MỤC LỤC
-Nguyên vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản phục vụ cho các hoạt dộng kinh doanh. Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động trong khâu thu mua, công ty đã thành lập tổ tiếp nhận vật liệu có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường để xem xét tình hình biến động giá cả của nguyên vật liệu để lựa chọn nơi nhập vật liệu sao cho giá vật liệu đầu vào không quá cao, địa điểm thu mua thuận tiện từ đó giảm chi phí thu mua, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Xem xét số lượng vật tư tồn trong kho để quyết định mua chủng loại nào và số lượng cần mua rồi ghi vào phiếu yêu cầu mua vật tư. Sau đó phòng sản xuất lựa chọn nhà cung cấp có tên trong danh sách các nhà cung cấp chủ yếu đã được phê duyệt. Nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị của sản phẩm, vì vậy tiến hành mua vật liệu về để sản xuất ra sản phẩm thì trước khi nhập kho cần phải được kiểm nghiệm thật chặt chẽ để xác định số lượng và quy cách thực tế của vật liệu.
Công tác kiểm nghiệm được tiến hành bởi một ban chuyên trách thuộc phòng kỹ thuật và thủ kho vật tư. Cơ sở để kiểm nhận là hoá đơn của người cung cấp và hợp đồng mua hàng ( TH chưa có hoá đơn phải căn cứ vào hợp đồng mua hàng để kiểm nhận). Trong quá trình kiểm nhận vật liệu nhập kho nếu phát hiện vật liệu thừa, thiếu hoặc sai quy cách, kém phẩm chất.
Nếu đó xỏc định rừ nguyờn nhõn do nhà cung cấp, cụng ty có thể yêu cầu nhà cung cấp giảm giá hoặc có thể từ chối không nhận số nguyên vật liệu đó. Trên cơ sở của biên bản kiểm nghiệm vật tư, hoá đơn bán hàng của nhà cung cấp, phòng kế hoạch vật tư sẽ lập phiếu nhập kho.
Đại diện bên B Giám đốc Bùi Khải Anh VD: Ngày 05/03/2007 nhà máy mua vật liệu của Công ty TNHH Vĩnh Thành và nhận được chứng từ sau. Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi tám triệu sáu trăm tám mươi hai nghìn đồng chẵn.
Biên bản được lập thành 1 bản , gửi bản phô tô cho các đơn vị liên quan, phòng sản xuất giữ bản gốc. Trên cơ sở hoá đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm vật tư và các chứng từ liên quan khác ( nếu có ) phòng sản xuất sẽ lập phiếu nhập kho.
Khi ở dưới phân xưởng cần nguyên vật liệu cho sản xuất thì bộ phận xin vật tư phải ( kê ra những vật tư cần dùng) rồi đưa cho quản đốc phân xưởng ký. Sau đó làm phiếu lĩnh vật tư và đưa lên phòng kỹ thuật thông qua & Giám đốc công ty phê duyệt. Sau khi được Giám đốc ký, phiếu đề nghị xuất vật tư được đưa sang phòng sản xuất ký xác nhận, rồi sau đó phòng sản xuất lập “ Phiếu Xuất kho ” để xuất vật tư.
Sau khi phiếu xuất kho có ký nhận của thủ kho, phiếu xuất kho được phòng sản xuất chuyển lên cho kế toán vật tư ghi sổ.
Vậy tôi làm giấy này đề nghị Giám đốc ký duyệt để đảm bảo tiến độ sản xuất.
Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc quản lý nguyên vật liệu do nhiều bộ phận, đơn vị tham gia song việc quản lý tình hình nhập xuất tồn kho vật tư hàng ngày chủ yếu được thực hiện ở bộ phận kho và phòng kế toán thống kê trên cơ sở chứng từ kế toán nhập xuất vật tư. Bởi vậy giữa thủ kho và phòng kế toán phải phối hợp với nhau để sử dụng chứng từ kế toán nhập xuất nguyên vật liệu một cách hợp lý trong việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho & vào sổ kế toán chi tiết của kế toán nhằm đảm bảo sự phối hợp giữa thẻ kho và sổ kế toán chi tiết. Để phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty & quản lý vật tư, phòng kế toán thống kê đã áp hạch toán vật tư chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
Để phù hợp với tình hình xuất nhập vật tư, doanh nghiệp đã áp dụng hạch toán vật tư chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập xuất để ghi số lượng vật liệu vào thẻ kho và cuối ngày tính ra số lượng tồn kho của từng loại vật tiệu trên thẻ kho. Ở phòng kế toán: Sử dụng bảng kê nhập, bảng kê xuất để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về mặt số lượng lẫn giá trị.
- Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và các chứng từ có liên quan khác như hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm nghiệm do thủ kho và phòng sản xuất chuyển tới thì kế toán phải kiểm tra đối chiếu, tính ra giá nhập kho và giá xuất kho rồi phân loại các chứng từ nhập xuất theo loại vật tư. Tại công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam thì sổ đối chiếu luân chuyển bao gồm: Bảng kê nhập, bảng kê xuất và bảng cân đối vật tư.
Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hoá đơn GTGT để lập lên bảng kê nhập vật tư. Căn cứ vào bảng kê nhập vật tư mua ngoài kế toỏn tổng hợp ghi vào bảng tổng hợp phải trả cho người bỏn để theo dừi quan hệ thanh toán với các nhà cung cấp trong việc mua vật tư của công ty. Tại công ty cổ phần nồi hơi Việt Nam do quá trình thu mua vật tư rất nhiều nên công ty coi “Bảng tổng hợp phải trả cho người bán ” là Sổ cái tài khoản: phải trả người bán ( TK331 ).
Nên hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn GTGT kế toán tiến hành lập sổ nhật ký chung. Nguyên vật liệu của công ty xuất dùng chủ yếu phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Bởi vậy, nhiệm vụ quan trọng của kế toán tổng hợp vật tư là phản ánh kịp thời, tính toán và phân bổ chính xác cho từng đối tượng sử dụng vật tư.
Căn cứ vào các phiếu xuất kho, bảng kê xuất vật tư, kế toán tổng hợp lập nên “bảng phân bổ vật liệu”. Căn cứ vào sổ nhật ký chung hàng ngày với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì đồng thời kế toán tiến hành vào sổ cái TK 152.
Định kỳ hàng tháng một lần, thủ kho kết hợp với phòng kế toán, phòng sản xuất tiến hành kiểm kê về số lượng, chất lượng và giá trị nguyên vật liệu, xác định số lượng vật tư tồn kho, từ đó có biện pháp lập kế hoạch cung cấp vật tư cho sản xuất. + Công tác sử dụng vật tư: Công ty sử dụng hợp lý các loại vật tư Khi sử dụng vật tư còn thừa có những vật tư được thu hồi nhập lại kho và có thể có những vật tư để lại phân xưởng để tiện cho kỳ sau sử dụng. + Công tác tổ chức quản lý vật tư: Do đặc điểm sản xuất của công ty là đa dạng, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các ngành công nghiệp.
Do vậy nguyên vật liệu sử dụng trong công ty rất phong phú, nhiều chủng loại nên công ty đã xây dựng bảng danh mục vật tư mà kế toán vật tư quy định để dễ kiểm tra &. Bên cạnh những thành tích đạt được công ty còn gặp không ít những khó khăn và tồn tại những mặt chưa hợp lý trong công tác kế toán nguyên vật liệu. Công ty đã áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá vật liệu xuất kho là chưa thật phù hợp, độ chính xác không cao hơn nữa công việc lại dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán.
Điều này ảnh hưởng đến việc kiểm tra đối chiếu dễ gây thất thoát vật liệu và không phản ánh chính xác số vật liệu nhập, xuất, tồn trong tháng. Hệ thống chứng từ sổ sách ghi chép được tổ chức hợp lệ, hợp pháp theo đúng chế độ kế toán đảm bảo tính chớnh xỏc rừ ràng trong cụng tỏc kế toỏn.