Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội

MỤC LỤC

Xem xét điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và nguy cơ

Về phía nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã tạo lập và ban hành những hành lang cơ chế pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá trong việc mở rộng thị trường, kêu gọi vốn tham gia đầu tư bằng việc gia nhập thị trường chứng khoán, điều này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình huy động vốn mở rộng kinh doanh. Đây là thách thức không nhỏ buộc công ty phải có những giải pháp thiết thực và hữu ích trong việc đảm bảo đáp ứng kịp thời lượng vốn cần thiết trong sản xuất kinh doanh cũng như trong việc cải tổ lại công tác quản lý trong doanh nghiệp đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận.

Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội

Đặc điểm về lao động

( Nguồn: Tính toán từ số liệu của phòng lao động tiền lương ) Hầu hết lao động thời vụ là lao động phổ thông, lao động giản đơn trình độ lao động thấp nhưng việc sử dụng lại mang lại hiệu quả tốt hơn so với sử dụng lao động biên chế, vì hầu hết mọi công trình xây dựng đều có những công việc giản đơn, không cần đến những lao động có trình độ, kỹ năng kỹ xảo của một công nhân lành nghề. Tóm lại, lực lượng lao động trong công ty có xu hướng dịch chuyển cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng lao động trực tiếp do sự thay thế của máy móc thiết bị hiện đại, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên do cơ cấu ngành nghề bước đầu đang dịch chuyển về phía các hoạt động dịch vụ, tăng tỷ trọng lao động gián tiếp cho thấy chất lượng của các hoạt động hoạt động quản trị chưa được cải thiện.

Bảng 1.5: cơ cấu lao động qua các năm
Bảng 1.5: cơ cấu lao động qua các năm

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

HÀ NỘI

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động trong công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
    • Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại công ty
      • Đánh giá chung

        Năm 2002 công ty đã hoàn thành chỉ tiêu số ngày làm việc thực tế bình quân/tháng nhưng số giờ làm việc thực tế bình quân/ ngày chỉ có 6.5h/ ngày nên chỉ tiêu tổng hợp chênh lệch số giờ làm việc thực tế so với chế độ vẫn ở mức âm (-146286) giờ tương đương với gần hai tháng rưỡi làm việc thực tế của toàn bộ lực lượng lao động trong công ty. Do đó chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đánh giá theo chu kỳ năm sẽ dẫn đến sự bất hợp lý vì có thể trong năm công ty nhân thực hiên xây dựng nhiều công trình lớn nhưng đến cuối năm công trình chưa được hoàn thành chưa được quyết toán thì chưa có doanh thu như thế lợi nhận cũng không có thậm chí là âm. Tuy nhiên tốc độ tăng của chỉ tiêu năng xuất lao động theo giá trị tổng sản lượng đang có xu hướng giảm mạnh từ 67% năm 2002 xuống còn 7% năm 2005 điều này cho thấy chiến dịch thay thế lao động bằng máy móc thiết bị đang chịu sự tác động mạnh của quy luật cận biên việc thay thế máy móc thiết bị bằng lao động ngày càng kém hiệu quả.

        Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân theo giá trị tổng sản lượng ở từng xí nghiệp cũng được tính toán theo trình tự như khi xen xét chỉ tiêu này trên phạm vi toàn công ty nhưng do quá trình tính toán không phản ánh được mục tiêu nghiên cứu nên các bảng tính toán của phần này tôi xin được để ở phần phụ lục. Công ty cử lao động đi học một số lớp nâng cao năng lực quản lý do công ty mở, cử cán bộ đi học lớp cao cấp chính trị, cử cán bộ đi học và tập huấn về công tác kỹ thuật chất lượng cử công nhân kỹ thuật đi học thêm về sử dụng các máy móc kỹ thuật hiện đại… Ngoài ra, Công ty còn mở các lớp dạy tiếng anh, tin học cho cán bộ công nhân viên ngay tại công ty để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ công nhân viên theo học, mở các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân… Như vậy, Công ty luôn chú trọng tới việc đào tạo và phát triển đội ngũ lao động có chất lượng cao. Do đó chưa nâng cao được năng lực đấu thầu, chưa khai thác thực sự có hiệu quả các dự án do công ty làm chủ dầu tư như: Dự án trung tâm quốc tế (tháp Hacinco) về xây dựng tại 324 Tây Sơn phải đừng thi công 4 tháng do chư phù hợp với chủ trương quy hoạch của Thành phố, dự án Nam Trung Yên đến quý IV/2003 mới được giao triển khai thực hiện.

        Thực hiện quản lý đội ngũ lao động trong công ty; tiếp tục nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động qua các hình thức và phát triển nguồn lao động; bố trí, sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động; nâng cao chất lượng của việc đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động; hoàn thiện hơn nữa công tác thù lao lao động; nâng cao chất lượng phục vụ nơi làm việc; cần quản lý về thời gian lao động chặt chẽ hơn; cần có phương pháp tính toán năng suất lao động riêng cho từng lĩnh vực hoạt động để so sánh xem lĩnh vực nào tạo ra kết qua cao nhất và cần đầu tư vào lĩnh vực nào để có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn.

        Bảng 2.2: Sử dụng thời gian lao động
        Bảng 2.2: Sử dụng thời gian lao động

        DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI

        Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

          • Tập trung xây dựng các đơn vị xây lắp chuyên nghiệp gắn liền với chuyên môn hóa từ đó từng bước đầu tư nâng cao năng lực và công nghệ xây lắp. • Xây dựng đội ngũ quản lí nhà cho thuê chuyên nghiệp nhằm quản lý và khai thác tốt các dự án do Công ty làm chủ đầu tư và tiến tới vươn ra thị trường cả nước. • Xây dựng Công ty lớn mạnh trên cả hai mảng kinh doanh xây lắp và kinh doanh dự án với tốc độ tăng trưởng từ 35% - 40% trong hai năm đầu do Công ty sẽ dự kiến đưa hai công trình với tổng mức đầu tư trên 200 tỷ vào khai thác sẽ tạo ra mức doanh thu lớn.

          • Tổ chức thực hiện nhiều dự án phát triển nhà có quy mô từ nhóm B trở lên và các dự án phát triển các khu đô thị mới tạo thị trường xây lắp trong nội bộ Công ty để phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật cao. • Xác định hoạt động đầu tư dự án là hoạt động trọng điểm và hàng đầu của Công ty.

          Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội

            Từ việc tuân thủ giờ giấc làm việc đến việc tính ra năng suất lao động theo giờ và thông báo tới từng lao động để họ biết được kết quả lao động của họ thế nào, có chế độ thưởng cho những người có năng suất lao động cao và phạt đối với những lao động không hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài quỹ tiền thưởng do kết quả sản xuất kinh doanh mang lại, số tiền có được do các lao động bị phạt sẽ làm tiền thưởng cho những cá nhân tập thể lao động tuân thủ tốt các nội quy và có điểm thi đua cao, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc vượt định mức kế hoạch. Vì không chỉ đánh giá về kết quả người lao động đạt được sau công việc của họ mà còn đánh giá qua thái độ lao động của họ để có một bản đánh giá có chất lượng, đồng thời tiến đến một tổ chức có đội ngũ lao động có đạo đức và phong cách sống ngày càng hoàn thiện hơn.

            Không chỉ là khả năng đáp ứng thù lao phi tài chính đến đâu thì Công ty tiến hành đáp ứng cho người lao động tới đó, mà nhất thiết cần coi các nhân tố của thù lao phi tài chính là một mục tiêu, là đích cần đạt đến thì Công ty mới cố gắng thực hiện, tìm biện pháp để thực hiện điều đó. Nơi làm việc được tổ chức và phục vụ tốt, hợp lý sẽ tăng năng suất lao động cá nhân do việc sử dụng triệt để thời gian làm việc của công nhân cũng như máy móc thiết bị, hiệu quả sử dụng diện tích nơi làm việc dẫn đến làm tăng kết quả hoạt động chung của toàn Công ty. • Tiếp tục phát huy và nâng cao hiệu quả quản lý theo quy trình ISO 9001: 2000 trong hoạt động xây lắp; đầu tư xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, thí nghiệm vật liệu xây dựng hoàn thiện các quy định phân cấp quản lý chất lượng thi công, giao nhận thầu xây lắp công trình để thống nhất về chủ trương, tạo thuận lợi và thông suốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

             Duy trì việc thực hiện phân cấp quản lý hạch toán và quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc theo chế độ kế toán hiện hành, các nội dung kiểm tra định kỳ, hướng dẫn các đội tổ chức ghi chép quản lý sổ sách, chứng từ, làm tốt công tác thống kê và đồng thời đáp ứng việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp.