Bài học kinh nghiệm về chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc và ý nghĩa đối với Việt Nam

MỤC LỤC

Đánh giá những thành công và hạn chế trong chính sách đầu tư của Hàn quốc

Thành công

Nhờ những chính sách thích hợp, luôn biến đổi một cách uyển chuyển, linh hoạt và vẫn duy trì mạnh mẽ và định hướng dứt khoát mục tiêu ban đầu của chính phủ Hàn Quốc, tình hình đầu tư của nước ngoài vào Hàn quốc cũng như đầu tư ra nước ngoài đã đạt đựơc những thành tựu vô cùng to lớn. Giai đoạn 1976-1979 là thời kỳ xuất phát về vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn quốc, đầu tư vào thương mại, xây dựng phát triển nhanh do quy mô buôn bán được mở rộng ra toàn cầu.

Hạn chế

Và chính những hạn chế này đã phần nào là nguyên nhân của một loạt các khủng hoảng của Hàn quốc trong thời gian gần đây, đặc biệt trong hệ thống các công ty trong nước. Măt khác trên thực tế, phương thức sản xuất của các công ty này là kết hợp công nghệ nước ngoài với lao động rẻ, cần cù; đầu tư R&D vào khu vực chế tạo tăng nhanh nhưng vẫn thấp hơn các nước phát triển. Ngoài ra các Chaebol này không có hệ thống các công ty vệ tinh nên thường dễ bị tấn công hơn trên thị trường quốc tế vì mức độ chuyên môn hóa không sâu, thiếu công nghệ cao để cạnh tranh với các nước lớn.

Về mặt xã hội, do cơ cấu kinh doanh đa dạng và đặc thù gia đình nên các công ty này chỉ mưu cầu lợi ích kinh tế mà bất chấp trách nhiệm xã hội : ngành công nghiệp nhẹ bị bỏ rơi, lạm phát tăng vọt, giá cả độc quyền, buôn lậu, trốn thuế xảy ra ở bất cứ lĩnh vực nào sinh lời….

Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc

Vai trò của Chính phủ

Theo lý thuyết của trường phái Tân cổ điển, sự can thiệp của Chính phủ không góp phần đẩy nhanh và dẫn đến thành công của công nghiệp hoá và phát triển kinh tế vì xu hướng kìm hãm sự năng động của khu vực tư nhân. Thứ hai là sự uyển chuyển và thích nghi trong việc hoạch định chính sách, việc không chần chừ nhận sai giúp cho chính phủ bắt tay ngay vào việc sửa chữa, nhờ thế mà Hàn Quốc có thể vượt qua các cuộc khủng hoảng dầu mỏ, khủng hoảng tài chính châu Á 1997,… một cách thành công. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang ra sức thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước nhằm huy động nguồn vốn tối đa cho quá trình phát triển thì những bài học trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc là vô cùng quý báu.

Cụ thể như: tích cực, mạnh dạn thu hút vốn đầu tư nước ngoài, duy trì mức đầu tư cao, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; xác lập sự tin cậy trong quan hệ vay nợ, thông qua nhiều nguồn, nhiều chủ thể để tranh thủ vốn nước ngoài; tăng cường kinh doanh và quản lý tiền vốn nhập ngoại; và tạo môi trường tốt đẹp về chính trị, pháp chế và kinh tế cho việc đầu tư, cũng như việc kiện toàn hệ thống luật đầu tư với những quy định ưu đãi để thu hút người nước ngoài đầu tư nhiều hơn, thời hạn dài hơn.

Về việc xác định quy mô doanh nghiệp của nền kinh tế có ảnh hưởng đến chính sách đầu tư

Cuối cùng là việc lựa chọn những cán bộ lãnh đạo có tri thức và tận tâm với công việc. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình trong việc hoạch định chính sách kinh tế nói chung và chính sách đầu tư nói riêng. Về việc xác định quy mô doanh nghiệp của nền kinh tế có ảnh hưởng.

Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần cân nhắc và xem xét giữa chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các doanh nghiệp lớn nhằm phát huy những thế mạnh đồng thời hạn chế mặt trái của nó, đưa các doanh nghiệp này trở thành trụ cột cho nền kinh tế với sự phát triển của đa ngành nghề trong sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại và dịch vụ, đồng thời là nơi thu hút dầu tư của nước ngoài vào trong nước hay giống như Đài loan chú trọng phát triển các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ với mục tiêu tạo ra sự phát triển kinh tế một cách cân đối và đồng đều.

Về chính sách phát triển nguồn nhân lực

Nhìn lại Việt Nam, đầu tư cho giáo dục đào tạo trong thời gian qua còn thiếu hiệu quả và chưa tương xứng với nhu cầu phát triển. Vì thế ta cần quan tâm đúng mức hơn đến nền giáo dục nước nhà, tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế, cải tổ giáo dục trong nước, bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp đãi ngộ nhân tài, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra một cách nghiêm trọng đặc biệt trong điều kiện đất nước tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế.

THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM

Thực trạng đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam

    Theo đánh giá của các chuyên gia thì các doanh nghiệp Hàn Quốc đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Việt nam, tăng nguồn thu cho ngân sách, tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu…cụ thể là các dự án đầu tư Hàn Quốc hiện đang tuyển dụng 500,000 nhân công Việt Nam, đóng góp 4,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 đạt 1,7 tỷ đô la và đến năm 2007 thì con số này là 5% và 2 tỷ đô la. Kể từ năm 1994 cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc đã có những sự thay đổi lớn: họ tiến hành đầu tư vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như điện tử, công nghiệp ô tô như các tập đoàn điện tử và ô tô hàng đầu Hàn Quốc LG, Samsung, Deawoo hay Huyndai, Kia…Công nghiệp chế tạo cơ khí và xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ…Hướng thay đổi này được đánh giá là rất phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nơi mà đất đai rộng rãi, cơ sở hạ tầng tốt và nguồn lao động dồi dào rất thích hợp cho việc mở các nhà máy may, sản xuất giày dép… điển hình là các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… Các tỉnh Mìên Bắc thường không hấp dẫn được các nhà đầu tư Hàn Quốc bởi với đặc điểm là vùng sản xuất nông nghiệp, chậm đổi mới và không có chính sách thích đáng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

    Cộng với đó là nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, khai thác hết lợi thế của mình thì tỉnh thành phía Bắc như Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng…cũng như các địa phương khác trong cả nước sẽ thu hút được nhiều đầu tư của Hàn Quốc nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho địa phương mình và cho đất nước.

    Giải pháp thu hút đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam

      Từng bước mở thị trường bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam; thiết lập cơ chế để doanh nghiệp FDI được xây dựng kinh doanh nhà ở và phát triển khu đô thị mới; khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ, khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; mở rộng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch. Chính phủ cần cải thiện hệ thống thanh toán, tăng mức huy động tiền gửi đồng Việt Nam cho các chi nhánh ngân hàng nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp không được ưu tiên mua ngoại tệ, kết hối 40% ngoại tệ của các doanh nghiệp từ nguồn thu vãng lai, nới lỏng quy định hiện hành về hạn chế mức tiền ký gửi bằng đồng Việt Nam tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tiến tới xoá bỏ khi điều kiện cho phép; tiếp tục giảm dần, tiến tới xoá bỏ việc bắt buộc kết hối ngoại tệ khi có đủ điều kiện. Thứ hai, đối với cơ sở hạ tầng kinh tế đối ngoại tế - xã hội như các dịch vụ ngan hàng tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí… cần phát triển mạnh chứng khoán, mở rông phạm vi tham gia dao dịch cho các nhà đàu tư, chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển mạnh c ác dịch vụ này kết hợp các hình thức phù hợp trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quốc tế trong kinh tế doanh dịch vụ.

      Thứ ba, cần tích cực học tập kinh nghiệm học tập các nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị tại các trung tâm giao dịch kinh tế quốc tế lame bài học và chuẩn mực nhằm định hướng hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Việt Nam như kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…. Tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng như các dịch vụ có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng cao (tài chính, ngân hàng, giám định, đánh giá tài sản kiến trúc và xây dựng, marketing, phân phối và dịch vụ hậu cần); các dự án trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở; các dự án sử dụng công nghệ cao và nhân công có chuyên môn cao; các dự án phát triển địa ốc, chỉnh trang đô thị, khu đô thị mới; các dự án khu du lịch, thương mại, giải trí. Các nước Châu Á đi trước, như Malaysia và Thái Lan đã tiến hành công nghiệp hóa được vài thập kỷ, có mức lương cao hơn Việt Nam, nhưng năng lực công nghệ cũng cao hơn Việt Nam, do đó những nước này có khả năng trở thành cơ sở sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao cho các doanh nghiệp FDI.