Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng

MỤC LỤC

Chất lượng cho vay trung và dài hạn 1. Khái niệm

Tuy nhiên, trong suốt quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có thể gặp phải những thay đổi ngoài dự kiến, thậm chí có những sai lầm trong quản lý, kỹ năng kinh doanh của khách hàng, sử dụng vốn vay sai mục đích, không đảm bảo độ an toàn trong sử dụng vốn gây mất vốn dẫn đến rủi ro cao cho hoạt động của ngân hàng. Muốn cho vay được thì điều kiện truớc tiên là ngân hàng phải có vốn, nhưng do yêu cầu phải bảo đảm khả năng thanh toán thường xuyên nên các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng cần phải được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn trung dài hạn bao gồm các nguồn vốn có thời hạn từ một năm trở lên và các nguồn vốn ngắn hạn nhưng có tính ổn định cao trong thời gian dài.

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

 Cuối cùng, đối với ngân hàng việc nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, xét một cách khách quan, cần phải xây dựng được một cơ chế hợp động hợp lý, nhịp nhàng giữa các bộ phận, các phòng ban luôn có sự ăn khớp với nhau đồng thời sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo phải luôn kịp thời và có hiệu lực cao. Một cơ chế hoạt động tốt chính là điều kiện cơ bản cho sự thành công trong hoạt động của ngân hàng và nhờ đó có biện pháp đúng đắn để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay trung, dài hạn.

CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG

Khái quát về chi nhánh

Tại quyết định số 93/NHCT-TCCB ngày 1/4/1993 của tổng giám đốc NHCT Việt Nam sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của NHCT Việt Nam, bỏ cấp thành phố, hai chi nhánh NHCT khu vực I và II Hai Bà Trưng là những chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các chi nhánh NHCT cấp tỉnh, thành phố. Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam: Tín dụng, đầu tư chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử…Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Công Thương đến các khách hàng là doanh nghiệp.

Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín dụng và việc nhập đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh( Đối với những khoản vay/ dự án/ khách hàng cần phải có bộ phận quản lý rủi ro tham gia quản lý theo các quy định NHCT Việt Nam) sau khi đựơc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nghiên cứu chủ trương chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy của nhà nước, của các ngành và NHCTVN có liên quan đến hoạt động ngân hàng để đề xuất các biện pháp và phối hợp với các phòng ban có liên quan thực hiện xử lý, thu hồi các khoản nợ có vấn đề,các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, phân loại nợ, trich lập vào sử dụng dự phòng rủi ro. Phối hợp với phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quĩ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN, các NHCT trên địa bàn, các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, Phòng giao dịch, máy rút tiền tự động( ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sơ đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tại chi nhánh.

2.Quản lý hệ thống giao dich trên máy : Thực hiện mở/ đóng giao dịch Chi nhánh hàng ngày; nhận chuyển giao ứng dụng/ các dữ liệu/ tham số mới nhất từ NHCTVN;thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch, phối hợp với các phòng liên quan để đảm bảo thông suốt các giao dịch của Chi nhánh.

Bảng 2.1:  Số liệu về tình hình huy động vốn
Bảng 2.1: Số liệu về tình hình huy động vốn

Đánh giá chất lượng cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương Hai bà trưng

Nhưng hiện nay, nhóm khách hàng này không được coi là đối tượng ưu tiên nữa (trừ doanh nghiệp trong các ngành điện lực, bưu chính viễn thông, dầu khí và trong một số thời điểm là các doanh nghiệp than, cao su, cà phê, xi măng, lương thực..). Theo phản ánh của chi nhánh việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp cổ phần hóa rất khó thực hiện vì các công ty nhà nước sau khi cổ phần hóa hầu hết chưa hoàn thành thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hiện các doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH nhà nước một thành viên thì phải đổi tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian rất lâu, từ 7 đến 10 tháng). Hơn nữa do điều kiện kinh tế và tập quán kinh doanh của Việt Nam thì vấn đề minh bạch thông tin, công khai trong quan hệ vay trả, các tiêu chí, các thông tin nhân thân của người vay không được chuẩn hoá, lượng hoá gây khó khăn rất nhiều cho việc thẩm định điều tra và xét duyệt cho vay của ngân hàng.

 Cơ chế chấm điểm đối với khách hàng chưa thật sự linh động, một số doanh nghiệp có phương án khả thi nhưng khi chấm điểm xếp hạng khách hàng là BB phải trình NHCTVN nên ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng, do vậy các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển vay và thanh toán tại các ngân hàng khác.  Chi nhánh chưa thực sự được giao quyền chủ động trong cho vay trung dài hạn đối với các dự án có quy mô lớn nên quy trình cho vay trở nên phức tạp hơn khi nhu cầu vay vượt quá thẩm quyền của chi nhánh, làm mất thời gian của khách hàng, có khi làm lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

    Vì vậy ngân hàng cần phải có chính sách lãi suất linh hoạt và đa dạng, lãi suất cho vay phải được điều chỉnh tương ứng trong những điều kiện cụ thể phù hợp với thời hạn vay vốn, mức vay vốn, khả năng bảo đảm tiền vay..sự đa dạng hóa về lãi suất sẽ giúp cho khách hàng có thể lựa chọn loại hình lãi suất phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.  Rà soát và xem xét lại tài sản bảo đảm nợ vay của khách hàng : khi khoản vay bị đánh giá xuống hạng, ngân hàng phải rà soát và đánh giá lai ngay tài sản bảo đảm của khách hàng, xem tài sản bảo đảm này có bán được trong điều kiện kinh doanh bình thường không và trong điều kiện kinh doanh không binh thường thì như thế nào. Mặt khác nếu ta giả sử mọi quy định, các quy trình nghiệp vụ đều đã có sẳn thì nếu đội ngũ cán bộ có năng lực, sáng tao, kinh nghiệm , hiểu biết chuyên sâu vầ nhiều lĩnh vực… sẽ xử lý nhạy bén các trường hợp xảy ra , xem xét tính khả thi của các dự án mà ngân hàng đầu tư vào sẽ tốt hơn , lựa chọn các dự án cho vay từ đó sẽ có hiệu quả hơn.

    Hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ, tin học hóa ngân hàng sẽ giúp cho khách hàng thấy được một ngân hàng làm việc hiện đại, chuyên nghiệp từ đó sẽ hợp tác làm ăn với khách hàng, đồng thời nó cũng giúp cho ngân hàng rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng cũng như thời gian thẩm định dự án, làm tăng tính cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng. Chính phủ cần có các biện pháp hành chính và kinh tế buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán, kế toán chính xác, đầy đủ, kịp thời, phải có bộ phận thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp cũng như tính minh bạch của các báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng đánh giá doanh nghiệp cũng như giám sát khoản vay sau khi giải ngân.