MỤC LỤC
Theo VSA 320 về tính trọng yếu trong kiểm toán: “Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai sót trọng yếu về mặt định lượng”.Trọng yếu, xét trong quan hệ với nội dung kiểm toán, là khái niệm chung chỉ rừ tầm cỡ và tớnh hệ trọng của phần nội dung cơ bản của kiểm toỏn có ảnh hưởng tới tính đúng đắn của việc nhận thức, đánh giá đối tượng kiểm toán và việc sử dụng thông tin đã đánh giá đó để ra quyết định quản lý. Để phát hiện những trường hợp có hiện tượng gian lận trong việc sử dụng nguyên vật liệu như: xuất dùng nguyên vật liệu sử dụng không đùng mục đích, nguyên vật liệu xuất dùng cho muc đích khác nhưng vẫn đưa vào chi phí sản xuất hoặc dùng cho sản xuất nhưng không hạch toán vào… kiểm toán viên thường đối chiếu trị giá nguyên vật liệu xuất kho trên TK 152 với tổng chi phí nguyên vật liệu trên các TK 627, TK 641,TK 642 để xác định sự phù hợp giữa nguyên vật liệu xuất kho sử dụng với các chi phí ở các bộ phận sử dụng.
Phương châm hoạt động của Công ty là “Đi cùng sự phát triển của doanh nghiệp”.Công ty hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực và bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng cũng như quyền lợi của chính bản thân mình trên cơ sở tuân thủ pháp luật.Phương pháp kiểm toán của công ty dựa theo các nguyên tắc chỉ đạo của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế phù hợp với pháp luật và qui định của Chính phủ Việt Nam.Với sự am hiểu về môi trường kinh doanh, pháp luật Việt Nam kết hợp với việc áp dụng các công nghệ, các phương pháp tiếp cận và phương pháp luận mới nhất của Việt Nam và của thế giới, Công ty phấn đấu trở thành một trong những Công ty hàng đầu ở Việt Nam và trong khu vực, với chất lượng cao và đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng. Tư vấn cho các doanh nghiệp có nhu cầu về thuế, về quyết toán thuế.CPA VIETNAM xác định thuế là một vấn đề hết sức quan trọng và là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp.Theo đó dịch vụ tư vấn thuế nói riêng của CPA VIETNAM luôn mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp bởi sự kết hợp giữa đội ngũ chuyên gia tư vấn thuế giàu kinh nghiệm của CPA VIETNAM cùng với quan hệ chặt chẽ, mật thiết với Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế và các cơ quan thuế địa phương.CPA VIETNAM luôn trợ giúp các khách hàng trong việc lập kế hoạch và tính toán một cách cụ thể nhằm hỗ trợ cho mục đích kinh doanh của họ đồng thời trợ giúp cho khách hàng giảm ảnh hưởng đáng kể của thuế đến các giao dịch kinh doanh. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam CPA VIETNAM là công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam gồm có hội đồng thành viên bao gồm 8 người, các thành viên hợp danh bao gồm các cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và đều có chứng chỉ CPA do Bộ Tài Chính cấp và đều chịu trách nhiệm vô hạn đối với khách hàng bằng toàn bộ tài sản của mình.Hội đồng thành viên lập ra ban giám đốc gồm 5 người, giám đốc công ty là ông Vũ Ngọc Án,1 phó giám đốc phụ trách chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, 1phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ, 1 phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ kiêm hành chính và cuối cùng là phó giám đốc phụ trách phòng xây dựng cơ bản.Ngoài ra còn có Kế toán trưởng cùng các Trưởng , Phó phòng ban khác nhau.
Chương trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho của CPA VIETNAM Để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, ngoài việc tuân thủ quy trình chung trong công tác kiểm toán, CPA đã xây dựng cho mình các chương trình kiểm toán cho từng chu trình kiểm toán trong đó có chương trình kiểm toán áp dụng cho chu trình hàng tồn kho. Những thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ được kiểm toán viên tìm hiểu thông qua việc phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với Ban giám đốc và những người có trách nhiệm trong Công ty.Qua tìm hiểu, kiểm toán viênnhận thấy: bộ máy quản lý và bộ phận nhân sự liên quan đến công tác hạch toán kế toán hàng tồn kho về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của Công ty. Nếu khách hàng có đầy đủ các phiếu nhập/ xuất hàngtồn kho hợp lý và đáng tin cậy; và nếu khối lượng các mặt hàng tồn kho được dự tính là ổn định và hợp lý cho tới ngày thực hiện kiểm kê thì chúng ta có thể xem xét lựa chọn một số mặt hàng được nhập/ xuất gần ngày kiểm kê nhất để kiểm tra.
Mục đích của việc tham gia kiểm kê hàng tồn kho là xác định tình trạng của hàng tồn kho, việc ghi chép, tính hiện hữu, tính đầy đủ, tính đúng kỳ của hàng tồn kho. Nếu có nhiều mặt hàng quan trọng thuộc sở hữu của khách hàng nhưng lại được lưu kho ở nơi khác mà khó có thể tham gia kiểm kê được thì kiểm toán viên hoặc khách hàng phải lập thư xác nhận về số hàng hoá và gửi cho đơn vị đang giữ số hàng hoá đó. Xem xét việc thực hiện các thủ tục kiểm kê từ phía khách hàng nhằm tránh việc đếm đúp hoặc không được đếm đới với các mặt hàng tồn kho, cũng như việc xử lý chênh lệch khi kiểm kê,.
Nhìn chung, qua tìm hiểu công tác kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục hàng tồn kho nói riêng tại Công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam cho thấy việc thực hiện công tác kiểm toán từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến phát hành báo cáo kiểm toán đã được Công ty tuân thủ khá chặt chẽ theo các chuẩn mực kiểm toán và kế toán Việt Nam, các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận, chương trình kiểm toán chung của Cụng ty. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, CPA luôn cử các kiểm toán viên của mình trực tiếp tìm hiểu các thông tin liên quan đến hàng tồn kho của doanh nghiệp như: danh mục hàng tồn kho của khách hàng, chủng loại hàng tồn kho, điều kiện bảo quản bảo vệ,… đồng thời xem xét hoạt động kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với khoản mục này như: xem xét trực tiệp việc tổ chức bảo quản hàng tồn kho, tổ chức hạch toán hàng tồn kho, các nguyên tắc kế toán đối với hàng tồn kho đang được áp dụng và thực hiện ở đơn vị khách hàng, phỏng vấn sơ bộ các vấn đề khác mà kiểm toán viên quan tâm như nhà cung cấp hàng hoá hay việc sử dụng các kho tàng của bạn hàng… Để nâng cao hiệu qủa công tác tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộcủa khách hàng, CPA cũng đã thiết kế hệ thống các bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trong đó có thiết kế riêng cho chu trình hàng tồn kho (bảng số 4, 5, 6).Tuy đây mới chỉ là những câu hỏi khái quát nhưng đã góp phần nâng cao độ chính xác và tin cậy cho kiểm toán viên khi đưa ra ý kiến về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với khoản mục này, từ đó giúp các kiểm toán viên có thể đưa ra các quyết định kiểm toán phù hợp vẫn đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Khi tiến hành phân tích các khoản mục của hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính của công ty khách hàng, kiểm toán viên thường so sánh số liệu của năm kiểm toán với các năm trước đó để xác định các biến động bất thường, từ đó tìm các khoản mục nghi vấn để tiến hành kiểm toán.Nhưng nếu kiểm toán viên không tìm hiểu thị trường, thì có thể do nhân tố giá cả trên thị trường biến động lớn làm cho các khoản mục cũng tăng lên nhiều, trong khi đó giá thành sản xuất và số lượng không tăng là bao hoặc ngược lại, nếu không có những hiểu biết về thị trường, thì kiểm toán viên sẽ đánh giá những khoản mục đó có những biến động bất thường và tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết gây ra lãng phí thời gian và tăng thêm chi phí.
Qua thực tế tìm hiểu công tác kiểm toán chu trình hàng tồn kho của CPA thực hiện tại hai khách hàng là Công ty ABC em nhận thấy, khi thực hiện chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết, việc xác định số lượng mẫu chọn và lựa chọn các phần tử vào mẫu được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất dựa vào những phán đoán của kiểm toán viên và thường chọn theo nguyên tắc số lớn.Có nghĩa là khi thực hiện kiểm toán hàng tồn kho, việc chọn mẫu kiểm toánđược các kiểm toán viên tập chung vào các nghiệp vụ có số dư, quy mô lớn như các nghiệp vụ mua nguyên vật liệu, xuất bán thành phẩm, hàng hoá. Các biến động lớn liên quan đến chu trình hàng tồn kho có thể dễ dàng phát hiện qua các thủ tục phân tích, tuy nhiên trong thực tế kiểm toán khách hàng là Công tyABC kiểm toán viên chỉ chủ yếu sử dụng thủ tục phân tích ngang ở mức độ cơ bản như so sánh sự biến động tuyệt đối của các khoản mục hàng tồn kho của đầu kỳ và cuối kỳ, so sánh trọng hàng tồn kho so tổng tài sản lưu động để xem xét sự hợp lý chung. Việc mở rộng sử dụng các tỷ suất trong thủ tục phân tích theo em với Công ty là rất khả thi bởi lẽ với sự hỗ trợ của các công cụ phân tích mạnh như các phần mền tin học, phần mền tính toán (như Microsoft Excel) việc tính toán các tỷ suất này không có gì là khó khăn, trong khi đó hiện nay tất cả các phòng kiểm toán của Công ty đều được trang bị máy vi tính hiện đại và tất cả các kiểm toán viên đều sử dụng thành thạo các phần mền ứng dụng như phần mền Excel.