MỤC LỤC
Theo quy định, tại những địa phương đã thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngoài yêu cầu phải hoàn thiện bản đồ địa chính hoặc các loại bản đồ, sơ đồ hiện có đã sử dụng cho việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ địa chính được lập cần có các loại sổ sách gồm: Sổ mục kê đất, sổ địa chính, các loại sổ này phải được lập thành 3 bộ lưu ở 3 cấp xã, huyện, tỉnh (cùng với bản đồ, sơ đồ sử dụng để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); ngoài ra trong quá trình quản lý biến động đất đai, từng cơ quan nơi quản lý hồ sơ địa chớnh cũn cú trỏch nhiệm lập sổ theo dừi biến động đất đai đối với các trường hợp đã làm thủ tục biến động. Theo báo cáo chưa đầy đủ của 33 tỉnh, thành phố, tình hình lập các loại sổ sách địa chính nói trên đến nay như sau:. a) Đối với sổ sách lập cho cấp xã. b) Đối với sổ sách lập cho cấp huyện. Như vậy so với sổ địa chính lưu ở cấp xã thì sổ này lưu tại cấp huyện ít hơn 57 xã. c) Đối với sổ sách lập cho cấp tỉnh. Các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đánh giá cao việc ban hành các văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp bằng bất động sản (như Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT- BTP-BTNMT ngày 13/3/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất), trong đó có quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký trong một ngày làm việc. Quy định này giúp cho cơ quan đăng ký giải quyết nhanh lượng hồ sơ trong ngày cũng như giúp các tổ chức tín dụng trong việc giải ngân. Đánh giá chung. Tính đến thời điểm này chưa có sự thống kê, đánh giá đầy đủ các số liệu đăng ký biến động về bất động sản trên phạm vi cả nước. Việc đăng ký biến động về bất động sản chưa được tổ chức thực hiện đầy đủ và đồng bộ, nên hệ thống hồ sơ đăng ký thiếu sự cập nhật và đầy đủ. Do vậy, thông qua hoạt động khảo sát, có thể đánh giá được kết quả đăng ký các giao dịch về bất động sản tại các địa phương qua một số nội dung như sau:. a) Việc thực hiện đăng ký các giao dịch về bất động sản chủ yếu được thực hiện đối với các giao dịch về quyền sử dụng đất và được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. b) Riêng đối với những giao dịch bảo đảm (thế chấp) bằng nhà ở, công trình xây dựng được đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tuy nhiên, nhà ở, công trình xây dựng chỉ được đăng ký trong trường hợp đã được ghi nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy hồng) tại những địa phương mà việc đăng ký nhà và đất được thực hiện bởi cùng một cơ quan (như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng), còn trong đa số các trường hợp chỉ qua thủ tục công chứng, chứng thực (nếu đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu) hoặc qua xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (nếu chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng). c) Trong một số trường hợp đăng ký biến động, cơ quan đăng ký chỉ kiểm tra trên hồ sơ, ví dụ: đăng ký các hợp đồng mà hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật.
Do vậy, thông qua hoạt động khảo sát, có thể đánh giá được kết quả đăng ký các giao dịch về bất động sản tại các địa phương qua một số nội dung như sau:. a) Việc thực hiện đăng ký các giao dịch về bất động sản chủ yếu được thực hiện đối với các giao dịch về quyền sử dụng đất và được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. b) Riêng đối với những giao dịch bảo đảm (thế chấp) bằng nhà ở, công trình xây dựng được đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chưa coi trọng thực hiện tốt và triệt để việc cải cách thủ tục hành chính khi giải quyết cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vẫn còn tình trạng gây phiền hà cho người sử dụng đất khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (như yêu cầu người dân phải nộp thêm các loại giấy tờ ngoài quy định hoặc phải tự mang hồ sơ đến từng cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và không xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp sử dụng đất thuộc phạm vi quy hoạch, đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình mà không thuộc trường hợp phải thu hồi đất; thậm chí có nơi vẫn yêu cầu người dân phải xin xác nhận của những người liền kề về ranh giới sử dụng đất; nhận và trả kết quả hồ sơ không đúng địa chỉ quy định; nhận hồ sơ không bảo đảm yêu cầu, gây phiền hà cho người dân hoặc phải giải quyết thủ tục gượng ép thiếu chặt chẽ về pháp lý; cá biệt có nơi còn đòi hỏi phải có hộ khẩu thường trú mới xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký bất động sản nhằm giúp người dân, cơ quan nhà nước cú liờn quan nhận thức rừ hơn về ý nghĩa, vai trũ của cụng tỏc đăng ký bất động sản, cũng như trách nhiệm của mỗi người khi tham gia quy trình đăng ký. Ứng dụng tin học vào công tác đăng ký, nhằm rút ngắn thời gian, quy trình đăng ký, giảm sự can thiệp trái pháp luật của cán bộ đăng ký vào quy trình giải quyết hồ sơ và góp phần bảo đảm sự tin cậy, nhanh chóng, dễ tiếp cận của hệ thống đăng ký.
Hồ sơ đăng ký cần được quy định rừ ràng, đầy đủ, phự hợp với thực tế; quy trỡnh giải quyết hồ sơ cần được công khai, minh bạch hoá. Cần đầu tư hơn nữa sự quan tâm, của cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký bất động sản nhằm thúc đẩy công tác tổ chức đăng ký.
- Xây dựng cơ chế quản lý nhà nước về đăng ký bất động sản, mô hình cơ quan đăng ký và quy trình đăng ký bất động sản phù hợp, xóa bỏ các bất cập hiện nay như “nhiều cửa, nhiều giấy chứng nhận” và đạt mục tiêu “một cửa, một giấy”, qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bất động sản, thực hiện phòng ngừa và chống tham nhũng trong lĩnh vực bất động sản, đặc biệt đối với đất đai; giảm các vụ việc khiếu kiện về bất động sản và có nguồn chứng cứ chính xác để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực này; góp phần phát triển thị trường bất động sản ở nước ta và đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;. Trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền quản lý về đăng ký bất động sản cần đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực này như đưa tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu pháp luật tại trụ sở, nơi cư trú của người sử dụng hệ thống đăng ký bất động sản, trên trang web; mở rộng địa bàn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, để nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của đăng ký và tìm hiểu thông tin về bất động sản, nắm vững các trình tự, thủ tục trong lĩnh vực này. Tổ chức kiểm tra sâu rộng việc triển khai công tác đăng ký bất động sản Việc kiểm tra công tác đăng ký bất động sản tại các cơ quan có thẩm quyền đăng ký bất động sản đặt mục tiêu chủ yếu vào việc phát hiện, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn tại các cơ quan đó, để đưa ra các giải pháp tháo gỡ, tạo thuận lợi cho các cơ quan nêu trên và cho người yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin, đồng thời chấn chỉnh các sai sót và xử lý nghiêm các vi phạm trong phạm vi thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết.