MỤC LỤC
Tuy nhiên do đặc điểm của hoạt động cho vay kinh doanh cần tiền quay vòng vốn trong sản xuất nên thường áp dụng cách vay theo món, trả gốc một lần vào cuối kỳ khi kết thúc chu kỳ sản xuất và thu được lợi nhuận. Ví dụ như thanh toán nợ gốc từng kỳ, lãi trả hàng tháng; trả đều nhưng lãi suất thanh toán vào đầu mỗi kỳ; gốc và lãi trả hàng tháng…Lãi ở đây được tính trên số dư nợ thực tế của khoản vay.
Tuy nhiên, do nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định, thu nhập của dân cư ngày càng cao, cho vay trả góp lại là một hình thức cho vay ưu việt, phổ biến và thường xuyên đối với khách hàng nên số lượng khách hàng tìm đến ngân hàng ngày càng tăng. Việc thu hồi nợ trong cho vay trả góp phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng như tiền lương… cho nên bất cứ một sự thay đổi nào ảnh hưởng tới công việc của khách hàng cũng có thể khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ.
Khi một nước có chính sách kích thích nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì hệ thống các ngân hàng thương mại sẽ trở thành công cụ chủ yếu trong việc thực hiện mục tiêu của chiến lược tài chính tiền tệ của ngân hàng Trung ương và chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Mỗi ngân hàng đều có một chính sách tín dụng riêng bao gồm mức cho vay, lãi suất, tài sản đảm bảo… Một chính sách tín dụng hợp lý của ngân hàng với các phương thức trả nợ gốc và lãi linh hoạt, mức lãi suất hợp lý, thời hạn cho vay dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến vay.
1997-2000: Cùng với sự khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực và Châu Á năm 1997 và sự khó khăn của nền kinh tế trong nước, VPBank cũng rơi vào khủng hoảng do những sai lầm trong quản lý (hoạt động cho vay và bảo lãnh không tuân thủ theo đúng quy định). Ngân hàng gần như không tìm ra được lối thoát, đứng trên bờ vực của sự phá sản khi các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nợ quá hạn lên tới 300 tỷ đồng, giá trị L/C trả chậm của khách hàng còn tồn đọng ở nước ngoài lên đến 40 triệu USD, mất uy tín trong thanh toán với khách hàng trong nước và đặc biệt là với các đối tác nước ngoài. Để lành mạnh hoá tài chính, Ngân hàng đã tập trung vào công tác thu hồi nợ để giải quyết các khoản nợ còn tồn đọng từ giai đoạn trước đồng thời tăng cường hoạt động tín dụng với những khoản vay đảm bảo nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
Sau một thời gian dài nỗ lực phấn đấu, ngày 06/07/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định bỏ kiểm soát đặc biệt với VPBank trước thời hạn 4 tháng, chính thức chấm dứt cuộc khủng hoảng và mở ra thời kì hoạt động mới cho toàn hệ thống VPBank.
Ngoài ra, ngân hàng cũng đã nỗ lực giải quyết các khoản L/C trả chậm để cải thiện tình hình tài chính và khôi phục lại uy tín của mình ở nước ngoài. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Về đào tạo: Trong năm 2007 Trung tâm đào tạo VPBank đã tổ chức được 21 khóa đào tạo về nghiệp vụ, trong đó có 35 khoá học cơ bản dành cho nhân viên tân tuyển.
Nhìn chung công tác đào tạo đã được tổ chức nề nếp, nội dung chương trình đào tạo dần dần được chuẩn hoá thống nhất trên toàn hệ thống nên chất lượng đào tạo cũng được nâng cao hơn trước.
Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đem lại dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, năm 2007 VPBank đã đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc trên toàn quốc. Tính đến cuối năm 2007 toàn hệ thống VPBank đã có tổng số 100 điểm giao dịch trên toàn quốc (chưa kể gần 30 điểm giao dịch khác đang chuẩn bị khai trương). Tỷ lệ nợ xấu của VPBank chỉ chiếm 0,49% tổng dư nợ, và tất cả đều có đủ tài sản bảo đảm hợp pháp nên hầu hết các khoản nợ xấu đều dược thu hồi sớm sau khi chuyển nợ quá hạn.
Tháng 4/2007 VPBank đã được đại diện của The Bank of New York trao “Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong Thanh toán quốc tế” năm 2006, đây là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được The Bank of New York công nhận về chất lượng giao dịch Thanh toán quốc tế.
Quy chế này quy định về việc cho vay bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư, phát triển và đời sống. Với sự rừ ràng và chặt chẽ trong cỏc điều khoản, quy chế này đó tỏc động tớch cực đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay trả góp nói riêng của các ngân hàng thương mại. Quy chế cho vay này đã cụ thể hoá những điều khoản của Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN theo những điều kiện thực tại của VPBank.
Quy trình nghiệp vụ trên đã hướng dẫn một cách chi tiết các bước mà các nhân viên tín dụng phải thực hiện cho vay đối với khách hàng.
Đây là món vay rất hữu hiệu cho những cá nhân có thu nhập cao song chưa có tiền ngay để thanh toán, giúp cho cá nhân có được tài sản mà không gây ra gánh nặng tài chính. Trường hợp xe ô tô mua để sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải, taxi, cho thuê, chở khách hoặc xe đã qua sử dụng… thì thời hạn tối đa không quá 4 năm. Khách hàng không trả tiền lãi đúng hạn nhưng được gia hạn trả nợ lãi thì phải chịu phạt chậm trả lãi tinh trên số ngày vượt quá kỳ hạn trả lãi theo quy định do Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc VPBank ban hành.
Đối với các khoản vay tính lãi theo dư nợ thực tế: Khách hàng phải trả toàn bộ số tiền lãi theo dư nợ thực tế, ngoài ra khách hàng còn phải trả một khoản phí thanh toán nợ trước hạn theo quy định của VPBank công bố tại thời điểm cho vay (nếu có).
Ngoài ra, ngân hàng có thể tăng thêm nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội bằng cách đa dạng hoá các hình thức huy động, ngoài tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, ngân hàng có thể huy động bằng các kỳ phiếu tiết kiệm tại nhà, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng và hạn chế được tâm lý e ngại của người gửi khi đến giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng có thể tập trung các nguồn lực vào hoạt động cho vay trả góp như: đa dạng hoá sản phẩm, giản tiện quy trình cho vay, cơ chế lãi suất, các hoạt động khuyếch trương cho riêng sản phẩm cho vay trả góp… Riêng đối với khâu chăm sóc khách hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam còn chưa chú ý nhiều, VPBank có thể duy trì và phát triển các mối quan hệ trung thành của khách hàng tạo cơ hội cho VPBank bán chéo các sản phẩm, tạo điều kiện cho ngân hàng tăng mạnh được khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính để ổn định và phát triển bền vững. Vì thế, yêu cầu đặt ra với VPBank trong thời gian tới là cần phải thành lập một bộ phận marketing riêng biệt, thực hiện nghiên cứu điều tra về nhu cầu thực tế của khách hàng, tình hình cạnh tranh trên thị trường, các sản phẩm cho vay trả góp mà ngân hàng bạn đang áp dụng, mức độ thành công của các sản phẩm đó trên thị trường, phân tích ưu nhược điểm của các sản phẩm đó.
Ngoài các hình thức đang áp dụng như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tài trợ cho các chương trình truyền hình, các chương trình từ thiện… ngân hàng có thể đẩy mạnh công tác quảng cáo nhằm thu hút công chúng dưới hình thức panô, áp phích, tờ rơi, internet… Đồng thời có những chính sách chăm sóc khách hàng cụ thể sao cho mọi khách hàng đến với VPBank đều gắn bó lâu dài với ngân hàng.