MỤC LỤC
Ngoài các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải, Chính phủ các nước thành viên GMS, đặc biệt là các quốc gia có hành lang kinh tế đi qua còn hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác như: tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư thông qua các Hiệp định thỏa thuận chung (như Khung chiến lược Hành động về Thương mại và Đầu tư SFA – TFI, Hiệp định về tạo thuận lợi cho quá cảnh người và hàng hóa qua biên giới – Hiệp định GMS… ), Tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại, du lịch và đầu tư…. Sự hình thành và phát triển của hành lang kinh tế Bắc Nam trong GMS Sự phát triển của hành lang kinh tế Bắc Nam (NSEC), liên kết các đầu mối kinh tế chính ở miền Bắc và miền Trung GMS, được các Bộ trưởng GMS tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8, tổ chức tại Manila (Philippines) năm 1998 xác định là một trong ba dự án ưu tiên theo cách tiếp cận hành lang kinh tế, cùng với hành lang kinh tế Đông – Tây và hành lang kinh tế phía Nam. Nhưng đứng trước tình hình đó, ngành công thương đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, các Hiệp hội ngành nghề, các địa phương đề ra nhiều giải pháp tích cực, chủ động tạo điều kiện đẩy mạnh XK, nên phần lớn mặt hàng đã có khối lượng XK tăng hơn năm 2008 (lượng XK tăng, làm tăng kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD), nhưng do tốc độ giảm giá lớn hơn (khoảng 11 tỷ USD, tương đương giảm 17 - 18% kim ngạch XK, trong đó: nhóm nông sản, thủy sản giảm 2,7 tỷ USD; nhóm nhiên liệu khoáng sản giảm 4,6 tỷ USD; nhóm công nghiệp chế biến giảm 3 - 4 tỷ USD) nên tổng kim ngạch XK cả năm bị giảm 9,2% so với năm 2008.
- Giai đoạn 1991 – 1995: Những mặt hàng NK của Việt Nam giai đoạn này chủ yếu là thuốc bắc, bông, vải sợi, hàng dệt kim, quần áo may sẵn, pin các loại, thuốc lá, xà phòng giặt, nước giải khát, dầu thực vật, đường, sữa… Hàng hóa nhập từ Trung Quốc với khối lượng lớn, chủng loại đa dạng, chất lượng không cao nhưng giá rẻ, phù hợp với thu nhập nên chỉ sau một thời gian ngắn đã tràn ngập thị trường Việt Nam. Như vậy, với những điều kiện, nhân tố thuận lợi như trên thì việc hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc – Nam, hay cụ thể hơn là hành lang kinh tế Việt – Trung (bao gồm hai hành lang kinh tế: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng) là một yêu cầu tất yếu để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và Trung Quốc với các nước ASEAN nói chung trong khuôn khổ hợp tác ACFTA và GMS.
Về hợp tác thương mại đầu tư: hai bên chú trọng xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên triển khai hợp tác và đầu tư sang nhau; hợp tác chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy giao lưu thương mại, đơn giản hoá các giấy tờ, thủ tục xuất - nhập cảnh, XNK, kết nối mạng thông tin giữa các cơ quan kiểm soát hai bên thực hiện “kiểm soát biên phòng một cửa”, “kiểm tra hải quan một lần”. Với chủ trương mở rộng biên mậu, các tỉnh, thành phố thuộc hành lang đã tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giao thương hàng hoá, xúc tiến đầu tư, đối thoại doanh nghiệp như: Thường xuyên tổ chức các Hội chợ thương mại biên giới Việt – Trung tại Lào Cai, Nam Ninh, Hà Khẩu; Hội chợ TMQT Việt – Trung tại Lào Cai và Quảng Ninh; Hội chợ XNK hàng hoá Côn Minh lần thứ 17 vào tháng 6/2009, hội chợ thương mại – du lịch được tổ chức như tại Côn Minh vào tháng 6/2009, Hà Nội vào tháng 10/2009, Lào Cai vào tháng 11/2009; tổ chức triển lãm hàng hóa Quảng Tây - Trung Quốc - Việt Nam hàng năm… Hợp tác xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu, Lạng Sơn – Bằng Tường…, xây dựng khu kinh tế xuyên biên giới Lào Cai – Vân Nam…. Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cũng đã chủ động triển khai một số giải pháp hỗ trợ khác như thành lập Trung tâm Dữ liệu và CÔNG NGHệ THÔNG TIN để quản lý các hệ thống đường truyền, thực hiện phương pháp quản lý hải quan hiện đại, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Về hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: đẩy mạnh thanh toán biên mậu, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai bên thanh toán bằng đồng bản tệ; tổ chức thanh toán quốc tế với hình thức L/C bằng đồng bản tệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo cho hoạt động buôn bán an toàn, tránh rủi ro cho các doanh nghiệp; đẩy mạnh liên kết giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng Trung Quốc, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới, tạo điều kiện thanh toán dễ dàng cho các doanh nghiệp tham gia thương mại. Việc hình thành và phát triển của hai hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng đã thúc đẩy tự do hóa thương mại giữa hai nước, góp phần tích cực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao hiệu quả cạnh tranh của từng ngành, từng địa phương trên tuyến hành lang, đẩy mạnh kinh tế theo hướng CNH – HĐH hướng tới gia tăng XK, đặc biệt là các tỉnh biên giới Việt – Trung.
Thứ tư: Thị trường Trung Quốc đang trong giai đoạn thay đổi mạnh về cơ cấu và xu hướng tiêu dùng, song với một số lượng dân số khổng lồ, với mức thu nhập ngày càng cao do kinh tế tăng trưởng liên tục, dự đoán nhu cầu của thị trường này đối với các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá, thủy hải sản, rau quả, đồ gỗ, hạt điều và các lọa nông sản khác trong giai đoạn 2007 – 2015 vẫn là rất lớn. Nếu như nước ta không có những doanh nghiệp đủ lớn để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhằm sản xuất, phân phối, tiêu thụ những hàng hóa, dịch vụ có khả năng cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc hoặc không chiếm lĩnh, làm chủ được thị trường tiêu thụ nội địa thì nguy cơ chúng ta sẽ trở thành thị trường tiêu thụ béo bở của Trung Quốc là khó tránh khỏi. Theo kết quả hồi quy ta thấy, hàm hồi quy phù hợp: hai biến XK(-1), NK(-1) có ý nghĩa thống kê và giải thích được 97,04% sự biến động của biến kim ngạch XNK (Y); hàm hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai sai số đồng đều và không có hiện tượng tự tương quan bậc 1.
Vì vậy, Nhà nước, Ngân hàng trung ương cũng như các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng hình thức thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng thương mại của hai nước theo thông lệ quốc tế như: hỗ trợ thanh toán L/C, TTR, T/T, D/A, D/P, hỗ trợ về lãi suất, chi phí nếu doanh nghiệp mở tài khoản và thanh toán thông qua ngân hàng…. Muốn thế hai nước cần có cơ chế thông thoáng trong việc trao đổi chuyên gia, giải quyết vấn đề thủ tục, gia hạn thời gian cư trú… Chính quyền địa phương các tỉnh biên giới nên thường xuyên tổ chức đào tạo tiếng Trung cho cán bộ Việt Nam, đào tạo nghiệp vụ ở một số lĩnh vực mà ta còn kém nước bạn như về trình độ quản lý, xúc tiến du lịch… Bên cạnh hợp tác về kinh tế, hai bên cũng cần tiến hành cỏc hoạt động hợp tỏc, giao lưu về văn húa nhằm hiểu biết rừ hơn phong tục tập quán của nhau, đồng thời góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Thông qua các hiệp hội ngành hàng của Trung Quốc, xây dựng hệ thống đại lý bán lẻ, mở cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm, liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại Trung Quốc… Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào lợi thế của sản phẩm Việt Nam khi XK sang Trung Quốc hay nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc để mở chi nhánh kinh doanh tại Trung Quốc.