MỤC LỤC
Ở nước ta rầy lưng trắng phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam với các ký chủ là lúa, cỏ môi, cỏ chân vịt., trên ruộng lúa rầy lưng trắng có xu hướng xuất hiện và phát triển sớm so với rầy, tỷ lệ rầy lưng trắng thường cao hơn rầy nâu khi lúa ở giai đoạn mới cấy và sau đó giảm dần vào giai đoạn lúa đứng cái. Như vậy, cả 2 loại rầy có khả năng truyền virus LSĐ (lùn sọc đen) rất cao đang “đổ bộ” ra miền Bắc khiến nguy cơ bùng phát bệnh LSĐ trong thời gian tới là hết sức nguy hiểm (Báo nông nghiệp, 2009). Trứng của rầy lưng trắng có hình quả chuối, mới đẻ trong suốt không màu, kích thước trung bình 0.96mm x 0.20 mm, 3 ngày sau khi đẻ đầu trứng xuất hiện điểm màu đỏ, cuối trứng có một đốm màu vàng đục.
Thí nghiệm nhân tạo thả rầy trên các giống lúa thuần và lai cho thấy những giống lúa lai, giống lúa nhiễm rầy lưng trắng có mật độ tập trung nhiều hơn, đặc biệt ở giai đoạn đẻ nhánh sau 72h. Giống: Nhìn chung các giống phổ biến trong sản xuất đều nhiễm rầy lưng trăng ở các mức độ khác nhau trong 6 giống thuộc tập đoàn giống lúa của Bộ môn Giống, Khoa Trồng Trọt, Trường ĐHNNI được điều tra ngoài đồng vụ mùa 1989 có mức độ nhiễm rầy từ cao đến thấp: Nếp 415, Mộc Tuyền, U17,CH, KV, CR203.
+Diễn biến quần thể rầy lưng trắng trên ruộng phun trừ rầy lưng trắng lứa 1 +Diễn biến quần thể rầy lưng trắng trên ruộng phun trừ rầy lưng trắng lứa 2. - Nguồn rầy ban đầu dùng cho các thí nghiệm nuôi sinh học: rầy được bắt ngoài ruộng đưa về cho đẻ trứng vào các cây lúa trồng trong các khay có trồng lúa, khi trứng nở, tách rầy tuổi 1, tiến hành nuôi cá thể ở các cốc nhựa (7x15cm) có trồng 1 cây lúa TN1 15 ngày tuổi được chụp bằng ống bằng Mica cứng (5x30 cm) và đầu trên được bịt bằng vải màn, 5 ngày thay thức ăn 1 lần. - Khả năng đẻ trứng: rầy nâu được ghép đôi và nuôi trong các côc chụp giấy bóng cứng như mô tả ở trên, mỗi cốc thả 1 cặp, theo từng dạng cánh dài hoặc ngắn.
- Phương pháp xử lý : lúa được ngâm ủ bình thường khi hạt thóc nứt nanh thì tiến hành trộn đều với lượng nước thuốc vừa đủ sau đó đem ủ 12 tiếng rồi tiến hành gieo. Các số liệu thí nghiệm được tính toán theo phương pháp thống kê trong chương trình Microsoft Excel ở độ tin cậy P= 95% và phần mềm IRRISTAT.
Trong tự nhiên các loài ký sinh thiên địch có vai trò quan trọng trong việc điều hũa quần thể sõu hại, cỏc ký sinh thiờn địch được coi là điểm cốt lừi của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng trong đó có cây lúa. Nhằm tìm hiểu thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa, chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần ký sinh thiên địch của nhóm rầy trên lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định. Kết quả điều tra cho thấy các loài thiên địch xuất hiện khá sớm khi cây lúa bắt đầu giai đoạn hồi xanh và đẻ nhánh (đầu tháng 3) và tồn tại trên đồng ruộng vào hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa tuy số lượng và thành phần có sự thay đổi tùy thuộc giai đoạn sinh trưởng của cây lúa cũng như thành phần của các vật chủ.
Trong đó, phổ biến nhất là là bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr, bọ cánh ngắn Paederus fuscipes Curt, bọ 3 khoang Ophionea indica Thunbr, bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter, và nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell, Nhện sói vân đinh ba Lycosa pseudoannulata Boes. Ở Việt Nam theo Phạm Văn Lầm, (1997) đã công bố danh lục thiên địch nhóm rầy hại thân lúa gồm 66 loài, tại Nam Trực Nam Định vụ xuân 2010 các loài thiên địch đều nằm trong danh lục này.
Mật độ rầy nâu tăng muộn hơn đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa trỗ 730.5 con/m2 đến giai đoạn lúa chín mật độ rầy nâu vẫn khá cao 286.5 con/m2 đây là hai giai đoạn xung yếu dễ bị cháy rầy nâu ở Nam Định. Trên giống Bắc thơm số 7 ở cùng trà cấy thời gian xuất hiện rầy trên ruộng lúa không có sự khác biệt đáng kể: trên tất cả các nền thâm canh rầy lưng trắng đều xuất hiện vào giai đoạn lúa hồi xanh (10-13 ngày sau cấy). Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên một số giống lúa trồng phổ biến Các giống Bắc thơm số 7, tạp giao và khang dân 18 được trồng phổ biến tại vùng thực hiện đề tài xã Đồng Sơn huyện Nam Trực tỉnh Nam định, do điều kiện thời gian nên chúng tôi không tiến hành đánh giá mức độ kháng nhiễm của giống này với rầy lưng trắng trong điều kiện nhà lưới mà chỉ tiến hành điều tra diễn biến của chúng tại các giống này trên thực tế đồng ruộng kết quả cho thấy.
Trong điều kiện vụ Xuõn 2010 cỏc giống theo dừi đều cú thời gian xuất hiện rầy trên ruộng tương đương nhau (7- 10 ngày sau cấy) và không có sự khác biệt lớn về mật độ rầy lưng trắng ở cỏc kỳ theo dừi, tuy nhiờn giống Khang dõn 18 luụn có mật độ rầy lưng trắng thấp nhất ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa (hình 4.4). Điều này cho thấy, tương tự như mật độ cấy và các mức độ thõm canh khỏc nhau trờn cỏc giống theo dừi cú thời gian xuất hiện của rầy lưng trắng là tương tự nhau khi các giống này có cùng thời gian cấy, nhưng giữa các giống khác nhau thì diễn biến số lượng quần thể rầy lưng trắng trên đồng ruộng có sự khác nhau.
Số lượng và sự ổn định của quần thể của một số loài KSTĐ có vai trò quan trọng trong việc khống chế quần thể rầy lưng một cách bền vững, do vậy việc sử dụng loại thuốc BVTV nào cũng như thời điểm sử dụng chúng ra sao rất có ý nghĩa. Từ đó làm cơ sở cho việc khuyến cáo loại thuốc, thời điểm sử dụng một số loại thuốc BVTV nhằm đảm bảo khả năng phòng trừ hiệu quả rầy lưng trắng nhưng lại an toàn với quần thể một số loài KSTĐ quan trọng của rầy lưng trắng trên ruộng lúa. Do vậy, đánh giá ảnh hưởng của thuốc trừ rầy và thời gian sử lý của chúng với quần thể bọ xít mù xanh rất có ý nghĩa trong việc quản lý rầy lưng trắng mang tính bền vững.
Kết quả theo dừi diễn biến số lượng quần thể bọ xớt mự xanh trờn cỏc thớ nghiệm sử lý rầy lứa 1 hoặc 2 với một số loại thuốc Buproferine, Chess 50 WG và nấm Metarhizium anisopliae ở vụ xuân 2010 tại vụ xuân 2010 tại xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực , Nam Định cho thấy ở công thức 5,6 (sử dụng Buproferin) và 3,4 (sử dụng Chess 50 WG 50) phun lứa 1 hoặc 2 đều có số lượng quần thể cao hơn hoặc tương đương so với công thức không phun thuốc trừ rầy (CT 8) và đều có số lượng quần thể BXMX cao hơn so với công thức trừ rầy theo nông dân, điều này cho thấy các loại thuốc dùng thí nghiệm ít ảnh hưởng tới quần thể BXMX( bảng 4.9 và hình 4.7). Do vậy ta có thể thấy rằng thuốc trừ rầy Buproferin , Metarhizium anisopliae và Chess 50 WG ít ảnh hưởng tới quần thể nhện tổng số trên ruộng lúa dù phun trừ rầy lứa 1 hoặc lứa 2.
Diễn biễn số lượng nhện tổng số tại các công thức thí nghiệm tại Nam Trực Nam Định vụ xuân 2010. Sau lần thứ nhất thả rầy số lượng rầy ở các công thức thí nghiệm chết 100%, tiếp tục thả rầy lần 2 vào 14 ngày sau gieo để theo dừi thời gian hiệu lực của thuốc kộo dài.Hiệu lực của thuốc cũng được theo dừi ở 1, 3, 5 ngày sau khi thả rầy. Kết quả khảo nghiệm thể hiện trong bảng(4.11)cho thấy: trong đợt thả lần 1 (7 ngày sau khi gieo mạ) hiệu lực trừ rầy lưng trắng của tất cả các liều lượng xử lý đều đạt trên 80% sau khi thả rầy 1 ngày.
Để tiếp tục theo dừi hiệu lực của thuốc kộo dài trong giai đoạn mạ, chỳng tôi tiến hành thả rầy lưng trắng lần 2 (14 ngày sau khi gieo mạ). Kết quả cho thấy hiệu lực trừ rầy ở giai đoạn mạ 14 ngày tuổi còn cao hơn cả ở giai đoạn mạ 7 ngày tuổi.
Hiệu lực trừ rầy trưởng thành lưng trắng bằng thuốc xử lý hạt giống (Cruiser Plus 312.5 FS). Một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng tại phòng thí nghiệm viện. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của rầy lưng trắng phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ khi nhiệt độ tăng thì thời gian các pha rút nhanh vòng đời rút.
Sức sinh sản của rầy lưng trắng trong điều kiện nhà lưới tại Viện Bảo Vệ Thực Vật năm 2010.