Giải pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu

MỤC LỤC

Vai trò của công tác tài chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu của doanh nghiệp

Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng doanh thu bán hàng

Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh còn doanh thu bán hàng là kết quả đánh dấu hiệu quả sản xuất kinh doanh, đánh dấu sự nỗ lực của doanh nghiệp. - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng vòng quay vốn, rút ngắn thời gian hàng tồn kho, tránh được hàng hóa bị ứ đọng, giảm bớt các khoản chi phí lưu kho, chi phí bảo quản..làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng tỉ trọng vốn tự có, giảm vốn vay, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn đối với tình hình tài chính của mình và có thể bù đắp các chi phí đã bỏ ra, hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.

Vai trò của tài chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng

Có vốn doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã..Điều này sẽ tạo cho việc tiêu thụ hàng hóa được diễn ra nhanh chóng do khách hàng có nhiều sự lựa chọn, việc tăng số lượng sản phẩm bán ra là tất yếu. - TCDN sử dụng các công cụ có tính chất đòn bẩy như: tiền lương, tiền thưởng..để khuyến khích công nhân tham gia sản xuất, tăng năng suất lao động, luôn sáng tạo, tìm tòi tạo ra nhiều mẫu sản phẩm mới, đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe của thị trường.

Một số giải pháp kinh tế - tài chính chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng doanh thu bán hàng

    Doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực để khai thác nhu cầu của các loại khách hàng này, từ đó mà xây dựng các kế hoạch chiến lược nhằm thỏa mãn và khai thác thị trường tốt nhất, phù hợp với từng loại thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện để tăng doanh thu nhanh. Để thực hiện phương châm trên, doanh nghiệp có thể đưa ra một số giải pháp: Trong khâu sản xuất, doanh nghiệp tăng khối lượng sản xuất bằng cách nâng cao năng suất lao động (đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, tài sản cố định một cách thường xuyên và hiệu quả, dây chuyền công nghệ hiện đại, sử dụng tối đa công suất của máy móc vào sản xuất, tổ chức sản xuất khoa học và hợp lý). Các hoạt động xúc tiến bán hàng tồn tại độc lập tương đối với các hoạt động khác và không thể thiếu được nhằm tăng cường hiệu quả của các chính sách khác mà doanh nghiệp đang thực thi làm gia tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ, thu hút hàng hóa vào các kênh lưu thông và tạo cho.

    Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây

    Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng của công ty năm 2009

    Còn nếu thiếu kế hoạch tiêu thụ hàng hoá hoặc kế hoạch đó không chính xác sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt kế hoạch khác của công ty như kế hoạch về vốn lưu động, kế hoạch về tiền lương, về lao động khiến cho quá trình kinh doanh diễn ra bất thường, mất cân đối và xa rời thực tế. Thông qua báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm năm trước, các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết của công ty với khách hàng trước thời điểm lập kế hoạch, kết quả nghiên cứu thị trường, các báo cáo của các đại lý trên toàn quốc cung cấp định kỳ hàng tháng, hàng quý…Các số liệu dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm cùng loại với sản phẩm của công ty trên báo, tạp chí, chỉ tiêu được giao của Bộ thương mại. Từ công tác kế hoạch đó công ty đã lập và đề ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho công ty, công ty xác định: bán hàng là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất, là mục tiêu của hoạt động kinh doanh cho nên các hoạt động khác phải phục vụ cho việc bán hàng để thu được nhiều khách hàng, giảm chi phí bán hàng từ đó hiệu quả kinh doanh sẽ cao.

    Phân tích đánh giá phấn đấu tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm một số năm qua

      Trong năm 2009, thị trường tiêu thụ của công ty bị thu hẹp dẫn đến sản lượng tiêu thụ của sản phẩm cũng giảm sút: một số hợp đồng với các đối tác của công ty bị cắt giảm, hủy bỏ gây ra sự sụt giảm về sản lượng tiêu thụ cũng như doanh thu tiêu thụ (đa số khách hàng chỉ đặt số lượng bằng 30 – 60% hợp đồng cũ). Nhận thấy vai trò quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại công ty cũng đã chú trọng quan tâm tới các biện pháp quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty, năm qua công ty cũng đã dành 8% CPBH cho quảng cáo trong khi đó quảng cáo năm 2008 chỉ chiếm có 6%, công ty đã giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo đặc biệt vào những dịp lễ lớn thì công ty cũng có quảng cáo trên truyền hình nhưng mật độ quảng cáo vẫn còn ít. Việc giá bán các sản phẩm từ gỗ tăng mạnh như vậy là do nguồn nguyên liệu tăng giá và còn không đủ cung cấp cho sản xuất (nguyên liệu lấy từ trong nước chỉ đủ đáp ứng 20% nhu cầu, còn lại 80% là phải nhập khẩu từ nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc, Indonexia), điều này khiến cho giá bán của sản phẩm tăng, không cạnh tranh nổi với hàng hóa của Trung Quốc tràn lan trên thị trường.

      Phân tích hoạt động kinh tế giúp chúng ta đánh giá được quá trình thực hiện kế hoạch của toàn công ty, nhằm phát hiện ra những khả năng tiềm tàng, những thiếu sót, những bất hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh để từ đó có biện pháp phù hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã để lại những hậu quả lớn, trong khoảng đầu năm 2009 lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao cùng với việc nguyên liệu cho sản xuất thiếu hụt, tăng giá khiến cho các doanh nghiệp sản xuất cũng như thương mại gặp nhiều khó khăn.

      Bảng 2.3: So sánh tiêu thụ năm 2008, 2009
      Bảng 2.3: So sánh tiêu thụ năm 2008, 2009

      Một số biện pháp kinh tế tài chính mà công ty đã áp dụng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu

      Công tác nghiên cứu thị trường của công ty đã có nhiều cố gắng song do còn mới, và trình độ của lực lượng nghiên cứu thị trường còn kém và mỏng chưa được quan tâm đúng mức nên còn nhiều hạn chế và có khắc phục được được tình trạng này hay không sẽ ảnh hưởng lâu dài tới sự sống còn của công ty. Ngoài quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, công ty còn tham gia quảng cáo rộng rãi tại các hội chợ, mang đến cho khách hàng không chỉ là những thông tin về sản phẩm của công ty mà còn chứng tỏ chất lượng của sản phẩm phù hợp với người Việt Nam. Hội nghị khách hàng được công ty tổ chức thường xuyên, theo định kì hàng năm, một mặt nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa công ty với khách hàng, mặt khác thông qua hội nghị khách hàng mà công ty thu thập được những thông tin, ý kiến đóng góp của khách hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

      Đánh giá chung về thành tựu và tồn tại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty

      Giá bán một số mặt hàng còn cao, các biện pháp về giá cả trong tiêu thụ chưa thực sự hiệu quả vì tình hình thị trường biến động lên xuống thất thường, công ty không chủ động được về giá cả. Đồng thời chọn nhà cung cấp nguyên liệu sao cho nguồn nguyên liệu được duy trì thường xuyên, tránh gián đoạn trong khâu sản xuất dẫn đến giảm sản lượng tiêu thụ, giảm doanh thu. Cơ chế thị trường cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt cho mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đó có ngành sản xuất kinh doanh bánh kẹo.

      Định hướng nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, tăng doanh thu của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu trong thời

      - Duy trì, củng cố và phát triển mạng lưới tiêu thụ thông qua các kênh phân phối trên toàn quốc, phát triển hệ thống bán hàng về chiều sâu nhằm tăng thị phần của công ty trong thị trường nội địa. - Để đạt được những mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra công ty cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu, lợi nhuận, ổn định và phát triển. Việt Nam ra nhập WTO thì công ty cũng có nhiều thuận lợi trong quá trình mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều thách thức, xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt buộc công ty phải có các biện pháp để giữ vững thị trường tiêu thụ trong nước, phát triển thị trường xuất khẩu.

      Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu ở công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

      Mở rộng hoạt hơn các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng

      Để làm tốt điều này công ty phải làm tốt một số biện pháp như : quảng cáo, yểm trợ xúc tiến bán hàng để giúp công ty đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được nhanh chóng. Quảng cáo nhằm truyền tải những thông tin về sản phẩm của công ty như: hình dáng, kích thước, mẫu mã, chất lượng, những tính năng ưu việt, những lợi ích thuận tiện sau khi mua. Tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm, tham gia hội trợ hàng Việt Nam chất lượng cao qua đó sẽ thu hút được sự quan tâm của bạn hàng và học hỏi được những kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh.

      Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu

      Khi doanh nghiệp muốn nghiên cứu thị trường họ rất cần một hệ thống thông tin thống kê kinh tế như các con số bình quân của ngành, thống kê về mức độ chi tiêu của người dân…Đồng thời nếu có số liệu thống kê sẽ giúp cho các doanh nghiệp biết vị thế của mình trên thị trường từ đó phân tích được các nguyên nhân của sự phát triển hay tụt hậu, và họ có thể tìm được hướng đi riêng của mình nhưng phù hợp với điều kiện phát triển chung của nền kinh tế. Nhà nước cần có chính sách tài chính, tín dụng ngân hàng hợp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn đầu tư được thuận tiện, cho phép các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội trên thị trường. Các chính sách đó bao gồm các chính sách về thuế; về thủ tục tài chính, hải quan… Ngoài ra Nhà nước cũng nên giảm các thuế nhập khẩu đặc biệt với mặt hàng gỗ tự nhiên để các doanh nghiệp có thể nhập khẩu gỗ từ nước ngoài với chi phí thấp, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.