CÔNG NGHỆ ADSL2+ VÀ ỨNG DỤNG TRONG MẠNG TRUY NHẬP

MỤC LỤC

MẠNG VIỄN THÔNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG TRUY NHẬP

Mạng PSTN và NGN

Khái niệm mạng thế hệ sau NGN được xuất hiện vào cuối những năm 90 để đối mặt với một số vấn đề nổi lên trong viễn thông được đặc tính hóa bởi rất nhiều nhân tố: mở cửa cạnh tranh giữa các nhà khai thác trên toàn cầu trên cơ sở bãi bỏ những quy định lạc hậu về thị trường, khai thác lưu lượng dữ liệu được sử dụng trong Internet, nhu cầu mạnh mẽ của khách hàng về các dịch vụ đa phương tiện, cùng với sự gia tăng nhu cầu của người sử dụng di động. + Khuyến nghị 4: Để có thể đặt ETSI lên vị trí hàng đầu trong quá trình chuẩn hóa NGN đi đầu trong việc chuẩn hóa NGN nhờ vào việc có một trung khu chuyên môn hùng mạnh và tập trung, người ta sẽ mời GA yêu cầu ủy ban ETSI tiến hành khẩn cấp/ngay lập tức việc kiểm điểm lại cấu trúc TB và các trình tự hoạt động nhằm đảm bảo rằng ETSI sẵn sàng đáp ứng các thách thức của NGN.

Hình 1.1 Mô hình mạng viễn thông hiện đại
Hình 1.1 Mô hình mạng viễn thông hiện đại

Quá trình phát triển của mạng truy nhập lên xDSL

Điều đó có nghĩa rằng mạng truy nhập hiện đại sẽ là một thực thể mạng phức tạp, có sự phối hợp hoạt động của nhiều công nghệ truy nhập khác nhau, phục vụ nhiều loại khách hàng khác nhau trong khu vực rộng lớn và không đồng nhất. Các phương thức truy nhập vô tuyến cố định cũng ngày càng trở nên thông dụng hơn, do những lợi thế của nó khi triển khai ở các khu vực có địa hình hiểm trở hay có cơ sở hạ tầng viễn thông kém phát triển.

Hình 1.3 Kết nối mạng truy nhập với các thực thể mạng khác
Hình 1.3 Kết nối mạng truy nhập với các thực thể mạng khác

Các công nghệ truy nhập khác

Chính việc tận dụng cơ sở hạ tầng cáp đồng sẵn có để truyền tải thông tin số băng rộng như: thông tin số liệu, hình ảnh, âm thanh..đáp ứng được nhu cầu về thời gian thực, về tốc độ… cùng với khả năng cung cấp dịch vụ ngày càng phong phú theo sự phát triển của các phiên bản mới như ADSL2, HDSL2 đã thúc đẩy công nghệ xDSL ngày càng phát triển rộng không chỉ phạm vi quốc gia mà trên toàn thế giới. Công nghệ truy nhập qua vệ tinh có ưu điểm về tầm phủ sóng rộng, không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách cũng như các điều kiện địa lý, tốc độ truyền dẫn cao (Có thể lên tới 23Mbps) nhưng độ trễ lan truyền lớn, các dịch vụ dụ thông tin vệ tinh có thể bị máy bay và các vệ tinh thấp hơn che khuất, tuổi thọ của vệ tinh có hạn và được xác định bằng lượng nhiên liệu mà nó mang theo, việc cấp phép và quản lý tần số lại phức tạp.

HỌ CÔNG NGHỆ xDSL

Ưu nhược điểm của xDSL

Là thành phần mới nhất của họ xDSL, VDSL được coi như là “mục tiêu cuối cùng” của kỹ thuật xDSL, tốc độ có thể đạt cao nhất nhưng bị hạn chế về tốc độ tối đa trong khoảng 1.000 đến 4.500ft trên đôi dây cáp đồng xoắn đôi. Tại Việt Nam, những vấn đề về chất lượng cáp, chất lượng đấu nối trong mạng truy nhập cũng như một số thiết bị tập chung thuê bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, sử dụng các công nghệ khác nhau là những yếu tố kỹ thuật quan trọng cần lưu ý khi phát triển thuê bao xDSL.

Tình hình phát triển xDSL trên thế giới

+ Triển vọng doanh thu tương đối tốt với các nhà khai thác chủ đạo, có cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp như VNTP, nhưng sẽ rất khó khăn cho các nhà khai thác khác cạnh tranh. Dịch vụ này có thể không thích hợp với nhiều doanh nghiệp lớn, do chất lượng dịch vụ không phải thường xuyên được bảo đảm. Trong khu vực Mỹ La Tinh và Trung Đông và Châu Phi, xDSL chiếm dữ tương ứng 83% và 79,56% trong tổng số các thuê bao băng rộng.

Ít nhất một trong mười người có một kết nối băng rộng trong 16 quốc gia (chỉ có những quốc gia với hơn một triệu kết nối băng rộng).

Bảng 2.5 Các quốc gia có tỷ lệ thuê bao xDSL trên 20% trong tổng đường dây điện  thoại
Bảng 2.5 Các quốc gia có tỷ lệ thuê bao xDSL trên 20% trong tổng đường dây điện thoại

CÔNG NGHỆ ADSL2, ADSL2+

ADSL

Trong hệ thống ADSL, băng tần từ trạm trung tâm xuống thuê bao được chia thành 256 kênh và băng tần từ thuê bao lên trạm trung tâm được chia làm 32 kênh, mỗi kênh có thể mang một số lượng bít khác nhau phụ thuộc vào chất lượng của từng kênh. Một trong số các chức năng của phần mào đầu là đồng bộ các kênh tải để thiết bị ADSL ở hai đầu đường truyền có thể nhận biết cấu trúc các kênh (AS và LS), tốc độ của các kênh, vị trí của các bit trong khung. Các chức năng khác của phần mào đầu bao gồm: Kênh nghiệp vụ chung (EOC), kênh điều khiển nghiệp vụ (OCC) để tái cấu hình, thích ứng tốc độ từ xa và phát hiện lỗi qua việc kiểm tra CRC (kiểm tra phần dư chu kỳ), một số bit sử dụng cho khai thác, quản lý, và bảo dưỡng (OMC), số khác dùng để sửa lỗi trước (FEC).

“Fast byte” của khung 0 được dùng cho các bit CRC, của khung 1, 34, 35 dùng bit chỉ thị ib, các khung còn lại tải bit cấu hình (EOC) và bit điều khiển đồng bộ (SC) cho việc xác định cấu trúc kênh tải và đồng bộ.

Hình 3.3 ADSL sử dụng kỹ thuật triệt phá tiếng vọng
Hình 3.3 ADSL sử dụng kỹ thuật triệt phá tiếng vọng

Công nghệ ADSL2

Các chức năng cơ bản của lớp truyền thống vật lý (PMD) bao gồm tạo và khôi phục định thời ký hiệu, mã hóa và giải mã, điều chế và giải điều chế, triệt tiếng vọng (nếu được sử dụng), cân bằng đường dây, khởi tạo tuyến, ghép và tách tiêu đề lớp vật lý (tạo siêu khung). Việc tách này cho phép lớp điều chế thay đổi các tham số tốc độ số liệu truyền dẫn mà không thay đổi các tham số trong lớp tạo khung bởi vì việc thay đổi các tham số trong lớp tạo khung làm cho modem mất đồng bộ khung, điều này gây ra các lỗi bit không thể hiệu chỉnh được hoặc phải khởi động lại hệ thống. Khi lưu lượng Internet giảm, ví dụ như khi người sử dụng đang đọc một trang văn bản dài, thì các hệ thống ADSL2 có thể chuyển sang chế độ công suất thấp L2, trong chế độ này tốc độ số liệu giảm đáng kể và giảm công suất tiêu thụ.

ATU-R có thể bắt đầu thoát ra L2 và vào L0 để thực hiện các chức năng xử lý tín hiệu của bộ thu (ví dụ, cấu hình lại trực tuyến hoặc trao đổi bít). Bộ thu phát ATU-C có thể bắt đầu chuyển từ L2 sang L0 khi yêu cầu tốc độ số liệu tăng vượt quá khả năng L2. Cũng như trường hợp vào L2, các thuật toán được sử dụng để xác định yêu cầu lưu lượng dựa trên số tế bào ATM rối được phát trên một kết nối ADSL. Các bước cho việc thoát ra khỏi L2 như sau:. A) ATU-C xác định thấy rằng các yêu cầu về tốc độ số liệu đã tăng đáng kể và yêu cầu quay trở lại L0. B) ATU-R xác định yêu cầu quay trở lại L0 để thực hiện các thuật toán xử lý tín hiệu và gửi bản tin yêu cầu “vào L0” tới ATU-C. Nhờ cải tiến đặc biệt này mà tốc độ số liệu đường xuống của ADSL2+ tăng gấp đôi so với ADSL2 trên đường dây điện thoại có khoảng cách dưới 4Kilofeet và cao hơn nhiều so với ADSL2 trên đường dây điện thoại có khoảng cách từ 4 đến 8Kilofeet. Trong điều kiện này, nhà cung cấp dịch vụ có thể triển khai dịch vụ ADSL2 với băng tần đường xuống từ 0.14Mhz tới 1.1Mhz cho khách hàng cách xa trạm trung tâm (CO) với yêu cầu tốc độ số liệu không thực sự cao còn các khách hàng cách xa trạm trung tâm (CO) nhưng gần trạm kết cuối đầu xa (RT) với yêu cầu tốc độ số liệu cao thì có thể sử dụng dịch vụ ADSL2+ với băng tần đường xuống từ 1.1Mhz tới 2.2Mhz.

Hình 3.14 Mô tả chức năng ATU
Hình 3.14 Mô tả chức năng ATU

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ADSL2+

    Chúng ta có thể đánh giá hiệu quả đầu tư ADSL2+ thông qua mô hình sau: một nhà cung cấp dịch vụ ADSL triển khai công nghệ mới ADSL2+ để phục vụ cho khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ VOD theo giả thiết có các loại khách hàng có các nhu cầu một kênh HDTV, loại khách hàng có nhu cầu sử dụng hai kênh HDTV, loại khách hàng có nhu cầu sử dụng ba kênh HDTV. Kết quả thu được như sau, tổng hợp nhu cầu dịch vụ với 1000 thuê bao sử dụng ADSL có 597 thuê bao sử dụng dịch vụ 1 kênh TV, 421 thuê bao có nhu cầu sử dụng 2 kênh dịch vụ TV, chưa xuất hiện nhu cầu cung cấp dịch vụ 3 kênh TV vì nhà cung cấp không thể cung cấp được khả năng này với chất lượng đảm bảo trên một đường ADSL. Qua mô hình phân tích ở trên cho thấy việc triển khai công nghệ ADSL2/ADSL2+ có khả năng hỗ trợ tốc độ truyền cao hơn tạo điều kiện cho nhiều dịch vụ mới ra đời, hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trên mạng, làm kích thích nhu cầu người sử dụng hướng tới các dịch vụ mới cũng như đảm bảo được cung cấp dịch vụ đã có tới khách hàng với chất lượng tốt hơn.

    Để giảm thiểu những ảnh hưởng này, biện pháp hữu hiệu là sử dụng kết hợp công nghệ ADSL2+ với các công nghệ DSL khác để cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bằng cách chỉ sử dụng một phần băng tần của ADSL2+ từ 1.1 đến 2,2MHz để cung cấp dịch vụ ADSL cho các thuê bao có nhu cầu tốc độ không cao (tương đương với tốc độ của ADSL), trong khi vẫn cung cấp dịch vụ VDSL, SHDSL có băng tần từ 0 đến 1,1MHz cho thuê bao (đôi dây) khác trong cùng một cáp.

    Hình 4.3 ATM-25 và Ethernet 10 Base T
    Hình 4.3 ATM-25 và Ethernet 10 Base T