MỤC LỤC
Với toàn bộ phần trình bày ở trên chúng ta đã hiểu thế nào là hoạt động xuất khẩu hàng hóa và tầm quan trọng của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Đặc biệt với một nền kinh tế mở cửa thì họat động này là một phần tất yếu không thể thiếu được. Xuất khẩu mạnh không chỉ đem lại nguồn tiền lớn cho quốc gia xuất khẩu mà nó còn khẳng định vị thế kinh tế của quốc gia đó trên toàn thế giới và khu vực. Chính vì vậy mà mỗi quốc gia đều cần có nhưng giải pháp và chiến lược để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của mình. Song ở đây chúng ta nói đến việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa “tăng trưởng bền vững và đạt hiệu quả cao” trong điều kiện hội nhập. Vậy tại sao lại. phải “thúc đẩy xuất khẩu bền vững và đạt hiệu quả cao”? Trong điều kiện hội nhập, các quốc gia khi tham gia vào tổ chức WTO đều được hưởng những lợi ích như nhau, không phân biệt nước lớn nước nhỏ, nước giàu nước nghèo. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó, cùng với những cơ hội mới đang mở rộng trước mắt còn có rất nhiều thách thức mới đặt ra đối với mỗi nước, nhất là những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Sự công bằng bao giờ cũng đi kèm với cạnh tranh cao, chính vì vậy nếu một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững rất dễ bị đánh bật ra khỏi cuộc chơi này. Trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng vậy, nếu một quốc gia có sản lượng xuất khẩu lớn nhưng không ổn định thì có thể sẽ tụt thứ hạng và mất thị trường. Đó là nguyên do vì sao cần thúc đẩy xuất khẩu bền vững trong điều kiện hội nhập WTO. Thứ hai, tại sao lại là đạt hiệu quả cao? Điều này được lý giải như sau:. Dường như đang phổ biến quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên thực trạng xuất khẩu nước ta vẫn chưa đóng góp thật sự và có chất lượng vào tăng trưởng kinh tế bền vững. - Thứ nhất, cơ cấu xuất khẩu nước ta vẫn chủ yếu dựa vào khoáng sản, hàng nông nghiệp chưa chế biến và hàng công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng thấp mặc dù có một số chế biến nhưng không đáng kể. - Thứ hai, mối liên hệ ngược trở lại giữa khu vực xuất khẩu với phần còn lại của nền kinh tế nước ta còn rất yếu. Do đó để tăng trưởng kinh tế bền vững thì phải tăng cường sự đóng góp thực sự của xuất khẩu vào tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Từ hai luận điểm trên áp dụng vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam. Như chúng ta đều biết, cà phê Việt Nam xuất khẩu hiện đang đứng hàng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Braxin, sản phẩm cà phê của Việt Nam cũng được đánh giá cao về hương vị. 2006) cà phê Việt Nam xuất khẩu đã bị chê là sản lượng và năng suất cao nhưng chất lượng kém xa chuẩn quốc tế, một khối lượng lớn hàng đã bị trả lại sau khi đến cảng nước ngoài. Từ tất cả những lý do trên ta rút ra kết luận cần phải có những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và riêng mặt hàng cà phê nói riêng một cách bền vững và đạt hiệu quả cao trong điều kiện hội nhập là yêu cầu hết sức cần thiết.
Bởi chúng ta không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hòa tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và EU… Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở Châu Mỹ. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước (hạn ngạch nhập khẩu và thuế tiêu thụ cao)… Đây là những rào cản rất lớn đối với các DN Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn. Cùng với các rào cản về thuế và hạn ngạch như vậy còn có các rào cản kỹ thuật, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, các biện pháp chống bán phá giá (biện pháp này tuy ngành cà phê chưa gặp phải nhưng cũng cần phải phòng tránh) cũng gây khá nhiều trở ngại cho hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Cuối cùng, Nhà nước chưa có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thỏa đáng về vốn, công nghệ chế biến, kỹ thuật, bồi dưỡng cán bộ… để tạo điều kiện cho các DN xây dựng những “thương hiệu” mạnh mang tính chất bền vững.
Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm người khác nhau, tham gia vào quá trình: (i) thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; (ii) xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; (iii) thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê. Đây cũng là bài học mà Việt Nam nên áp dụng, chúng ta có thể không rập khuôn lại của Braxin mà nên tập trung các cơ sở sản xuất này lại, lập ra ban kiểm tra, kiểm định và những tiêu chuẩn chung trong toàn bộ quá trình sản xuất cà phê xuất khẩu của nước ta. Ngoài ra, Braxin còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium), chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau như tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ (Embrapa – điều phối của nhóm), các đơn vị nghiên cứu của các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ..Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cà phê, Braxin còn có tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội ngành hàng (Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cà phê thế giới và Braxin cho các tác nhân khác nhau.
Trách nhiệm chính của Hội đồng là điều phối toàn bộ hoạt động của ngành hàng, đưa ra các định hướng chính sách trên cơ sở tham vấn các thành viên đại diện, xác định các ưu tiên nghiên cứu và phân bổ vốn cho các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao cũng như các chương trình khác như xúc tiến thương mại trong nước, nâng cao chất lượng cà phê, bảo vệ môi trường.
Ngoài ra các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài cần hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế trong nước bằng cách tìm hiểu và cung cấp thông tin về pháp luật, chính sách kinh tế quốc tế, các thủ tục hải quan..cung cấp cơ hội thâm nhập thị trường cho các doanh nghiệp trong nước. Nhà nước cần xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ quản lý cho ngành cà phê, các cán bộ chuyên trách về thẩm định chất lượng cà phê, bộ phận chuyên về mảng thị trường để tìm hiểu và cung cấp thông tin nhanh nhất, chính xác nhất cho các doanh nghiệp và người dân trồng cà phê. • Đối với nông dân trồng cà phê nên có chính sách tín dụng phù hợp để khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng và thâm canh như: Cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để mua giống, phân bón, cải tạo vườn; Thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất, bảo hiểm mặt hàng cà phê xuất khẩu.
Trong điều kiện đất nước hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nếu các đơn vị kinh tế hoạt động độc lập với những qui định và điều lệ riêng thì không thể cạnh tranh được với các tập đoàn lớn của nước ngoài, thậm chị còn có thể xâm hại đến lợi ích của nhau.
Giữa các doanh nghiệp và hộ dân trồng cà phê cần có sự hợp tác lâu dài thực hiện thống nhất với nhau từ việc sản xuất, thu mua, vận chuyển và chế biến các sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho việc thăm dò thị trường, người mua và người bán có thể tìm đến nhau dễ dàng hơn. Cần hướng dẫn bà con chăm sóc và thu hoạch quả cà phê một cách có khoa học, tránh hái quả non, chín không đều, đồng thời hỗ trợ các trang thiết bị để sơ chế trước khi bán như: công nghệ chế biến ướt và khô, hệ thống sấy, xay xát, đánh bóng, sân phơi nhà kho. Bởi trong điều kiện hội nhập hàng hóa nước ta có cơ hội đến với nhiều người tiêu dùng nước ngoài hơn thì vấn đề thương hiệu là vô cùng quan trọng vừa để khẳng định vị thế của sản phẩm Việt Nam, vừa để tạo ra độ tin cậy cao cho mỗi khách hàng khi sử dụng hàng hóa của Việt Nam.
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng cần tích cực tham gia vào các thị trường, trung tâm giao dịch lớn trên thế giới, và đạo tạo những cán bộ chuyên môn về nghiên cứu thị trường, thường xuyên tìm hiểu và cập nhật, phân tích thông tin từ những thị trường này để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước.