MỤC LỤC
Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm công việc, sản phẩm đã hoàn thành, sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Như vậy chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là hai mặt thống nhất của một quá trình, một bên là chi phí sản xuất - đầu vào dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm, vì vậy tiết kiệm chi phí sản xuất sẽ hạ được giá thành sản phẩm.
Như vậy chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là hai mặt thống nhất của một quá trình, một bên là chi phí sản xuất - đầu vào dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm, vì vậy tiết kiệm chi phí sản xuất sẽ hạ được giá thành sản phẩm. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có vai trò quan trọng trong công tác quản lý chi phí sản xuất tại doanh nghiệp. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất được xác định hợp lý, khoa học sẽ là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất ngay từ việc hạch toán ban đầu đếnt ổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản sổ chi tiết chi phí sản xuất.. đồng thời các chi phí phát sinh sau khi đã được tập hợp xác định theo các đối tượng kế toán chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ và dịch vụ theo đối tượng đã xác định. 1.5.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành và mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tình tổng giá thành và giá thành đơn vị. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng loại sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp coa quy trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn, công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành. Kỳ tính giá thành: Để đáp ứng yêu cầu quản lý chỉ tiêu giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp dựa trên đặc điểm của việc sản xuất, kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau về bản chất, chúng đều là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp. định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tổ chức kế toán chi phí sản xuất trong khi xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thànhc ủa quá trình sản xuất. Một đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo các đối tượng chi phí đã xác định. Tuỳ thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí, kế toán áp dụngphương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp. Tại các doanh nghiệp thường sử dụng hai phương pháp sau đây:. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loạic hi phsi sản xuất riêng biệt. Theo phương pháp này, chi phí phát sinh trực tiếp liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí nào thì chi phí sẽ được tập hợp, quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó. Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Phương pháp này có độ chính xác cao, nên cần áp dụgn tôi đa trong điều kiện cho phép. Phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ gián tiếp. Phương pháp này được sử đụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Theo phương pháp này kế toán tập hợp chung các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, sau đó thực hiện phân bổ cho từng đối tượng kế toán riêng biệt theo tiêu thức phân bổ phù hợp. Việc phân bổ tiến hành theo trình tự sau:. Trong đó: C là tổng chi phí phân bổ cho các đối tượng. T là tổng đối tượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ. - Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:. TRong đó: Ci Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i Ti Đối tượng tiêu chuẩn cần phân bổ i. Với phương pháp phân bổ gián tiếp, mức độ chính xác của chi phí sản xuất tính cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn. Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể xác định riêng rẽ theo từng nội dung chi phí cần phân bổ. Khi đó phải xác định hệ số phân bổ theo từng nội dung chi phí này) hoặc cũng có thể xác định chung cho tất cả các chi phí cần phân bổ. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Nhìn chung, quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu được chia thành nhiều công đoạn khác nhau, từ việc thu mua sữa tươi từ các hộ gia đình về trạm thu mua ở 10 khu vực, cuối buổi được vận chuyển về nhập vào nhà máy để đưa vào sản xuất chế biến. Các sản phẩm sữa Mộc Châu được chế biến từ 100% sữa bò tươi nguyên chất, trên dây chuyền chế biến sữa hiện đại theo công nghệ tiên tiến của tập đoàn Tetrapak Thuỵ Điển, được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000 và HACCP Code 2003.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, nhà máy sản xuất có liên quan trong việc thực hiện mua sắm sửa chữa và bảo quản lưu kho các loại nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng và các loại nguyên vật liệu vận dụng khác (gọi chung là vật tư phụ tùng) phục vụ cho nhu cầu sản xuất và công tác bán các sản phẩm Công ty kinh doanh. - Phòng tổ chức lao động: Quản lý về nhân sự tại Công ty, xây dựng kế hoạch và tiờu chuẩn tuyển dụng lao động, theo dừi nguồn lao động nhận khoỏn, soạn thảo các công văn giấy tờ, các quyết định của Tổng giám đốc yêu cầu, lưu trữ, gửi, tiếp nhận các công văn đi, đến, các chế độ BHXH đối với người lao động, kế hoạch đào tạo, thi đua khen thưởng, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ tổ chức đời sống và các mặt sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Do vậy Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp, nửa phân tán, nửa tập trung (do Công ty có phòng kế toán tại chi nhánh, tại các nhà máy, nhà xưởng, các kế toán viên này hoạt động dưới hình thức ghi chép, báo sổ, xử lý chứng từ sơ bộ, sau đó chuyển toàn bộ chứng từ, số liệu về phòng kế toán đặt tại trụ sở Công ty). Kế toán trưởng có nhiệm vụ lập, ký duyệt và gửi các tài liệu chứng từ có liên quan đến công tác kế toán, có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán tài chính thống kê và bộ máy kế toán công tác phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị, kế toán trưởng phải có mối quan hệ với Chi cục thuế, Ngân hàng, Tài chính, Tổng Công ty để đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kế toán trưởng phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Công ty, trước các cơ quan cấp trên và pháp luật về công việc thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình.
Do Công ty tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm trong 2 phân xưởng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất đối với CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC.
- TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp: dùng để tập hợp các khoản chi phí vế tiền công, phụ cấp độc hại, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. - TK 627 – Chi phí sản xuất chung: Dùng để tập hợp chi phí sản xuất khác phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất tại phân xưởng như: Chi phí vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng tại phân xưởng, chi phí hoá chất cho KCS, tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng….
Nguyên vật liệu được nhập về nhà máy, thủ kho có trách nhiệm kiểm tra hàng nhập về về mặt số lượng theo đơn hàng phòng kế toán Công ty gửi xuống nhà máy, KCS kiểm tra về mặt chất lượng. Hàng năm theo sự điều chỉnh của phòng sản xuất kinh doanh, phòng kế toán Công ty đều gửi xuống nhà máy bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm.
Tại đây, kế toán tiền lương sẽ tiến hành hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh qua phần mềm kế toán máy – MISA. Dựa vào bảng tính lương kế toán nhà máy lập chi tiết tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất cho từng sản phẩm gửi lên phòng kế toán Công ty, kế toán Công ty nhập số liệu vào máy.
Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh tại phân xưởng là những chi phí về điện, điện thoại, sửa chữa TSCĐ… được tập hợp vào TK cấp 2: 627.7 chi tiết cho từng phân xưởng. Đối với dịch vụ căn cứ vào hoá đơn thanh toán kế toán bóc tách phần thuế VAT được khấu trừ và chỉ ghi vào chi phí sau khi trừ thuế VAT.
Kế toán đánh sản phẩm làm dở tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa.
Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính.
Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để thực hiện việc phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là rất khoa học và hợp lý, nó đảm bảo cho việc thực hiện, xử lý các nghiệp vụ cũng như lên các sổ sách báo cáo rất nhanh gọn, đơn giản. Nó đảm bảo công tác hạch toán kế toán được thực hiện theo đúng chế độ quy định, cách sử dụng lại rất tiện lợi và dễ hiểu giúp cho nhân viên kế toán có thể nắm bắt và xử lý nhanh, không nhầm lẫn, khối lượng công việc của bộ máy kế toán cũng được giảm đi đáng kể, độ chính xác của số liệu kế toán và thông tin kế toán cao.
Trong thực tiễn việc sai sót hoặc gian lận đối với khoản mục này thường khó thực hiện vì có sự kiểm tra tương tác giữa doanh nghiệp và người lao động, tuy nhiên các khoản mục vẫn được chú ý và kiểm soát. Nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo để bổ xung cho kế toán công nợ hộ phần mềm riêng, hiện nay số hộ chăn nuôi của Công ty ngày càng lớn, sản lượng sữa của hộ sản xuất ra nhiều, vả lại các hộ cũng mua nợ rất nhiều vật tư của Công ty như: Thức ăn gia súc, rỉ mật, thuốc thú y, phân bón..nên kế tón công nợ vẫn phải làm thủ công không đáp ứng được yêu cầu quản lý.