Điều hành tỷ giá hối đoái: Bài học kinh nghiệm quốc tế và định hướng cho Việt Nam

MỤC LỤC

Chính sách tỷ giá phục vụ cho mục tiêu cân bằng ngoại : Mục tiêu cân bằng ngoại phụ thuộc vào nhiều biến số phức tạp và khó

Một sự thâm hụt của cán cân tài khoản vãng lai hàm ý một nước đang đi vay nợ của nước ngoài sẽ không phải là vấn đề gì nghiêm trọng nếu số tiền đi vay đó được sử dụng để đầu tư có hiệu quả, đảm bảo trả được nợ trong tương lai và có lãi. Tình hình sẽ thực sự nghiêm trọng, nếu một sự thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai lớn, kéo dài là kết quả của chính sách tài chính mở rộng quá mức nhưng đồng thời không tạo ra những cơ hội đầu tư có hiệu quả.

Mối quan hệ của chính sách tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế

Các tác động của thương mại quốc tế đến tỷ giá hối đoái nhìn từ góc độ cán cân thanh toán

Như vậy, mục tiêu cân đối bên ngoài đòi hỏi duy trì một tài khoản vãng lai phải không thâm hụt hoặc dư thừa quá mức để tránh những hậu quả nghiêm trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của một nước. Tài khoản vốn ghi chép các giao dịch liên quan đến việc mua bán tài sản của một nước với nước ngoài, bao gồm sự di chuyển của các nguồn vốn vay và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp. Mọi nguồn vốn chảy vào một nước sẽ làm tăng tài sản ngoại tệ của nước đó và bất cứ lượng vốn nào từ nước đó được chuyển ra nước ngoài cũng đều làm suy giảm tài sản ngoại tệ của nước đó.

Chính vì vậy các nhân tố làm thay đổi luồng di chuyển của dòng vốn, làm thay đổi cán cân tài khoản vốn đều có tác động làm thay đổi quan hệ cung cầu trên thị trường tài sản.

Các tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái đến thương mại quốc tế, thể hiện ở cán cân thanh toán

Vì xét ở góc độ là một loại giá, một khi tỷ giá được duy trì ổn định thì nó có thể giảm thiểu được những rủi ro từ giá cả trên thị trường hàng hóa – dịch vụ và do đó góp phần duy trì được trạng thái cân bằng tương đối trong cán cân thương mại của một nước thông qua việc ổn định xuất nhập khẩu. Trái ngược với chế độ và chính sách tỷ giá cố định, chế độ và chính sách tỷ giá thả nổi, biểu hiện ở sự biến đổi thường xuyên theo quan hệ cung cầu trên thị trường, có tác động làm tăng những rủi ro về yếu tố giá cả đối với các hoạt động ngoại thương và cả hoạt động tài chính quốc tế. Nhưng tỷ giá thả nổi bằng những thay đổi thường xuyên, lại có khả năng phản ánh được tương quan và lợi ích thương mại luôn thay đổi giữa các nước đã tạo ra động lực để chuyển dịch ngoại thương đến vị trí cân bằng mới, cao hơn.

Chính thực tế này đã gợi ý rằng một chế độ và chính sách tỷ giá kết hợp hai cực cố định và thả nổi có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho ngoại thương nói riêng và kinh tế nói chung của một nước, chế độ tỷ giá linh hoạt.

Thực tiễn điều hành tỷ giá hối đoái ở một số nước

Nhật Bản

Chính sự tăng giá của đồng JPY trong thời gian này đã có những tác động quan trọng giúp Nhật giảm bớt những tác động từ cuộc khủng hoảng giá dầu, nhanh chóng ra khỏi thời kỳ suy thoái (do tác động của các cú sốc) và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Tuy đồng JPY tăng giá có tác động làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Nhật và gây khó khăn cho xuất khẩu, nhưng chính việc lợi dụng sự lên giá đồng JPY phối hợp với những chính sách điều chỉnh thích hợp kịp thời, Nhật đã đưa nền kinh tế nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục tăng trưởng (như chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế sử dụng công nghệ tốn ít nguyên nhiên vật liệu và các nguyên nhiên vật liệu mới, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và cạnh tranh…, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; và lợi dụng đồng JPY lên giá chuyển hướng từ xuất khẩu mạnh hàng hoá sang xuất khẩu vốn…). Những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, tiền tệ (trong đó có chính sách hạn chế và kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ), thương mại sau cuộc khủng hoảng giá dầu 1973 làm giảm tốc độ lên giá của đồng JPY và khuyến khích xuất khẩu cũng chỉ khôi phục lại cán cân thương mại thặng dư bắt đầu vào năm 1976, 1977 sau đó.

Thời kỳ 1973 – 1980 với 2 cuộc khủng hoảng dầu mỏ xảy ra trên toàn cầu, Nhật Bản với chính sách nâng giá đồng nội tệ và các biện pháp điều hành nền kinh tế khác, trong đó chính sách nâng giá là yếu tố quan trọng nhất, đã khiến nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh, đó là mục tiêu mà chính phủ Nhật Bản hướng tới và họ đã đạt được mục tiêu đó.

Bảng 2.2: Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu của Nhật Bản về nguyên nhiên  vật liệu.
Bảng 2.2: Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu của Nhật Bản về nguyên nhiên vật liệu.

Trung Quốc và chính sách phá giá đồng nội tệ

    Việc cải cách chế độ tỷ giá (thực chất là thống nhất các loại tỷ giá đi liền với việc phá giá đồng tiền) đã có tác động rất mạnh và hầu như ngay tức thời đến động thái của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là đối với các hoạt động ngoại thương và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sức mạnh của thông điệp đó được nhân lên nhờ quyết tâm và hành động liên tục phá giá mạnh đồng NDT vào năm 2003, 2004 của Chính phủ Trung Quốc đã làm cho sức cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu từ Trung Quốc vượt qua giới hạn thông thường để trở thành một sự đột phá mạnh, khiến dòng FDI đổ vào lập tức tăng mạnh. Hiện nay, tình trạng thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc của hầu như tất cả các nền kinh tế phát triển đã trở nên ngày càng gay gắt và động chạm đến nhiều nhóm lợi ích xã hội, làm tổn thương “uy tín” quốc gia, đã đặt trước Chính phủ nhiều nước, đặc biệt là Mỹ và EU yêu cầu cấp bách phải nhanh chóng giảm thâm hụt thương mại, lập lại cân bằng trong các cán cân tài khoản vốn và tài khoản vãng lai với Trung Quốc.

    Nhờ đó, các nền kinh tế nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có khả năng giảm được tình trạng “nhập siêu”; còn các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu với Trung Quốc cũng sẽ có cơ hội tăng xuất khẩu các mặt hàng cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc Nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề.

    Bảng 2.7: Tình hình tỷ giá, lạm phát và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế  Trung Quốc 1994 – 2007
    Bảng 2.7: Tình hình tỷ giá, lạm phát và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc 1994 – 2007

    Bài học kinh nghiệm trong điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

    Khái quát về chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và các tác động đến thương mại

    Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nhìn vào biểu đồ 3.1 ta thấy tỷ giá chính thức bình quân mà ngân hàng nhà nước đưa ra giữa VND và USD là tăng lên liên tục từ năm 1999 đến năm 2007. Theo đó, Ngân hàng nhà nước quy định các giao dịch kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng không được vượt quá biên độ dao động là 0,1% so với tỷ giá được Ngân hàng nhà nước công bố. Tóm lại, chính sách tỷ giá hối đoái cùng các công cụ điều tiết khác của chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã mang lại không ít thành công cho sự phát triển của đất nước.

    Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập ngày nay, cùng sự gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO và sự bùng nổ của tài chính – tín dụng trong thời gian gần đây cho thấy Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để phát triển nền kinh tế và hạn chế những sai lầm của mình thông qua việc học hỏi những kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước.

    Bài học kinh nghiệm rút ra từ chính sách điều hành tỷ giá của các nước và một số giải pháp để phát triển cho Việt Nam

    - Nới lỏng tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối, hoạt động này bao gồm việc giảm dần , tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước trong việc xác định tỷ giá, xóa bỏ các qui định mang tính hành chính trong kiểm soát ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản lý tỷ giá, nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại …. Ba là: Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách ngoại hối có hiệu qủa bằng cách mở rộng thị trường ngoại hối để các doanh nghiệp, các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường ngày một nhiều, tạo thị trường hoàn hảo hơn, nhất là thị trường kỳ hạn và thị trường hoán chuyển để các đối tượng kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ tự bảo vệ mình. Trước mắt cần có những biện pháp thúc đẩy các ngân hàng có kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng , song song đó phải củng cố và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó, tạo điều kiện cho NHNN phối hợp, điều hòa giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thông thoáng.

    Trong điều kiện hiện nay, một chính sách giảm giá nhẹ đồng Việt Nam sẽ có thể tác động tích cực trong việc cải thiện đồng thời cả cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài: khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, sử dụng đầy đủ hơn các nguồn lực hiện có, làm tăng việc làm, sản lượng và thu nhập của nền kinh tế, trong khi vẫn kềm chế được lạm phát ở mức thấp.