế suất và mở cửa thị trường trong WTO.
(1)a Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Không hạn chế, ngoại trừ trong vòng 8 năm kể từ ngày gia nhập, việc cung cấp dịch vụ cần tiến hành song song với đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn. • Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ Inbound và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch VN.
Tham gia hợp tác kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện để hàng hoá và dịch vụ Việt Nam có thêm cơ hội để xâm nhập thị trường quốc tế thông qua các nguyên tắc về đãi ngộ tối huệ quốc MFN và đãi ngộ quốc gia (NT), nhưng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam còn chưa cao nên cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế mới chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng, trong khi đó hàng hoá và dịch vụ nước ngoài với sức cạnh tranh cao sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường Việt Nam. Người tiêu dùng trong nước sẽ được lợi từ việc giá cả hàng hoá rẻ hơn do hàng rào thuế quan đã được cắt giảm, trong khi nền công nghiệp lại có thể thu nhiều lợi nhuận hơn do nguyên liệu nhập khẩu đầu vào có giá hạ hơn, do đó cơ hội tham gia vào thị trường thế giới sẽ rộng mở hơn, trong đó có thị trường Liên minh Châu Âu vốn đang là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam.
Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) Trước đây, khi bắt đầu Vòng đàm phán Uruguay, các bên có tham vọng đi dến một hiệp định đầu tư đa phương tương đối toàn diện, đề cập đến cả các vấn đề chính sách có tác động tới lưu chuyển đầu tư trực tiếp nước ngoài, vấn đề áp dụng các nguyên tắc của GATT là Đãi ngộ quốc gia (cho các công ty nước ngoài được hưởng các quyền lợi tương tự như các công ty trong nước về đầu tư, thành lập và hoạt động trong nội địa) và nguyên tắc Tối huệ quốc (không cho phép các nước phân biệt đối xử giữa các nguồn đầu tư khác nhau) trong đầu tư. Hiện nay, với quy mô dân số sống ở nông thôn là 60,41 triệu người, và diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 9,531[1] triệu ha, tức là bình quân chỉ đạt 0,15 ha/đầu người, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu mang tính nhỏ, lẻ, chất lượng thấp, nông sản Việt Nam khó có khả năng thâm nhập thị trường khu vực và thế giới, trừ một số ít mặt hàng như gạo, cà phê, hạt tiêu, điều… Kể cả với những mặt hàng mà Việt Nam đã có thị phần đáng kể trên thế giới kể trên, trợ cấp xuất khẩu là cần thiết trong nhiều trường hợp do thị trường nông sản thế giới diễn biến rất phức tạp, giá hạ quá mức, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và xuất khẩu.