Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm văn chương trong trường phổ thông: Áp dụng trên các đoạn trích truyện Kiều lớp 10

MỤC LỤC

Mục đích

Luận văn nhằm mục đích nghiên cứu và đánh giá những hiệu quả của dạy học theo hướng đọc- hiểu. Đồng thời đề xuất một phương pháp dạy học tối ưu và phù hợp với nhu cầu đổi mới.

Bố cục của luận văn Gồm ba phần

Dạy đọc- hiểu là một phương pháp dạy học theo hướng tích hợp 1. Đọc hiểu là một hình thức quan trọng của tiếp nhận văn học

  • Dạy học theo hướng đọc- hiểu là phương pháp dạy học tích cực và tích hợp

    Điều kiện tiếp xúc với các nguồn văn bản được mở rộng hơn bao giờ hết và các trang thiết bị phục vụ cho công việc học tập được cải tiến, trình độ văn hoá của con người không phụ thuộc vào trí nhớ nữa mà là năng lực, năng lực nắm bắt, tiếp nhận và xử lý thông tin từ các văn bản khác nhau. Bằng những phương pháp khơi gợi hướng dẫn và để học sinh tiếp xúc trực tiếp, được khám phá và được thưởng thức“chất văn”, nghĩa là được thể nghiệm, nếm trải và hiểu sâu thêm những việc đời, việc người, việc mình chân thực là đã phát huy chủ thể sáng tạo tích cực trong dạy văn.

    Bản chất của việc dạy đọc- hiểu

      Trong phương pháp dạy học đọc- hiểu, học sinh từ cách học thụ động, chỉ là đối tượng tiếp thu nay trở thành người đọc, người đọc trực tiếp, người đọc nhiều lần, đọc có cảm xúc và suy nghĩ, đọc cho thấu đáo và đọc cho ra cái mình cần. Với năng lực ấy, học sinh xứng đáng là người bạn bình đẳng để đối thoại với tác giả, với tác phẩm, với giáo viên và những người cùng thời về những gì chứa trong tác phẩm và được tác phẩm văn học khơi gợi ra.

      Dạy đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong trường phổ thông

      • Các bước chuẩn bị cho dạy đọc-hiểu
        • Những lưu ý khi dạy đọc- hiểu văn bản 1. Xây dựng hệ thống câu hỏi

          Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có một câu chuyện làm nồng cốt, trong đó có những sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có sự tham gia của những con người với những hành động ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách… của họ trong mối quan hệ với hoàn cảnh thiên nhiên, xã hội và trong mối quan hệ lẫn nhau. Hệ thống câu hỏi này yêu cầu học sinh nhận biết và lý giải được ý nghĩa của các điểm then chốt để tìm hiểu giá trị tác phẩm như tên văn bản, không gian, thời gian, từ ngữ, hình ảnh, nhân vật cốt truyện….Trên cơ sở của hai hệ thống câu hỏi trên, giáo viên có thể đặt hệ thống câu hoi đọc hiểu.

          Giới thiệu về Truyện Kiều và các đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007)

          • Những điểm cần lưu ý về Truyện Kiều của Nguyễn Du

            Nguyễn Du đã bỏ một số chi tiết của Kim Vân Kiều truyện và thêm vào rất nhiều chi tiết khác, có thể nói Nguyễn Du đã cảm lại, nhận thức lại, sắp xếp lại cốt truyện cũ, nghĩa là Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì phù hợp với những điều mình từng trải nghiệm trong cuộc đời và thể hiện nó bằng ngòi bút tràn đầy cảm xúc của một nhà thơ luôn đau đời và thắm tình người. Khác với các tác phẩm của văn học cổ điển Việt Nam, Truyện Kiều của Nguyễn Du, ngay từ đầu, với sức mạnh kì diệu của một kiệt tác nghệ thuật, đã đi thẳng vào trái tim của các tầng lớp độc giả kể cả những tầng lớp nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giữa các thế lực trong tác phẩm không phải được nhìn nhận như cuộc đấu tranh để bảo vệ đạo đức, hay đấu tranh để thay thế những nhân vật xấu cá biệt bằng những nhân vật tốt cũng cá biệt nốt, mà phản ánh một cách nghệ thuật cuộc đấu tranh phức tạp vốn có trong xã hội, trong đời sống.

            Các hướng dạy truyện Kiều trong trường phổ thông từ trước đến nay

              Nhưng với cách dạy tách rời nội dung và hình thức, giáo viên chỉ cho học sinh thấy được những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích chưa cho học sinh thấy được sự kết hợp tài tình giữa nghệ thuật và nội dung, chưa thấy được những nét đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du. Giáo viên chưa hình thành cho học sinh thao tác phân tích đúng một tác phẩm văn chương và chưa thể hiện được đặc trưng nghệ thuật tác phẩm văn chương là hình tượng nghệ thuật được xây dựng qua nghệ thuật ngôn từ. Khi dạy các đoạn trích Truyện Kiều theo xu hướng này, giáo viên chỉ đi vào phân tích kĩ bài dạy về các nội dung và nghệ thuật, giúp cho học sinh nắm sâu đoạn trích mà chưa cho học sinh thấy được giá trị đoạn trích trong những mối liên hệ khác như toàn tác phẩm, tác giả, thời đại, đặc biệt trong Truyện Kiều đôi chỗ cũng cần liên hệ với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân để thấy giá trị vượt bậc về nội dung và nghệ thuật của nó.

              Dạy Truyện Kiều theo hướng đọc- hiểu

              • Công việc chuẩn bị
                • Những điểm cần chú ý trong giảng dạy các đoạn trích 1 Dạy tích hợp trong kiến thức và phương pháp

                  Trọng tâm bài học: nêu bật được sự thiết tha của Thuý Kiều với tình yêu bộc lộ qua hành động trao duyên, nêu được sự thống nhất giữa hai mặt tình và nghĩa như là một đặc điểm quan trọng của quan niệm truyền thống về tình yêu. Khi giảng dạy đoạn trích, giáo viên cần liên hệ với đoạn trích nói về nhân vật Từ Hải mà học sinh đã được học ở THCS và giới thiệu một cách khái quát về tầm quan trọng của nhân vật Từ Hải trong toàn tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Khi dạy các đoạn trích Truyện Kiều theo hướng đọc hiểu, giáo viên phải sử dụng tích hợp các kiến thức và các phương pháp dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh phân tích từ các yếu tố trong đoạn trích đến vận dụng các yếu tố ngoài văn bản như tiểu sử Nguyễn Du, thời đại, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân kết hợp với các phân môn khác nhất.

                  THỰC NGHIỆM

                  Mô tả thực nghiệm 1. Mục đích

                    Bài dạy thực nghiệm được soạn và giảng bằng giáo án điện tử có sử dụng dụng cụ trực quan là máy projecter và máy chiếu overhear nên sẽ do chính chúng tôi giảng dạy. Hai lớp còn lại là hai lớp khá sẽ cho giáo viên dạy đối chứng.

                    Thiết kế bài học thực nghiệm

                      -Tìm hiểu đoạn trích, cảm nhận được diễn biến tâm trạng đầy phức tạp của Thuý Kiều trong đêm trao duyên; qua đó thấy được một nét phẩm chất cao quí nổi bật của Thuý Kiều: đức hi sinh và lòng vị tha, đồng thời thấy được thái độ đồng cảm sâu sắc của tác giả trước hoàn cảnh đau khổ và bế tắc của con người. GV (bình thêm): Khi trao duyên cho em, Kiều đã khéo léo đưa Vân vào thế không thể từ chối được nhưng đến khi trao kỉ vật, Kiều sống lại với kỉ niệm và đối diện với cảm giác mất mát của tình yêu khiến cho bi kịch của Kiều được đẩy đến đỉnh điểm, Kiều như quên hẳn sự có mặt của Thúy Vân mà hướng về tình yêu và Kim Trọng để thể hiện sự đau đớn đến tột cùng và ngất đi sau đó. Để học sinh rút ra nhận xét đầy đủ về nhân cách của Kiều, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh liên hệ với những đoạn trích đã học, đọc thêm ở THCS cũng như những tác phẩm khác và đặt những câu hỏi gợi dẫn thêm.

                      Đoạn trao duyên là sự tiếp tục một cách logíc quan niệm và cách nhìn tình yêu của Thuý Kiều, ngược lại đoạn trích này góp phần hiểu đúng đoạn trích Trao duyên, vì đây là một kỉ niệm đẹp. Phương pháp dạy học theo hướng đọc hiểu chủ yếu là phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh nên thiết kế bài học chủ yếu là đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận và phát biểu ý kiến.

                      Tổ chức thực nghiệm

                      Câu hỏi thảo luận mà giáo viên đặt ra trong bài thực nghiệm bao gồm những câu hỏi tái hiện, câu hỏi phát hiện, câu hỏi tổng hợp , câu hỏi khái quát, câu hỏi nêu vấn đề. Những câu hỏi gợi mở hướng dẫn học sinh tổng hợp đi từ nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích đến giá trị nội dung đoạn trích và toàn tác phẩm. Đối với những lớp khá giỏi thì khi nêu câu hỏi thảo luận ra, học sinh tiến hành thảo luận và giải quyết khá nhanh, trả lời chính xác đầy đủ nội dung cần đạt.

                      Đánh giá kết quả thực nghiệm

                      • Kết quả thực nghiệm- nhận xét đánh giá

                        Cụ thể là các em về nhà chuẩn bị rất kĩ những câu hỏi trong sách giáo khoa, khi giáo viên đặt câu hỏi thảo luận thì tích cực thảo luận nhóm và chủ động giơ tay phát biểu ý kiến của mình làm cho giờ học sôi nổi, tích cực và bảo đảm thời gian như qui định. Về phía học sinh, do đã chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa nên với những câu hỏi có dựa vào đó, học sinh rất năng động phát biểu ý kiến. So sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng thì tỉ lệ đạt khá giỏi của bài thực nghiệm cao hơn bài đối chứng là 22.8%, tỉ lệ trung bình trở lên cao hơn là 6.2, tỉ lệ bài yếu kém thấp hơn là 6.2.

                        Bảng 3.1. Bài Trao Duyên
                        Bảng 3.1. Bài Trao Duyên