MỤC LỤC
Việc dự báo dài hạn lẫn quá trình xây dựng những tiềm lực thành công cho một thời kỳ dài nhiều năm gặp khó khăn đáng kể, nguyên nhân chủ yếu là do các thay đổi ngày càng gia tăng, tuy nhiên doanh nghiệp không muốn đối đầu với những thay đổi này bằng cách đơn giản bỏ qua công tác hoạch định. - Quyết định chiến lược: quyết định về đường hướng chủ yếu có liên quan đến cam kết phân bổ tài nguyên, thị trường sản phẩm, liên kết, liên doanh.
Các nội dung của chiến lược nguồn nhân lực cần phải thực hiện xuyên suốt trong quá trình xây dựng, thực hiện, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải xác định đúng mức về vai trò vị trí của người lao động đối với khả năng đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lược nguồn nhân lực tốt là tiền đề, cơ sở cho sự thành công các chiến lược khác cũng như mục tiêu chung của doanh nghiệp. Trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược tài chính, có sự đan xen, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chiến lược thành phần, tuy nhiên chiến lược tài chính vẫn là cơ sở để thực hiện tốt các chiến lược khác, thực hiện tốt chiến lược tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vốn, an toàn về vốn trong kinh doanh, đảm bảo phân bổ hợp lý tài chính cho các chiến lược trong từng kế hoạch và giai đoạn cụ thể.
Để thực hiện tốt mục tiêu chiến lược, trong ngắn hạn doanh nghiệp cần phải có những giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm đối phó với khó khăn hiện tại và những đe doạ mà doanh nghiệp sẽ gặp phải, đồng thời cũng phải tận dụng tốt những cơ hội đến với đơn vị nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chiến lược sản xuất kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai nhằm phát huy những lợi thế, nắm bắt cơ hội để giành ưu thế trong cảnh tranh. - Phải đảm bảo có hiệu quả của chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạch định chiến lược, chiến lược được chọn phải là chiến lược tối ưu, có hiệu quả, đảm bảo cho doanh nghiệp hướng đến mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận.
- Dự kiến các biện pháp hỗ trợ cho chiến lược đã chọn: Những biến động trong thực tế sản xuất kinh doanh làm cho các biện pháp đã chọn khó phát huy tác dụng nếu không dự trữ các giải pháp thay thế hoặc các biện pháp hỗ trợ khác.
- Chiến lược đề ra phải đảm bảo mang tính khả thi: Mục tiêu của chiến lược đề ra phải phù hợp với những điều kiện hiện tại và khả năng trong tương lai, không được cao quá hay thấp quá.
Phân tích môi trường là một hoạt động thường xuyên liên tục của doanh nghiệp, chúng có vai trò rất quan trọng đó là tạo cơ sở căn bản cho việc hoạch định chức năng nhiệm vụ (hoặc khẳng định lại chức năng nhiệm vụ đã được hoạch định từ trước) và hoạch định mục tiêu, đồng thời giúp ta xác định việc gì cần làm để đạt được các mục tiêu và chức năng nhiệm vụ đề ra. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Doanh nghiệp không phải bao giờ cũng gặp phải đối thủ tiềm ẩn, song nguy cơ đó vẫn có thể xảy ra, do vậy doanh nghiệp cần phải bảo vệ vị thế của mình thông qua việc xây dựng những hàng rào cản hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài: những hàng rào cản này là: Lợi thế do quy mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm, lợi thế mặt bằng, hệ thống kênh phân phối, giá thành hạ. Để đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư có thể xem xét các chỉ tiêu tổng hợp: Tổng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, hệ số sinh lời, số vòng quay của vốn lưu động..Nếu doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả thì sẽ đem lại lợi nhuận cao, từ đó có khả năng tái sản xuất mở rộng, mở rộng thị trường tiềm năng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ vào quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng.
Trong trường hợp này sự nhanh nhạy để có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế là rất cần thiết, điều này cho thấy rằng trong quá trình thực hiện chiến lược cần phải tuân thủ các nội dung của chiến lược nhưng cũng rất cần có sự linh động để nằm bắt thời cơ, cơ hội để có những giải pháp thiết thực nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tối ưu nhất cho doanh nghiệp. - Xây dựng cơ cấu tổ chức: Đối với doanh nghiệp thì một trong các phương diện quan trọng của quá trình thực hiện là xây dựng cơ cấu tổ chức, bao gồm: mô hình cơ cấu tổ chức (theo chức năng nhiệm vụ, theo địa bàn hoạt động, theo đối tượng khách hàng, theo mô hình tổ chức sản xuất..) và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức (địa lý, công nghệ, quy mô SXKD, nhân lực, tài chính..). Trong quá trình xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể đưa ra nhiều phương án lựa chọn khác nhau, nhưng tất yếu phải là sự thống nhất giữa các chiến lược thuộc các lĩnh vực (nhân lực, công nghệ, giá thành, marketing, sản phẩm, tài chính..), giữa các cấp chiến lược với nhau, bên cạnh đó yếu tố rất quan trọng là phải mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Cũng trong thời gian này được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua các chính sách thu hút đầu tư mà Chi nhánh đã được chính quyền tỉnh cấp mỏ khai thác đá xây dựng, theo đó mà đơn vị cũng đã được Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt dự án Xí nghiệp khai thác và nghiền sàng đá xây dựng. Với quy mô, hiệu quả hoạt động sản xuất của Chi nhánh xây dựng Thừa Thiên Huế, vào ngày 30/6/2001, Bộ trưởng Bộ xây dựng có quyết định số 1027/QĐ- BXD về việc thành lập Công ty xây dựng và sản xuất vật liệu số 7 trên cơ sở sắp xếp lại Chi nhánh xây dựng Thừa Thiên Huế. - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty bao gồm: Quyết định phương án chiến lược kinh doanh của Công ty, số cổ phần, các loại chứng khoán, sở hữu vốn, quyết định mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện các quyền khác theo luật doanh nghiệp và theo điều lệ của Công ty.
* Phó tổng giám đốc kinh doanh: Thay mặt tổng giám đốc ký duyệt phiếu yêu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất tại Nhà máy, trực tiếp và chỉ đạo phòng kế hoạch đầu tư, phòng kinh doanh lậûp kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, tổ chức hệ thống đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc.
Giá trị đầu tư xây dựng Nhà máy gạch Granite là 98 tỷ đồng, Xí nghiệp khai thác đá và xây dựng 8,8 tỷ đồng, và các lĩnh vực đầu tư khác gần 10 tỷ đồng, như vậy chỉ trong vòng gần 4 năm quy mô đầu tư của Công ty tăng gần 120 tỷ đồng, theo đó vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng được nâng cao cả trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và lĩnh vực xây lắp. Cũng chính vì thế mà có thể nhận thấy rằng, thị trường xây lắp của Công ty hiện nay là rất nhỏ, hầu hết các công trình đang thi công là những công trình chuyển tiếp từ giai đoạn trước, cũng xuất phát từ sự đầu tư nguồn lực (vốn, nhân lực) chưa đúng mức mà đã dẫn đến uy tín của Công ty trong lĩnh vực xây lắp trong năm 2005 trở lại đây giảm đi đáng kể. Về thị trường và thị phần sản phẩm gạch granite: Với công nghệ hiện đại, mẫu mã đa dạng và phong phú, mặt khác sản phẩm gạch granite có rất nhiều đặc tính vượt trội so với gạch men thông thường, chính vì thế mà thị trường gạch granite ngày càng được mở rộng, người tiêu dùng chuyển sang sử dụng gạch cao cấp granite.
Tính khốc liệt về cạnh tranh trong cơ chế thị trường ngày càng cao, trong những sản phẩm của Công ty thì đáng quan tâm hơn cả là sản phẩm gạch granite, bởi đây là sản phẩm mới, các nhà máy cùng một lúc đi vào hoạt động, từ đó cung trên thị trường lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu của người tiêu dùng, theo số liệu thống kê của Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam thì tính đến cuối năm 2005, tổng công suất các nhà máy sản xuất gạch granite hiện có của Việt Nam là 24,5 triệu m2/năm, trong lúc đó nhu cầu là 12 triệu m2/năm [13,4].