Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển tỉnh Lào Cai

MỤC LỤC

Vai trò của môi trường đầu tư đối với việc thu hút đầu tư phát triển

Địa phương nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nguồn tài nguyên dồi dào, điều kiện giao thông tốt, đặc biệt là có đội ngũ các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý năng động, sáng tạo , đưa ra được những chính sách ưu đãi, khuyến khích hấp dẫn,…sẽ thu hút đầu tư phát triển được nhiều hơn và ngược lại. Ví dụ, một quốc gia, địa phương muốn ưu tiên phát triển ngành kinh tế mũi nhọn nào đó, tại một địa bàn nào đó thì có thể ban hành mức thuế ưu tiên cho ngành đó, địa bàn đó có một cơ chế đầu tư thuận lợi, với động thái này khả năng thu hút vốn đầu tư cho ý định đã đề ra là rất lớn.

Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Lào Cai

Các DN là nguồn thu thuế chủ yếu của chính phủ, là nhân tố chính tham gia vào quá trình cung cấp hàng hoá nói chung và hàng hoá công cộng cho mọi người như đào tạo, sức khoẻ, y tế…Như vậy, các DN là nhân tố chính, đóng vai trò nòng cốt cho quá trình tạo dựng một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, nhưng sự tham gia của các DN cho xã hội lại hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường đầu tư. Đồng thời, Chính phủ hai nước Việt Nam- Trung Quốc thống nhất triển khai chiến lược “Hai hành lang một vành đai”, trong đú xỏc định Lào Cai là cửa ngừ quan trọng trong hành lang kinh tế Kụn- Hà và triển khai chương trình hợp tác GMS có tính chiến lược đã tạo cơ hội cho Lào Cai được tiếp cận thị trường tiềm năng và sôi động (40 triệu dân của Trung Quốc), đây cũng là cơ hội cho Lào Cai thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm của một số tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư 1. Kinh nghiệm của Bình Dương

Kinh nghiệm của Bà Rịa-Vũng Tàu

Giới thiệu về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh, thông tin về quy hoạch, về chủ trương định hướng phát triển, thông tin về cơ chế, chính sách thương mại của chính phủ; thông tin về thị trường quốc tế đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; thông tin về hội chợ triển lãm trong và ngoài nước…cho các nhà đầu tư nắm được để chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Xây dựng, giáo dục tinh thần, thái độ trọng thị đối với các nhà đầu tư, quan tâm giải quyết các khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư, tăng cường gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời thông tin về khó khăn của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời.

Đánh giá môi trường đầu tư tỉnh Lào Cai đến 2008

Giới thiệu chung về tỉnh Lào Cai 1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

    Có thể đánh giá, Lào Cai hội tụ khá đủ các tài nguyên về du lịch và nhân văn để phát triển hầu hết các sản phẩm của ngành du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội chợ, du lịch leo núi…. Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Lào Cai đến năm 2020 Điều đáng lưu ý là tốc độ tăng tỷ trọng VA ngành dịch vụ của tỉnh cao hơn khá nhiều so với mức tăng bình quân của vùng TDMNBB trong khi tỷ trọng VA ngành dịch vụ của cả nước lại có xu hướng giảm.

    Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất
    Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất

    Thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Lào Cai 1. Chỉ số tổng hợp PCI

      Tỉnh Lào Cai áp dụng quy chế đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất đô thị trên địa bàn tỉnh tại quyết định số 101/2002/QĐ-UB ngày 19/3/2002 của UBND tỉnh Lào Cai, trong đó quy định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất, trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Ngoài ra, căn cứ quy định của Chính phủ, tỉnh Lào Cai quy định cụ thể những ưu đãi cho các nhà đầu tư đầu tư vào các khu kinh tế trọng điểm thuộc khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai như sau: Tỉnh quy định đơn giá thuê đất ở mức thấp nhất theo quy định của Chính phủ là 0,25% giá đất, miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng, miễn tiền thuê đất 7 năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án đi vào hoạt động đối với tất cả các dự án đầu tư tại khu này và 11 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Còn các chỉ tiêu như “tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho biết chi phí bổ sung là trở ngại đối với hoạt động kinh doanh của họ”, “doanh nghiệp trong cùng ngành cũng đều phải trả thêm khoản chi phí bổ sung không chính thức” và “cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi” đều nhỏ hơn trung vị nhưng vẫn ở mức khá cao.

      Năm 2004, UBND tỉnh đã phối hợp với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hà Nội; phối hợp với tỉnh Vân Nam (TQ) luân phiên tổ chức hội chợ thương mại quốc tế Việt-Trung, tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ trong và ngoài nước.tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong tỉnh tìm kiếm đối tác kinh doanh. Năm 2008 tỉnh đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trên 40 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp như: các chính sách về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có trình độ tay nghề,…Những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh được ban hành rất cụ thể. Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, nếu nhà đầu tư đầu tư vào Lào Cai ngoài những ưu đãi chung ra còn được tỉnh hỗ trợ về lãi suất ngân hàng, hỗ trợ đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin miễn phí về giá cả thị trường.; các lĩnh vực nông-lâm nghiệp, thuỷ sản, sản xuất kinh doanh chè..cũng được hưởng những ưu đãi khá hấp dẫn.

      Hình 2.1: So sánh điểm của Lào Cai với điểm thấp nhất, cao nhất của cả nước
      Hình 2.1: So sánh điểm của Lào Cai với điểm thấp nhất, cao nhất của cả nước

      Tác động của cải thiện môi trường đầu tư tới kết quả thu hút đầu tư phát triển tỉnh Lào Cai

      Thứ nhất, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp, thời gian thẩm định, thẩm tra kéo dài, qua nhiều bước, nhiều ngành nên mất rất nhiều thời gian, công sức của nhà đầu tư. Với năng suất lao động của ngành thấp và có tiềm năng lớn về phát triển thì tỷ trọng vốn đầu tư như vậy sẽ làm hạn chế trong khai thác tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo thành phần kinh tế có những đổi mới theo hướng bỏ dần cơ chế bao cấp trong đầu tư, nhờ đó tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước được duy trì ở mức trên 60% (2000-2005).

      Tuy nhiên, do giá trị vốn FDI còn thấp và mới tăng mạnh trong những năm gần đây nên tỷ trọng vốn FDI vẫn còn khá thấp trong tổng vốn đầu tư của tỉnh, chiếm khoảng 1,38%.

      Vốn ngân sách

      • Quan điểm và mục tiêu phát triển tỉnh đến 2020 1. Quan điểm chủ đạo đối với phát triển
        • Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư phát triển tỉnh Lào Cai

          Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng TDMNBB và vào loại khá của cả nước; thành phố Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai- Hà Nội-Hải Phòng, địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế và giao lưu kinh tế với Trung Quốc và quốc tế của vùng và cả nước; các vấn đề văn hoá-xã hội được giải quyết tốt, môi trường tự nhiên được bảo vệ, trật tự, an toàn xã hội được bảo. Cùng với đó, tỉnh cần lập kế hoạch, hỗ trợ tích cực và mở rộng hơn nữa việc đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ doanh nhân, quản trị doanh nghiệp đủ kiến thức tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận thị trường. Xây dựng các cơ sở đào tạo phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế, đáp ứng về nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển các trường dạy nghề, các cơ sở giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số: trường công nhân kỹ thuật, trường trung học kinh tế kỹ thuật, các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường bán trú…Đồng thời có chính sách thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về tỉnh giảng dạy.

          Đồng thời thành lập tổ hỗ trợ đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tiếp nhận thông tin, kiến nghị của DN trên cơ sở đó báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm những khó khăn vướng mắc cho DN đồng thời nghiên cứu để thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng chuyên trách ở một số huyện và Thành phố Lào Cai có nhiều dự án đầu tư.

          Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư
          Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư