ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA KỊCH THƠ TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

MỤC LỤC

VỊ TRÍ CỦA KỊCH THƠ TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

Giới thuyết khái niệm kịch thơ 1. Khái niệm kịch thơ

Nguyễn Đình Thi sau cách mạng được xem là nhà viết kịch thơ thành công nhất: “Chất trữ tình bao trùm và thẩm thấu tất cả cảm hứng sử thi anh hùng gắn chặt với đề tài yêu nước và chiến đấu bảo vệ đất nước, sự tôn vinh lãng mạn tình yêu nam nữ, sự khẳng định quan hệ thân thiết đồng chất giữa con người với thiên nhiên, cảm hứng về dân tộc như một giá trị tối cao và bất tử và chỉ ở đây, con người mới tìm thấy ý nghĩa cho cuộc sống của mình”[46, 145]. Ngay trong tác phẩm Prométhée bị xiềng tác giả Aiskhilos đã phát triển xung đột kịch triển khai xung đột giữa hai thế lực đối lập là Prométhé, vị thần quả cảm không khuất phục trước quyền lực và thần Zot - kẻ thống trị với những tay sai hung hãn nhất như Quyền Lực, Bạo Lực… Đến thời đại của Shakespeare, Piere Corneille, Goethe đều có rất nhiều tác phẩm kinh điển giàu tính chất kịch tính: “vì khi phản ánh mâu thuẫn xung đột của hiện thực đời sống, các vở kịch này đều làm nổi bật sức mạnh của các hành động có lí do, có ý đồ, có khuynh hướng tính cách cùng ý chí tự do của con người và vì hành động ấy con người phải chịu một hậu quả một trách nhiệm nào đó?.

Về vị trí của kịch thơ trong phong trào Thơ mới

Chẳng hạn trong tác phẩm Dương Quý Phi nhà thơ mượn lời các nhân vật An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng để bày tỏ quan niệm về tình yêu, cái đẹp… Mượn lời những nhân vật lịch sử, các nhà viết kịch gửi gắm trực tiếp cảm xúc của người dân mất nước và lòng căm thù sâu sắc đối với kẻ thù xâm lược như trong Bùi Thị Xuân, Đặng Dung của Thanh Huyền, Hận Nam Quan của Hoàng Cầm… Tác giả cũng “mượn lời” nhân vật trong kịch thơ để nói lên những tiếng nói nội tâm sâu sắc và những giá trị nhân sinh trong cuộc sống hiện tại, cũng như trong lịch sử. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương với hai vở kịch Trương Chi và Vân Muội cũng đã làm phong phú thêm cá tính của một cái tôi luôn khao khát yêu đương nhưng chạy trốn thực tại, tỡm về cừi hư vụ mong tỡm hạnh phỳc… Tỏc giả cú nhiều vở kịch thơ nhất và thể hiện được tấm lòng tha thiết với lí tưởng khát vọng lớn lao mang tinh thần yêu nước và tự hào về dân tộc là Lưu Quang Thuận, với các tác phẩm Người Hoa Lư, Yêu Ly… Thế Lữ và Vi Huyền Đắc, tuy có ít tác phẩm hơn nhưng với Dương Quý Phi, hai tác giả cũng đã có một tác phẩm độc đáo, mang âm hưởng lịch sử thời thịnh Đường và cũng rất hấp dẫn hơn bởi mối tình tay ba đầy bi kịch.

TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI TRÊN PHƯƠNG DIỆN ĐỀ TÀI, NHÂN VẬT, XUNG ĐỘT, NGÔN NGỮ

Các đề tài nổi bật trong kịch thơ của Thơ mới

Ngoài nhưng tác phẩm Hoài Việt đã nhắc đến còn phải kể đến các tác phẩm: Quán Biên Thùy của Thao Thao, Trần Can của Phan Khắc Khoan, Yêu Ly của Lưu Quang Thuận, Tần Hồng Châu, Huyền Trân Công Chúa của Huy Thông, Bùi Thị Xuân, Đặng Dung, Nguyễn Thị Kim của Thanh Huyền… Những tác phẩm kịch thơ lấy các yếu tố: tích chuyện dã sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử đưa vào tác phẩm tạo nên hình tượng kịch hấp dẫn, mang màu sắc riêng của thể loại văn học này. Ở Văn học Pháp XVII- XVIII có nhiều tác giả viết kịch thơ cũng xem tình yêu đôi lứa là một đề tài không thể thiếu, như Pierre Corneille, Racine, Goethe với các sáng tác nổi tiếng như Le Cid, Angdromac, Fauxt… Kịch thơ Việt Nam thời kì kháng chiến dù phục vụ mục đích Cách mạng, nhưng các nhà viết kịch thơ này vẫn xem đề tài tình yêu đôi lứa là không thể thiếu trong các tác phẩm của mình, như tác phẩm Bến nước Ngũ Hồ của Hoàng Công Khanh, Tình sử Loa Thành của Trần Lê Văn, Tấm vóc đại hồng của Trúc Đường….

Các loại hình tượng nhân vật tiêu biểu trong kịch thơ của Thơ mới Để phục vụ mục đích nghiên cứu, người ta có thể dựa trên nhiều tiêu

Ngoài hình ảnh những người tráng sĩ thời chiến quốc, kịch thơ thời kì này còn cho người đọc thấy hình tượng những người anh hùng trong chiến trận nhưng trước giai nhân trở thành kẻ si tình, như An Lộc Sơn trong Dương Quý Phi, tráng sĩ họ Đỗ trong Bóng giai nhân, Sở Bá Vương trong Tiếng địch sông Ô, Đường Cương trong Tần Hồng Châu… Hình tượng An Lộc Sơn trong Dương Quý Phi được xây dựng là một dũng tướng có tài và bản lĩnh phi thường, có thể đánh chiếm tận Kinh thành Trường An khiến cả triều đình nhà Đường phải bỏ chạy. Những nhân vật thần trong kịch được xem là hình tượng kịch của thời đại, như Prométhée trong tác phẩm Prométhée bị xiềng của Aiskhilos, Các vị thần ân đức… Đến kịch Châu Âu những giai đoạn sau khi thần học và triết học kinh viện thắng thế, hình tượng những nhân vật siêu nhiên vẫn xuất hiện và trở thành những nhân vật có tính biểu tượng lớn cho kịch và trở thành biểu tượng cho cái ác hoặc chính nghĩa như Quỷ và Chúa trong Fauxt của đại thi hào Goethe.

Xung đột trong kịch thơ của Thơ mới

Xung đột giữa cái tôi đầy khát vọng và hiện thực phũ phàng Trong kịch thơ của Thơ mới, vì chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc của quan điểm nhân sinh và quan điểm thẩm mĩ của chủ nghĩa lãng mạn, nên kịch thơ cũng như Thơ mới cũng đều xây dựng nên những hình tượng những con người đối lập hoàn cảnh, những người chí lớn không thành. Đó là: sự kiện Hạng Vũ thua Lưu Bang trong trận trên sông Ô, sự biến An Lộc Sơn và Sử Tư Minh thời thịnh Đường, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn mười hai sứ quân, sự kiện hoàng hậu Lí Chiêu Hoàng bị tước ngôi vị trong triều đại nhà Trần, Nhà Trần gả công chúa Huyền Trân đổi đất cho Chiêm Thành, các cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược của nhân dân thế kỉ thế kỉ XV, Triều Đại Tây Sơn sụp đổ dưới bàn tay của Gia Long- Nguyễn Ánh… Cỏc sự kiện này được sử sỏch ghi rừ và đến tận ngày nay.

Ngôn ngữ

Các biện pháp nghệ thuật: so sánh (ở đoạn kịch trên được dùng ở đoạn kịch trên nhằm phủ định sự tồn tại của vinh quang, danh lợi), điển cố (“Hạc thiên thai” khắc họa thái độ thản nhiên đón đợi cái chết của một người tu hành đắc đạo..), được đối thoại kịch sử dụng triệt để, làm cho cả lời đối thoại trở nên có tính hình tượng và tính đa nghĩa rất cao. Nếu kịch thơ Huy Thông là sự kết hợp của tính trữ tình và hùng tráng trong độc thoại nhân vật, thì kịch thơ của Vũ Hoàng Chương lại là một giọng thơ mang nỗi buồn đầy bi lụy mà bay bổng như muốn siờu thoỏt vào cừi hư vụ, lời độc thoại của kịch thơ Lưu Quang Thuận cũng đã có xung đột mạnh mẽ trong tâm hồn.

HUY THÔNG VÀ HOÀNG CẦM

Kịch thơ Huy Thông

Trong tác phẩm Tiếng địch sông Ô, câu chuyện lịch sử Trương Lương dùng tiếng địch làm cho quân sĩ của Hạng Vũ nhớ nhà, nhớ quê hương mà chán nản, rã ngũ vì thế mà Hạng Vũ thua trận ở Cai Hạ, được lưu truyền trong lịch sử Trung Quốc được Huy Thông “tân trang” lại bằng nhãn quan cá nhân nhưng nét riêng hoàn toàn mới lạ. Cách dùng lời đối thoại giàu chất thơ thể hiện ngay trong việc sử dụng phép đảo ngữ kết hợp với những hình ảnh thơ lãng mạn cuốn hút vừa cổ điển mà vẫn tân kì “phù dung” “rũ tóc dịu dàng” “vành trăng” “cỏ mềm” “mây nước” cùng với một loạt các động từ nhằm diễn tả vẻ nhẹ nhàng uyển chuyển của một giai nhân đầy quyến rũ, huyền ảo.

Kịch thơ Hoàng Cầm

Kịch thơ của Hoàng Cầm thực sự là những tác phẩm mạng đậm tinh thần dân tộc và gửi gắm vào đó tấm lòng yêu nước thầm kín qua các hình tượng nghệ thuật như Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Huệ, Ông già, Người Què và nàng Kiều Loan… Hình tượng người anh hùng của lịch sử dân tộc hiện lên với với những phẩm chất đáng quý, những lí tưởng cao đẹp, tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ. Lời đối thoại của ông già đã cho thấy nột con người khảng khái bất đắc chí, mượn những cơn say để nói chuyện đời; Người què kẻ sống với vinh quang quá khứ, hiện tại phó mặc số phận, bán rẻ nhân tâm và khí phách; Hiệu úy thấu tình đạt lí thẳng thắn bộc trực, tôn trọng lẽ phải và tôn thờ cái đẹp; Thị Lang kẻ nịnh thần, độc ác… Qua lời thoại, tác giả đã dựng lên cả một xã hội với đầy đủ những hạng người với những cá tính khác biệt, độc đáo, góp phần tạo nên sức cuốn hút của vở kịch.