MỤC LỤC
Tuy nhiên, mỗi lần gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngân hàng phải phát hành một sổ tiết kiệm có kỳ hạn giao dịch cho khách hàng lưu giữ, điều này đối với ngân hàng sẽ phát sinh chi phí cao hơn, khó khăn trong việc hạch toán và theo dừi, đối với khỏch hàng thỡ việc bảo quản cũng khụng thuận lợi, lại khụng được mua bán chuyển nhượng trên thị trường đồng thời không được hưởng các dịch vụ của ngân hàng từ tài khoản tiết kiệm này. Vốn huy động trung và dài hạn: để hạn chế sự biến động của nguồn vốn huy động và cũng để phục vụ cho nhu cầu vốn đầu tư vào các dự án lớn, các NH đã cung cấp các sản phẩm với mức kỳ hạn từ 1-5 năm (vốn huy động trung hạn) và lớn hơn 5 năm (vốn huy động dài hạn). Tuy nhiên, do thời gian huy động dài nên nguồn này không được nhiều sự ưa chuộng của khách hàng vì có độ rủi ro cao hơn. Đây là nguồn vốn ổn định mà NH huy động được, nhưng các NH cũng phải trả mức lãi suất cao hơn cho loại nguồn vốn này, vì vậy, NH cần tính toán để huy động và giải ngân sao cho có hiệu quả cao và an toàn. 1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá quy mô, chất lượng vốn huy động và phương pháp xác định lãi suất huy động. Như chúng ta đã biết, vốn là tài nguyên chính của NH, nhất là vốn nợ. Chính vì vậy, chất lượng và số lượng của vốn huy động cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng và chất lượng các khoản cho vay và đầu tư. Do đó, các NH luôn phải quản lý các nguồn vốn này nhằm mục tiêu an toàn và sinh lời. Cụ thể, chúng ta có thể đánh giá số lượng và chất lượng của hoạt động huy động vốn thông qua một số chỉ tiêu sau:. • Một số chỉ tiêu đánh giá quy mô và chất lượng vốn huy động - Vốn huy động/ Vốn chủ sở hữu. Chỉ số này phản ánh khả năng huy động vốn trên 1 đồng vốn chủ sở hữu. Có những yêu cầu nhất định về tỉ lệ này để đảm bảo khả năng thanh toán, chống rủi ro cho NH. Trong giới hạn cho phép thì tỉ lệ này càng cao chứng tỏ khả năng huy động vốn của NH tốt. Tỷ trọng từng loại vốn/ Tổng NVHĐ =. Chỉ tiêu này có nhiều ý nghĩa trong việc cân đối nguồn vốn, phát hiện tiềm năng và sự thiếu hụt để kịp thời đẩy mạnh việc huy động vốn theo từng tiêu chí và cũng để hợp lý hơn trong việc xác định cơ cấu cho vay của NH. Nếu NH nào có tỷ trọng tiền gửi cao, NH đó sẽ có nhiều thuận lợi để tạo ra lợi nhuận. Tổng giá trị quy đổi. bảng * hệ số rủi ro) + Tổng ( TS rủi ro ngoại bảng hệ số rủi ro)*hệ số chuyển đổi Hiện nay, Việt Nam và một số nước đang sử dụng hệ số VTC/ Tổng TS có rủi ro để đo lường độ an toàn vốn của NH.
- Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của NHTM, và nó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được hiệu quả, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lạm phát, khủng hoảng… Nền kinh tế càng phát triển, chính trị xã hội ổn định thì thu nhập của dân cư sẽ tăng lên làm tăng nhu cầu tích luỹ của cá nhân và tổ chức. Cán bộ NH không những thực thi nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác mà còn cần có kiến thức sâu rộng để có thể tư vấn cho khách hàng về các hoạt động: mua bán ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán…Các NH không những cần phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBNV mà còn cần xây dựng mối quan hệ giữa các phòng ban, tạo nên động lực lao động, tăng tính sáng tạo và tự chủ để phát huy tốt nhất nội lực của NH.
Ngày 07/09/2005 GĐ NHNo&PTNT Láng Hạ ký quyết định 683/QĐ/NHLH-TCCB thành lập phòng hành chính nhân sự thuộc Chi nhánh Bách Khoa và hoàn chỉnh tổ chức lãnh đạo của các phòng trong chi nhánh, từng bước ổn định về mọi mặt đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh, tạo uy tín, vị thế trên địa bàn Thủ đô. Tốc độ tăng trưởng cho vay trung hạn giữ ở mức khá ổn định và đa số tập trung vào các DNNQD để trang bị máy móc thiết bị, các hộ gia đình mua sắm phương tiện vận tải như: công ty TMCP Hợp Hoà Phát, Tổng công ty Chè Việt Nam và công ty xuất nhập khẩu Bao Bì …( chiếm 60% tổng dư nợ).
Mặt khác, trong điều kiện phát triển của nền kinh tế đất nước, các NH đều cải cách hệ thống dịch vụ như: giao dịch một cửa, ứng dụng sản phẩm công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh… thì Chi nhánh lại gặp khó khăn rất lớn về cơ sở vật chất, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng làm giảm một phần lượng khách hàng truyền thống của chi nhánh. Ngoài ra, Chi nhánh cũng rất chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý vốn hỗ trợ hiệu quả việc thực hiện chính sách tỷ giá, lãi suất phù hợp với biến động của thị trường và nền kinh tế.
Nguyên nhân là do trong những năm đầu mới ổn định hoạt động, NH chưa có nhiều biện pháp nhằm thu hút được lượng tiền gửi từ dân cư mà chủ yếu là những doanh nghiệp gửi tiền vào NH đáp ứng nhu cầu thanh toán, sản xuất kinh doanh. Việc đa dạng hoá phương thức huy động có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì điều đó đồng nghĩa với việc khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng khách hàng.
Năm 2005 chiếm 7, 5% tổng vốn huy động từ TGTK nhưng đến năm 2007 đã giảm xuống chỉ còn 3,75% do lãi suất TGTK không thể bù đắp được sự mất giá do tình trạng lạm phát cao khiến người dân không còn quan tâm đến lãi suất nhận được mà họ chuyển sang đầu tư khác như: chứng khoán, vàng, bất động sản…. Nguyên nhân là do, ngoài việc sử dụng biện pháp truyền thống trong huy động như: sổ tiết kiệm, tiết kiệm có khuyến mãi bằng hiện vật, tiết kiệm dự thưởng…Chi nhánh còn bổ sung nhiều hình thức TGTK như: tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm kỳ hạn 1-60 tháng với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, trả lãi sau… nhằm đa dạng hoá hình thức huy động gửi tiết kiệm và huy động nguồn vốn này đạt hiệu quả cao hơn.
Hiện nay, các tổ chức kinh tế có quan hệ tiền gửi tại Chi nhánh đều sử dụng hầu hết các dịch vụ kèm theo của NH như: tín dụng, bảo lãnh, chuyển tiền, L/C…Nhờ vậy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã đạt được tốc độ tương đối ổn định qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi của các tổ chức chủ yếu là tiền gửi giao dịch, mục đích của việc mở tài khoản thanh toán của các tổ chức tại NH là khách hàng muốn thực hiện các tiện ích trong thanh toán như: thanh toán, thanh toán quốc tế, mở L/C thanh toán dịch vụ…Nguồn vốn này chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn với số dư thất thường, chỉ mang tính thời điểm.
Năm năm hoạt động là thời gian không dài nhưng Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa đã tạo được những bước tiến vững chắc trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động huy động vốn Chi nhánh luôn xác định tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu trong hoạt động của NH. Hiện nay chúng ta có rất nhiều Văn bản pháp luật quy định về hoạt động của các NHTM, cũng như các Văn bản liên quan khác, tuy nhiên các Văn bản này còn thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam, thiếu chặt chẽ và chồng chéo nhau khiến việc thực hiện còn nhiều khó khăn.
Thứ sáu: Lập chương trình phần mềm thực hiện việc gửi và rút bất kỳ trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, chứng chỉ có giá dài hạn vô danh và trái phiếu vô danh. - Tiếp cận với các đơn vị, tổ chức kinh tế… để mở tài khoản thanh toán, trả lương qua thẻ, tiến tới thanh toán tiền điện, nước qua NH.
Chi nhánh Bách Khoa hiện nay mới chỉ có hai phòng giao dịch trực thuộc đặt ở nơi dân cư đông đúc, mạng lưới hoạt động còn nhỏ hẹp, chưa tận dụng được vị trí ở những khu như: Trung Yên, Nhân Chính, Định Công, Linh Đàm… là nơi tập trung rất nhiều các doanh nghiệp, Công ty để hoạt động được nguồn vốn lớn và ổn định hơn và càng thu hút nhiều hơn nữa các thành phần khách hàng thuộc những lĩnh vực kinh tế tạo điều kiện đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động. Là một NH hàng đầu của cả nước, Chi nhánh cần tiếp tục tăng cường đầu tư, hiện đại hóa công nghệ để phục vụ việc tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các hoạt động của ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao hoạt động của hệ thống thông tin quản lý, phát triển sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng công nghê, đảm bảo sự phát triển một cách an toàn khi quy mô hoạt động được mở rộng cả bề rộng và bề sâu.
- Nên triển khai kịp thời và hướng dẫn cụ thể việc thi hành các băn bản, các quy định, quyết định, chỉ thị của nơ Nhà nước và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam về hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, tạo điều kiện cho ngân hàng luôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và đảm bảo chất lượng cao. Các giải pháp đó chỉ phát huy tác dụng khi được sử dụng kết hợp với sự đầu tư thích đáng về, nhân lực của Ngân hàng cũng như sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước mà trước hết là tạo lập một môi trường kinh doanh ổn định cho hoạt động Ngân hàng và đặc biệt là sự hỗ trợ của NHNo&PTNT Láng Hạ.