Báo cáo thực tập về mô hình quản lý của Công ty CP dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội

MỤC LỤC

Nhận xét về mô hình quản lý

Mô hình quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình quản lý hỗn hợp. Mô hình quản lý này giúp doanh nghiệp có thể chuyên môn hoá được các hoạt động của doanh nghiệp song cũng có nhược điểm là có thể hình thành các doanh nghiệp quá nhỏ tạo nên sự cồng kềnh trong quản lý và không hiệu quả. Mặt khác tổ chức quản lý của công ty có sự kết hợp chức năng trong các phòng ban như: phòng tài chính kế hoạch, phòng kinh doanh du lịch, tổ chức hành chính như vậy có thể tiết kiệm được mặt bằng, nhân công nhưng vẫn có thể tạo ra sự chồng chéo trong chức năng nhiệm vụ dẫn đến khó quản lý.

Đặc điểm về thị trường sản phẩm của Công ty

Thị trường du lịch

Qua đó ta có thể thấy lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam luôn đạt ở mức cao hơn so với các nước khác rất nhiều. Thị trường khách du lịch từ Trung Quốc vào Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, tuy nhiên từ năm 2005 và 2006 thì lượng khách du lịch Trung Quốc giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và tình hình quan hệ, chính sách giữa hai Chính phủ.

Đặc điểm lao động và quản lý 1.Cơ cấu lao động

Qua sơ đồ biểu diễn cơ cấu lao động theo độ tuổi ta thấy được đội ngũ lao động của công ty tương đối trẻ, tỷ lệ lao động dưới 40 tuổi là 62% trong đó 28% lao động dưới 30 tuổi. Cơ cấu lao động theo độ tuổi như vậy sẽ tạo sự năng điịng cho công ty phù hợp với xu thế chuyển động của nền kinh tế. Đội ngũ lao động có độ tuổi từ 40 trở lên cũng là một thành phần không thể thiếu của công ty, họ là những hạt giống của công ty với nhiều nam cống hiến và kinh nghiệm trong nghề.

Đội ngũ này sẽ dẫn dắt lớp trẻ sau tiếp tục giữ vững vị thế của công ty trên thị trường du lịch Việt Nam. Qua biểu đồ mô tả chúng ta thấy được chất lượng của đội ngũ lao động của công ty ngày càng được nâng cao. Lao động có trình độ đại học chiếm 48% trong lao động trong tổng số, đấy là một tỷ lệ tương đối cao, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến chts lượng đội ngũ của công ty.

Trong số 27 lao động có trình độ đến lớp 9, lớp 12 hầu hết là lao động không cần đến chuyên môn, tập trung vào công tác vệ sinh và quản lý toà nhà. Sự phân công lao động này không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty và phù hợp với nhu cầu lao động, không gây lãng phí nhân công lao động khi thuê lao động có trình độ không cần thiết. Thương hiệu của Công ty ( Haratour ) đã được khách hàng biết đến và có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Công ty đã có một cơ sở vật chất kỹ thuật khá đầy đủ với trang thiết bị máy móc hiện đại cho từng phòng, từng bộ phận như : điện thoại, máy fax, máy vi tính, mạng internet, máy điều hoà…Công ty có diện tích 1000 mét vuông là văn phòng cho thuê, có một đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn. Năm 2004 và 2005 Công ty được bình chọn trong top 19 doanh nghiệp có dịch vụ lữ hành được hài lòng do báo Sài Gòn tiếp thị thực hiện. Nhưng từ năm 2006 thì doanh thu của Công ty tăng mạnh do công ty đã bước đầu đi vào ổn định, có chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành và thương mại.

Về chi phí, chi phí quản lí và chi phí bán hàng của Công ty có xu hướng tăng dần theo qui mô hoạt động của Công ty, đó là do từ năm 2005 công ty đã cho đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, nâng cấp cơ sỏ vật chất cho các phòng ban, tuy nhiên tỷ lệ tăng chi phí vẫn nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu do đó đảm bảo cho lợi nhuận của Công ty tăng. Qua bảng số liệu ta cũng thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng dần qua 3 năm, đặc biệt là năm 2006 tăng mạnh chứng tỏ công ty đã hoạt động hiệu quả, đây là một tín hiệu đáng mừng và là cơ sở vững chắc để công ty tiếp tục hoạt động tốt hơn nữa trong tương lai. Trong năm 2005, 2006 Công ty đã gặp phải một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh đó là: từ quí II năm 2005 Công ty chuyển sang hoạt động theo cơ chế Công ty cổ phần, tạo cơ hội cho động lực phát triển công ty vì cán bộ công nhân viên thực sự là người làm chủ doanh nghiệp.

Tuy nhiên cũng không ít khó khăn do sức cạnh tranh trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty chưa cao; tiềm lực và đội ngũ chưa đủ mạnh; kinh doanh còn nhiều bất cập; hoạt động du lịch, khách sạn và đầu tư gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của bệnh dịch gia cầm, giá thuê đất tăng cao…làm cho nguồn khách từ Trung Quốc vào Việt Nam giảm hẳn do qui chế 849 từ quí III/2005 đến nay vẫn chưa được khai thông làm cho một số đơn vị phụ thuộc nguồn thu chủ yếu từ khách Trung Quốc trở nên khó khăn. Năm 2006, doanh thu đạt trên 70 tỷ đồng vượt mức kế hoạch; Lượng khách du lịch năm 2005 inbound ( khách vào )giảm hẳn nhưng khách outbound ( khách ra ) và du lịch nội địa tăng mạnh; hoạt động thương mại, khách sạn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, cơ sở vật chất các khách sạn xuống cấp, kinh doanh thương mại đòi hỏi vốn lớn; thu nhập bình quân của CBCNV tăng, đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, các chế độ chính sách đối với người lao động được thực hiện đầy đủ đúng qui định của pháp luật lao động và qui chế của công ty như: chuyển lương cũ sang lương mới cho CNV, nâng lương tối thiểu cho CNV từ 350 nghìn đồng lên 450 nghìn đồng, nâng bậc lương, làm sổ BHYT, BHXH, hàng năm tổ chức khám sức khoẻ, phục hồi sức khoẻ cho CBCNV, quan tâm chú trọng công tác bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ cho CNV.

Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm  2004, 2005 và 2006
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2004, 2005 và 2006