MỤC LỤC
Freud đặc biệt đề cao bản năng tình dục, xem nó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân và khoái cảm của thẩm mỹ chẳng qua là sự giải thoát con người khỏi các căng thẳng tâm hồn, nghệ sĩ là con bệnh thần kinh đang chống lại điên loạn của mình bằng cách xây dựng các tác phẩm nghệ thuật [Dẫn theo 66, tr.14]. Khi mới ra đời, mặc dự chỉ là lời núi trong hang cựng ngừ hẻm (Anmatop) nhưng tiểu thuyết vẫn chịu sự quy định của hệ thống thi pháp văn học trung đại: mang tính ước lệ, tượng trưng, dày đặc những điển tích, điển cố, được viết theo kết cấu chương hồi… Ngày nay, ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại ngày càng trở nên gần gũi với ngôn ngữ đời thường, mang hơi thở của bộn bề cuộc sống.
Một loạt các giá trị mới về mảng màu đời tư, chất đời thường xuất hiện trong tác phẩm: mất mát, khó khăn, dằn vặt, suy tư… Tiểu thuyết bắt đầu phá rào, gây shock, chứa những hợp chất mới với Lửa từ những ngôi nhà, Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Cha và con và…, Thời gian của người (Nguyễn Khải), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh)… Và phải đến thời điểm 1986, văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói chung mới thực sự bước vào cao trào đổi mới, có một cuộc lột xác thực sự. Bên cạnh những cây bút thuộc thế hệ đàn anh như Nguyễn Khải, Tô Hoài, Nguyễn Xuân Khánh… còn có một lực lượng các nhà văn trẻ đang nỗ lực tìm hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt đương đại: Ta Duy Anh (Lão khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối…); Nguyễn Bình Phương (Bả giời, Thoạt kì thuỷ, Trí nhớ suy tàn, Người đi vắng, Ngồi); Nguyễn Thị Thu Huệ (Hậu thiên đường, Cát đợi); Nguyễn Việt Hà (Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn), Thuận (Made in Viet Nam, Chinatown, Pari 11-8, Vân Vy, T mất tích), Đoàn Minh Phượng (Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau)… Cách tân là sinh lộ của nghệ thuật.
Ta nhận ra sự cách tân ráo riết, đến mức có thể nói là sự phản kháng với những quy phạm nghệ thuật đang đóng vai trò chính thống. Đó là ngôn ngữ của một người luôn tâm niệm làm thơ tức là làm tiếng Việt, và khi viết tiểu thuyết, quan niệm ấy cũng chi phối rất rừ ngũi bỳt tỏc giả.
Vì vậy, tìm hiểu ngôn ngữ tác phẩm nghệ thuật của một tác giả, biện pháp hữu hiệu trước hết là xem xét các lớp từ mà tác giả sử dụng trong tác phẩm, xem xét từ ngữ trong lời kể và lời nhân vật. Nhà ngữ dụng học quan sát từ ngữ trong tác phẩm của nhà văn ở sự hành chức của nó, và cắt nghĩa sự hành chức ấy dới ánh sáng của lí thuyết hoặc tìm kiếm những ngữ liệu sống động nhằm củng cố thêm một số vấn đề lí thuyết… Như vâ ̣y, từ ngữ.
Như là hệ quả tất yếu của sử dụng từ láy bộ phận với tần số cao, ta cũng nhận thấy các từ láy chỉ trạng thái tâm lí xuất hiện nhiều: do dự, vội vã, nhốn nháo, băng khoăn, nghi ngờ, rón rén, sung sướng, thình lình, rạo rực, day dứt, căng thẳng, nặng nề, rụt rè, lúng túng, vui vẻ, ngơ ngác, vòng vo, nấn ná, rộn ràng, ngài ngại, nhoi nhói, lạnh lùng… Điều này đã làm gia tăng chất trinh thám cho tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn. Trần Dần còn sử dụng dày đặc các từ từ Hán - Việt mang màu sắc trinh thám: gián điệp, trinh thám, dự cảm, bí mật, giả thuyết, giả thiết, chi tiết, chính xác, cảnh giác, hiện trường, phạm tội, tội phạm, chú í, biến cố, công an, kịch bản, đầu thú, cao thủ, bất hợp tác, bản sao, tình báo viên, sát nhân, bản đồ, ám sát, ám chỉ, nặc danh, hình sự, thi hành, giả dụ, phân tích, thủ phậm, tang vật, cải trang, chiến tuyến, toan tính, lí luận, khả nghi, kết luận,….
Cùng xây dựng tiểu thuyết theo các chương, nhưng nếu như đa số các tác giả khác thường dùng hẳn một chương hay một phần tách hẳn có dung lượng lớn là lời kể chuyển của từng nhân vật (như tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Thiếu nữ đánh cờ vây của Sơn Táp) thì trong Những ngã tư và những cột đèn Trần Dần thường có sự đan xen, lồng ghép ngay trong một đoạn văn, lời kể của nhiều nhân vật. Để khám phá chân lý nghệ thuật về nhân vật của tác phẩm văn học người ta có thể quan tâm đến nhiều phương diện xây dựng nhân vật như: hành vi, ngoại hình, diện mạo… nhưng có một số phương diện bộc lộ một cách trực tiếp, tinh tế về tính cách, tâm lý, đời sống, tinh thần, thái độ của nhân vật, đó là ngôn ngữ nhân vật trong khi thể hiện mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn cảnh sống.
Thay bởi việc miêu tả hay chú thích về cách nói, bằng chính bản thân các từ ngữ và cách viết nó, người đọc cảm giác như những âm vang ấy đang vọng bên tai mình một cách sinh động chính xác: suỵttt, nààày, thôôôi, sợợ chóa, sợợ chóóa, imm, thồồi, saaay, saai, hựự, phìì phìì, chẹẹc,… Với các điều chỉnh này, Trần Dần miêu tả ít hơn, ông kiệm lời hơn và để cho bản thân từ ngữ, tự nó lên tiếng mà không cần sự chú thích, bổ trợ của các từ khác, ngoài nó. Chúng ta đã biết đến thuyết tương ứng giác quan của nghệ thuật tượng trưng chủ nghĩa đã giúp cho các thi sĩ thực sự đi vào thế giới huyền diệu làm những cuộc phiêu lưu kì thú mà sự phân biệt các giác quan không thể nào giúp con người có thể xâm nhập được qua biên giới của nó (Chu Văn Sơn).
Nhìn một cách bao quát, ở phạm vi cú pháp, cái riêng của nhà văn sẽ được thể hiện trên mấy phương diện sau đây: thứ nhất, ông ta đã vận dụng thành công đến đâu những qui tắc ngữ pháp một cách linh hoạt để tạo ra những biến thể trên cơ sở những mô hình đã có; thứ hai, nhà văn có những thói quen gì đặc biệt về mặt diễn đạt qua cách tạo câu; thứ ba, các biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng có thực sự phát huy hiệu quả. Có đáp ứng được bấy nhiêu đòi hỏi trên đây, câu văn trong tác phẩm của một người viết mới thực sự in đậm dấu ấn riêng của một chủ thể sáng tạo; và một khi đã đạt được trình độ ấy thì cũng có nghĩa anh ta đã thể hiện được trong tác phẩm của mình những nét cơ bản của ngôn ngữ tác giả.
Trong tác phẩm văn học, câu đặc biệt, nhất là câu đặc biệt tự thân và câu tách biệt được các tác giả sử dụng như một phương tiện tu từ cú pháp nhằm thể hiện cảm xúc của nhân vật, của người kể chuyện; còn nhóm câu đặc biệt tỉnh lược chủ yếu xuất hiện trong các đoạn đối thoại của các nhân vật. Có thể nói, ở hầu hết các câu ghép trong lời trần thuật, Trần Dần sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ liệt kê hay cấu trúc so sánh, các cặp từ chỉ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả,… mặc dầu, vì thế, mà, như, bởi vì, chính vì… Với kiểu câu dài, bản thân câu ghép đã thể hiện được hiện thực cuộc sống phức tạp, nhiều góc cạnh với nhiều số phận, nhiều cuộc đời được khai thác mổ xẻ.
Tách câu (hay còn gọi là chiết cú) là một biện pháp tu từ cú pháp nhằm tách các bộ phận của một câu có cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ pháp thống nhất thành những phát ngôn biệt lập bằng một chỗ ngừng, hay một dấu chấm ngắt câu, với một dụng ý đặc biệt, hoặc do nhịp cảm xúc của giọng văn [33, tr.204]. “Bên này cửa sổ tôi tím: có nhật kí và bản thảo nhật kí, có lọ mực tím và bản thảo lem nhem mực tím… Những xê dịch lủng củng, lỉnh kỉnh, của các con số, làm sao giúp tôi luôn 37 không lên cơn sốt?” Những câu văn xuất hiện, lặp lại với tần số cao trong tác phẩm như một vọng âm chạy dọc tác phẩm, nó kết nối quá khứ và hiện tại, đảm bảo tính thống nhất cho tác phẩm, nó kéo nhịp điệu tác phẩm sau những xáo động, ồn ã trở về với bình an, với sắc tím đầy hoài niệm.
Nhịp điệu trong Những ngã tư và những cột đèn hay chất thơ trong tiểu thuyết còn được ngân vang bởi sự lặp lại trên cấp độ cấu trúc tổng thể của tác phẩm, ở câu và từ. Mở đầu tác phẩm là những câu văn đầy màu sắc và màu sắc kí ức.