MỤC LỤC
Đề tài nhằm góp phần khẳng định tính thực thi của việc nâng cao năng lực cảm thụ của HS trong giờ dạy học văn, vấn đề mà cho đến nay có thể nói là chưa được xem xét một cách có hệ thống và chưa có sự thống nhất quan niệm. Từ những tri thức lí luận về cảm thụ nghệ thuật và thực trạng dạy học văn ở trường THPT, đề tài tìm ra những BP phát huy năng lực cảm thụ của HS trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao với kết quả thực nghiệm bước đầu đạt được một hiệu quả đáng tin cậy.
PP thống kê được dùng để thống kê kết quả khảo sát và kết quả thực nghiệm.
Luận văn bước đầu góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới về PP giáo dục, một vấn đề mang tính chiến lược trước yêu cầu cấp bách của cải cách giáo dục. Phần tài liệu tham khảo: Giới thiệu 73 tài liệu đã được tham khảo và sử dụng trong luận văn.
Điều này dẫn đến sự chao đảo, mất phương hướng trong quá trình nghiên cứu: Tác phẩm bị tách rời khỏi người đọc, sự phân tích trở nên không có địa chỉ, không có căn cứ; Tác phẩm chỉ được xét trên phương diện phản ánh và bỏ qua phương diện lịch sử- chức năng, ít được xét trên khả năng tác động của nó đối với lịch sử, chính trị, tư tưởng, văn hóa, thẩm mỹ …. Cùng một tác phẩm, nhưng có người thì chú trọng vào chuẩn mực về quan điểm nghệ thuật; có người thì say mê với vẻ đẹp quyến rũ toát lên từ câu, chữ trong văn bản; có người thì tìm kiếm trong đó một sự đồng cảm, đồng điệu trong cuộc sống.
Quá trình sáng tác văn học đòi hỏi người nghệ sỹ phải phấn đấu vượt qua gian khổ, vượt lên trên sự ràng buộc hoặc giới hạn nhỏ hẹp để hòa mình vào cuộc sống chung, để lắng nghe tiếng nói chung của mọi người, từ đó nâng một sự kiện, một chi tiết cụ thể, một hoàn cảnh cụ thể đến mức độ khái quát có ý nghĩa phổ biến, điển hình. Lẽ ra trong giờ học văn, HS phải được phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, được tự mình khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, để có thể phát triển năng lực văn học và trưởng thành về trí tuệ, về tâm hồn và nhân cách, thì ngược lại các em phải lắng nghe, ghi chép những lời thuyết giảng của GV một cách máy móc, khô khan.
Từ việc nghiên cứu sâu sắc những xung đột trong đời sống hàng ngày và trong thế giới nội tâm con người, hiểu thấu xã hội và môi trường sống bao quanh các nhân vật, và từ việc chú ý đến đặc trưng thể loại của tác phẩm, Nam Cao đã tổ chức kết cấu tác phẩm hợp lý, phóng túng và vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, làm toát lên được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, làm cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật. Thứ nhất, nhà văn đã sử dụng kết cấu vòng tròn- sự trở lại với chi tiết mở đầu ở phần kết truyện- để chỉ ra qui luật lớn nhất của xã hội đương thời: Chừng nào còn một xã hội kiểu làng Vũ Đại thì chừng ấy sẽ còn kiểu người như Chí Phèo; Thứ hai, các thành phần lời trần thuật được xáo trộn, lắp ghép, đan xen, không tuân theo trình tự tuyến tính của cốt truyện, tạo sự phúng khoỏng trong cỏch dựng truyện và gõy hứng thỳ theo dừi liờn tục cho độc giả.
Chẳng hạn, việc đề ra câu hỏi nêu vấn đề và gợi mở giúp các em tìm ra được sự phát triển của các tính cách, số phận, tìm ra sự vận động của các quan hệ giữa người và người, cũng như quá trình tự ý thức, tự phát hiện ra mình trong mối quan hệ nhất định, trong môi trường sống cụ thể: Nhân vật Chí Phèo đối với làng Vũ Đại, nhân vật Hộ sống trong mờ mịt bế tắc, và nhân vật Hoàng đại diện cho lớp người sống chui vào cái vỏ ốc cá nhân để gặm nhấm cái tôi, để hưởng thụ…. Mặc dù thời gian gần đây, vai trò chủ thể cảm thụ được chú ý nhiều hơn, hệ thống câu hỏi trong bài giảng cũng được chuẩn bị khá kỹ lưỡng nhưng nhìn chung đa số câu hỏi còn mang tính tái hiện, rời rạc, chưa định hướng vào những vấn đề khái quát, chưa mang tính hệ thống liên tục, nên quá trình dẫn dắt HS khám phá ra quan điểm, tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi rơi vào vụn vặt và không được HS tiếp nhận một cách có ý thức.
HS không thể tiếp nhận đầy đủ những thông điệp này bằng kể xuôi hay tóm tắt mà phải bằng BP đọc diễn cảm, để cho tiếng nói của nhà văn trở nên gần gũi và tạo được không khí giao cảm với HS, đồng thời biến giờ giảng văn thật sự trở thành một công việc tâm tình, một cuộc trao đổi về vấn đề cuộc sống, về quan điểm và lí tưởng sống chứ không phải là giờ bàn luận nặng nề về triết lí, về xã hội học. Mặt khác, nếu cần thiết, GV nên cho HS so sánh đối chiếu sự khác nhau trong cách lựa chọn chất liệu để xây dựng nhân vật của Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tỏm để cỏc em thấy rừ những chuyển biến về tư tưởng, về bỳt phỏp nghệ thuật và tài năng ở nhiều lĩnh vực của nhà văn: Những năm trước Cách mạng, Nam Cao là một cây bút xuất sắc chuyên mổ xẻ những tâm trạng thầm kín và hết sức phức tạp của nhân vật ( Lão Hạc, Trăng sáng, Đời thừa, Chí Phèo…); Nhưng sau Cách mạng, cụ thể là ngay trong tác phẩm “Đôi mắt”, nhà văn chỉ tập trung vào ngoại hình, cách sống và ngôn ngữ đối thoại nhưng vẫn tạo được ấn tượng hết sức hoàn chỉnh về nhân vật.
Có như vậy mới đánh giá được năng lực cảm thụ của nhiều đối tượng khác nhau, và cơ sở để đánh giá tính khả thi của những BP phát huy năng lực cảm thụ của HS trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao mà luận văn đã đề xuất cũng mang tính khách quan hơn. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu 3 trường THPT, chúng tôi dự kiến công việc thực nghiện như sau: Mỗi trường thành lập một Tổ thực nghiệm, mỗi Tổ gồm 3 nhóm dạy thực nghiệm, mỗi nhóm có 3 GV, trong đó 2 GV dạy thực nghịêm và từ 1 đến 2 GV dạy thực nghiệm đối chứng.
- Loại cùng đinh bị tha hóa: Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ… Đây là loại người bị tù tội, hoặc bị ức hiếp trở thành những kẻ lưu manh, tha hóa về nhân cách, bị bọn thống trị lợi dụng quay lại làm hại chính bà con dân làng mình, điển hình nhất là Chí Phèo. Họ khốn cùng, lam lũ và sợ hãi đủ điều (sợ hãi bọn thống trị, sợ hãi và quay lưng với loại người như Chí Phèo). GV đặt câu hỏi: với những loại người này, em có nhận xét gì về làng Vũ Đại nói riêng và bối cảnh xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám nói chung?. Định hướng trả lời: Nơi đó không phải là môi trường thuận lợi cho nhân cách, cái thiện, cái tốt hình thành và phát triển. Trái lại, nó chỉ có thể bào mòn, thủ tiêu nhân cách con người. Hướng dẫn HS phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo a) Bản chất Chí Phèo là một người nông dân lương thiện:. GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc đời và tính cách của Chí Phèo giai đoạn trước khi anh ta vào tù?. Trường hợp HS trả lời chưa đầy đủ, GV có thể gợi dẫn và bổ sung thêm:. - Chí Phèo không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, được nhiều người cưu mang. Mặc dù vậy, lớn lên Chí Phèo vẫn ngay thẳng, chân thật, hiền từ. Sống bằng việc đi ở mướn cho hết nhà này đến nhà khác. 20 tuổi làm canh điền cho Bá Kiến, chính Bá Kiến cũng công nhận Chí Phèo “hiền như cục đất”. - Chí Phèo là người có lòng tự trọng: Khi bị mụ vợ ba của Bá Kiến bắt làm những việc nhằm thoả mãn nhục dục của mụ, Chí cảm thấy xấu hổ và nhục nhã. - Chí Phèo ước mơ có cuộc sống bình thường, lương thiện, với “một gia đình nho nhỏ… mua dăm ba sào ruộng làm”. Nhận xét chung: Chí Phèo hiền lành, lương thiện. Cuộc sống tối tăm nhưng vẫn không làm hắn đánh mất bản chất tốt đẹp của mình. b) Chí Phèo bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi, không lối thoát.
GV đặt câu hỏi nêu vấn đề: Trong tác phẩm, Nam Cao tập trung khá kĩ vào quá trình tha hóa của Chí Phèo và mối tình giữa Chí Phèo và Thị Nở. Chủ đề: Truyện ngắn “Chí Phèo” phản ánh quá trình bi thảm của kiếp người nông dân nghèo khổ, bị đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi không lối thoát.
Đôi lúc khát khao được trở thành nhà văn chân chính cháy bỏng trong lòng, đôi lúc vì một chút bốc đồng của tuổi trẻ, pha lẫn chút ghen tuông nghề nghiệp khiến Hộ quên đi trách nhiệm và những dự định tốt đẹp, Hộ đã chà đạp lên quan niệm, lên lí tưởng tình thương, lòng bao dung nhân ái mà anh từng đề cao, thờ phụng. Định hướng trả lời: “Đời thừa” tuy có chuyện xung đột gia đình nhưng chủ đề, giá trị chung của tác phẩm là miêu tả cuộc đấu tranh tư tưởng của người trí thức trung thực, trong hoàn cảnh bế tắc vẫn cố vươn lên giữ vững lẽ sống nhân đạo, từ đó lên án xã hội đen tối, ngột ngạt và thể hiện sự cảm thông, trân trọng những con người chân chính, có lí tưởng, có tâm hồn và khát vọng cao đẹp.
Mặc dù vậy nhưng qua những tiết trực tiếp dự giờ, những nhận xét của GV dự giờ chéo và phần tự nhận xét của GV dạy thực nghiệm, chúng tôi cũng đánh giá được cơ bản chất lượng của giáo án, kỹ năng của GV và năng lực cảm thụ của HS. Mặt khác, hệ thống câu hỏi có tính dẫn dắt, khám phá một cách logic, và câu hỏi nêu vấn đề có sự gợi mở nên hầu hết HS rất dễ dàng nắm bắt tác phẩm, nhờ đó, quá trình tham gia trả lời câu hỏi của các em nhìn chung cũng rất ít gặp khó khăn, vướng mắc.
Đối với những câu hỏi thảo luận, nhờ có một thời gian nhất định để bàn bạc, trao đổi nên HS cũng mạnh dạn, tự tin hơn, làm cho không khí học tập trở nên sôi động hơn, hào hứng hơn. Trước khi cho HS làm bài, chúng tôi đã cho khảo sát cả 3 đề trắc nghiệm này trên 100 HS của trường THPT Sương Nguyệt Anh ( huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), sau đó kết quả trắc nghiệm đã được chúng tôi phân tích về độ khó, độ phân cách, tính hiệu quả của mồi nhử và lựa chọn ra 30 câu có kết luận là tốt, khá tốt để tiến hành cho HS thực nghiệm.
Cụ thể là căn cứ vào mức độ phù hợp giữa các BP dạy học với đặc trưng về thể loại, đặc trưng phong cách của Nam Cao và khả năng khơi gợi tính năng động sáng tạo ở HS. Soạn những đề kiểm tra này, chúng tôi tập trung chủ yếu vào những vấn đề trọng tâm, những điểm sáng thẩm mỹ… nhằm mục đích bao quát được chiều sâu, chiều rộng của tác phẩm.
Tổng hợp so sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng Thực nghiệm.
- 1946, NXB Hội Văn hóa cứu quốc Hà Nội, trong tập “Luống cày”, tác giả đổi thành “Chí Phèo” với dụng ý tố cáo nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của người nông dân. - Thị Nở không chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở gã đàn ông, mà lòng yêu th- ương mộc mạc chân thành của người đàn bà khốn khổ này cũng đã khiến bản chất l- ương thiện của Chí Phèo thức dậy.
GV bình thêm: Qua cách đối xử của Thị Nở, ta thấy Thị hơn hẳn những người bình thường khác ở cách đối xử giữa người với người. Qua đó tác giả cũng tố cáo định kiến xã hội với cái nhìn hẹp hòi đã nhanh chóng đẩy con người vào sự diệt vong.
“Đời Thừa” cũng như hầu hết sáng tác của Nam Cao về người trí thức nghèo (Trăng sáng, Nước mắt, Sống mòn…) đều miêu tả rất mực chân thật tình cảnh nghèo túng, bế tắc của họ. Định hướng trả lời: Qua nhân vật Hộ, ta thấy sự dằn vặt, đau khổ về tinh thần trong cuộc sống của người trí thức, họ không thể dung hoà giữa ước mơ và hiện thực, bởi vì hiện thực cuộc sống đã bóp chết ước mơ của họ.
Nghệ thuật phải là những gì liên quan đến nỗi đau con người và khơi dậy niềm tin yêu cuộc sống. Dẫn chứng: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”, và “Một tác phẩm thật giá trị.
Phê phán cái nhìn lệch lạc, lối sống vị kỷ của tầng lớp trí thức đứng bên lề cuộc kháng chiến, ca ngợi tinh thần dấn thân nhập cuộc của những trí thức tiến bộ, biết hòa mình vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Định hướng trả lời: Hoàng có đôi mắt nhìn phiến diện, một phía, chỉ thấy được mặt hạn chế mà không thấy những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân: Họ là những người yêu nước, tham gia Cách mạng hăng hái, tích cực trong kháng chiến.
Đặc điểm nào sau đây ít được Nam Cao chú ý đến khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm “Đôi mắt”?. Kể nhiều chi tiết về con chú Bec - giờ, Nam Cao chủ yếu làm rừ đặc điểm gỡ ở.