Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam

MỤC LỤC

Đặc điểm của KCN, KCX

Theo điều 6 Quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao ban hành kèm Nghị định 36/ CP thì doanh nghiệp trong các KCN có thể là doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các lĩnh vực mà các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh cụ thể như: Nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ đêt nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới; Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng; Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dùng ở trong nước; Phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghê….

Vai trò của các KCN, KCX

Đại hội Đảng khóa IX năm 2001 là “trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài; tích cực chủ động thâm nhập, mở rộng thị trường quốc tế” và đến Đại hội Đảng khóa X năm 2006 là “lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất và là nguyên tắc chủ đạo;. Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN- KCX không những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN- KCX hoạt động có hiệu quả mà còn tạo sự đa dạng hóa thành phần doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp công nghiệp vào các KCN.

Sự cần thiết của việc thu hút vốn đầu tư vào các khu KCN, KCX ở Việt Nam

Đối với nguồn nhân lực, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ dẫn tới sự chuyên môn hóa sâu sắc của ngưới lao động Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển, sự thay đổi về nhiều mặt trong cơ cấu nguồn nhân lực, làm biến chuyển từ một cơ cấu lạc hậu sang một cơ cấu tiến bộ hơn. Bên cạnh đó thu hút vốn đầu tư vào các KCN- KCX sẽ tạo thêm năng lực sản xuất mới trong nhiều ngành kinh tế then chốt đối với sự nghiệp CNH-HĐH, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM

Khái quát chung tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam

    Năm 2006, chúng ta cũng thấy có nhiều dự án mới có quy mô lớn được đầu tư vào KCN như: Dự án nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại KCN Phú Mỹ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,2 tỷ đô la Mỹ; Dự án sản xuất thiết bị viễn thông của Công ty Panasonic đầu tư vào KCN Thăng Long, Hà Nội với tổng vốn đầu tư đăng ký 76 triệu USD… Nhiều người dự báo, với làn sóng đầu tư vào Việt Nam “hậu” WTO, sức hút đầu tư vào KCN trong những năm tới sẽ vào khoảng 7-10 tỷ USD. Con số 13,5% tổng vốn đầu tư nói lên rằng, có quá ít dự án kỹ thuật công nghhệ cao đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, chưa xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh trong thu hút vốn đầu tư của các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhất là đối với vốn ĐTTTNN, bởi các dự án công nghệ cao không chỉ góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong phát triển công nghiệp Việt Nam, mà còn kéo theo nhiều dự án công nghiệp phụ trợ cho sản xuất công nghệ cao đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Như vậy nhà nước phải có các biện pháp điều chỉnh sao cho việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất phân theo ngành một cách cân đối hơn, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp, đây là ngành thế mạnh và truyền thống của Việt Nam, cần phải thu hút vốn đầu tưđể cơ giới hóa nông nghiệp, đưa máy móc thiết bị hiện đại để đạt được năng suất và hiệu quả cao hơn.

    Mặt khác, bên cạnh việc thực hiện cơ chế quản lí một cửa, tại chỗ, đã có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan quản lí chức năng; Đồng Nai cũng thường xuyên quan tâm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, hệ thống dịch vụ khu công nghiệp, khu chế xuất… Tiếp đến là tỉnh Bình Dương với 612 dự án (chiếm 20,26% tổng số dự án), với vốn đầu tư 5744,81 triệu USD( chiếm 19,23%), tỉnh Bình Dương hiện có 16 KCN-KCX.

    Bảng 2: Tình hình thu hút đầu tư vào KCN-KCX cả nước tính đến cuối năm 2007
    Bảng 2: Tình hình thu hút đầu tư vào KCN-KCX cả nước tính đến cuối năm 2007

    Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN- KCX ở Việt Nam 1. Những thành tựu đạt được

      Các doanh nghiệp KCN đã góp phần tạo thêm năng lực sản xuất mới trong nhiều ngành kinh tế then chốt đối với sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, như ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, công nghiệp thực phẩm (đây là các dự án thu hút nhiều lao động và có tỷ lệ xuất khẩu cao); các dự án công nghiệp nặng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử; sắt thép, cơ khí; các ngành công nghiệp kỹ thuật cao… Thời gian vừa qua, cỏc KCN-KCX đó đúng gúp vào khoảng ẳ giỏ trị sản xuất cụng nghiệp toàn quốc. Tuy vậy, các KCN-KCX thời gian vừa qua đã chưa thực sự gắn với vùng nguyên liệu, việc thu hút đầu tư chưa gắn với chất lượng đầu tư các dự án cũng như các ngành hàng theo hướng chuyên môn hoá, đã tạo nên một “mớ hỗn độn”, nhiều các KCN vừa có doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm, vừa có doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, thậm chí còn có cả những dự án đầu tư sản xuất các mặt hàng đòi hỏi phải có quy hoạch riêng như các sản phẩm hoá chất công nghiệp, y tế. Cơ chế đã phát huy những tác dụng tích cực, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất cấp tỉnh đã được trao nhiều quyền quyết định trong quản lý các khu công nghiệp khu chế xuất, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, rút ngắn thủ tục hành chính, giải tỏa tâm lý cho các nhà đầu tư nước ngoài về chính sách của nước ta với khu vực vực đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng.

      Xu thế phát triển các khu công nghiệp hiện đại đã hình thành những loại hình tổ chức mới theo hình thức các khu công nghiệp hiện đại đã hình thành những loại hình tổ chức mới theo hình thức các khu phát triển tổng hợp bao gồm nhiều chức năng như sản xuất công nghiệp và các loại hình dịch vụ…Trong thực tế hiện tại đã và đang có nhu cầu lớn về phát triển các cụm khu công nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết các vấn đề bức xúc trong phát triển đặc biệt là khu vực ở nông thôn.

      Bảng 8: Giá trị doanh thu và xuất khẩu của các KCN-KCX
      Bảng 8: Giá trị doanh thu và xuất khẩu của các KCN-KCX

      PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ

      • Mục tiêu và phương hướng phát triển khu công nghiệp đến năm 2010
        • Một số giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút FDI vào KCN, KCX

          Mô hình phát triển công nghiệp theo hình thức nhà nước giao đất hoặc cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng thuê đất đã phát triển hạ tầng, sau đó doanh nghiệp phát triển hạ tầng cho thuê lại đất phát triển hạ tầng, mô hình này thích hợp vói một số địa phương có điều kiện thu hút vốn đầu tư như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh…Tại cacs tỉnh thuộc địa bàn khó khăn hơn như khu vực phía Bắc hoặc miền Trung thì mô hình phát triển khu công nghiệp rất khó khăn. - Cần rà soát lại các chính sách về thuế để đảm bảo tíh ổn định và thay đôủ những bất hợp lý theo hướng khuyến khích các dự án thực hiện nội địa hóa, khắc phục tình trạng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu… Nhà nước cần nghiên cứu chính sách ưu đãi tài chính giải quyết vấn đề về thuế, chuyển lợi nhuận về nước, vốn góp, hỗ trợ các dự án được cấp giấy phép hưởng những ưu đãi về lợi tức, giá thuế đất mới, giảm thuế doanh thu các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ…. Sở lao động và thương binh xã hội nên thoả thuận với các nhà đầu tư để lựa chọn những người lao động phù hợp bằng cách các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cử cán bộ chuyên trách sang tham gia phỏng vấn kiểm tra hồ sơ..Khi đó sẽ thúc đầy nhanh quá trình tuyển dụng lao động tìm kiếm lao động phù hợp, giúp cho các dự án được triển khai đúng tiến độ, chất lượng các dự án được nâng cao, tiến tới cho phép nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tuyển dụng lao động theo tiêu chuẩn của họ.

          Chính vì vậy, trong những năm tới cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chinh sách đất đai, ban hành chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, nâng cao chất lượng quy hoạch cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, nâng cao tay nghề cho người lao đông..để khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng phát triển, đóng góp to lớn vào GDP của cả nước, thu hút ngày càng nhiều lượng vốn đầu tư cả trong nước lẫn nước ngoài, giúp chuyển dịch cơ cấu hợp lý và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.