MỤC LỤC
Giai đoạn định hình (1991-2000): Cùng với việc đàm phán ký kết và tham gia các Hiệp định đa phương (diễn đàn Á – Âu, ký Hiệp định khung với Liên minh châu Âu, trở thành thành viên chính thức của APEC, ASEAN…) - bước đầu mở rộng hoạt động thương mại quốc tế, lĩnh vực xuất khẩu gạo của Việt Nam định hình phương hướng sản xuất và xuất khẩu. Giai đoạn hoàn thiện (từ 2007): Với sự kiện chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO, đánh dấu bước hội nhập theo chiều sâu, chiến lược xuất khẩu gạo của Việt Nam đang từng bước được hoàn thiện, từ cấp vĩ mô (đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ NN PTNT, Bộ Công Thương, UBND địa phương…) đến cấp vi mô (doanh nghiệp xuất khẩu gạo, doanh nghiệp trung gian,. nông dân), ngày càng tập trung chuyên sâu (chiến lược Marketing, chiến lược liên kết hợp tác, chiến lược nâng cao chất lượng – nâng cao vị thế…). Ðể giải quyết nhu cầu ăn của đất nước ta trong tương lai sẽ là 100 triệu người, giải quyết thức ăn cho chăn nuôi với nhu cầu ngày càng lớn về thịt, trứng, sữa, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nhất là đối phó với khả năng xuất hiện khủng hoảng lương thực toàn cầu thì an toàn lương thực quốc gia vẫn là “chìa khóa" bảo đảm cho sự ổn định về chính trị, xã hội của đất nước.
Thông qua việc phân tích các vấn đề về lợi thế nguồn lực, khả năng cạnh tranh và các biến động trên thị trường lúa gạo thế giới, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam được triển khai cụ thể ở các mặt: xác định quy mô (về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu), xác định chi phí và giá gạo xuất khẩu, định hướng tỷ trọng loại gạo xuất khẩu (định hướng chất lượng), thị trường và thương hiệu gạo xuất khẩu. Như vậy có thể khẳng định rằng, sự gia tăng hay giảm sản lượng và đặc biệt là kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động lớn từ sự biến động về sản lượng sản xuất và xuất khẩu gạo của các nước trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan và sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới. Các nghiên cứu khảo sát đã phân tích 4 hình thức giao dịch thương mại lúa gạo phổ biến tại Việt Nam hiện nay, gồm có: (i) Mua bán lúa gạo tự do thông qua mạng lưới thương nhân nhỏ (người thu gom, thương lái); (ii) Mua bán lúa gạo theo hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân; (iii) Mua bán lúa gạo thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã, tổ, nhóm, chủ hợp đồng là tổ chức và cá nhân đại diện cho nông dân; (iiii) Mua bán giao dịch tại các chợ đầu mối bán buôn nông sản.
Quan điểm xuất khẩu đã có những định hướng đúng đắn, phù hợp với sự phát triển sản xuất và năng lực khoa học kỹ thuật trong nước như: định hướng chuyển dần từ xuất khẩu gạo thô chất lượng thấp sang xuất khẩu gạo chất lượng cao, định hướng phát triển các kịch bản trong từng điều kiện cụ thể nhằm đối phó với sự thay đổi của thị trường lúa gạo thế giới cũng như từng thị trường riêng biệt. Thứ hai, giao dịch theo hình thức hợp đồng bằng văn bản (kể cả hợp đồng trực tiếp giữa doanh nghiệp với từng hộ và hợp đồng với HTX, tổ nhóm hộ nông dân) có nhiều ưu thế, có thể khái quát trên "4 ổn định": ổn định vùng nguyên liệu; ổn định và đồng đều về chất lượng sản phẩm; ổn định khách hàng; từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất - kinh doanh. Các công ty kinh doanh chợ (một số chợ còn là Ban quản lý) chưa tham gia giao dịch, chỉ thực hiện một số hoạt động dịch vụ như cho thuê mặt bằng, bốc dỡ hàng hóa, bảo vệ an ninh. Đánh giá về chất lượng gạo xuất khẩu. Về phẩm cấp gạo xuất khẩu mặc dù chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng cải thiện, nhưng vẫn thua kém Thái Lan cả về chất lượng và sự đa dạng về chủng loại. Cạnh tranh về gạo cấp thấp sẽ rất gay gắt diễn ra giữa các nước Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc..) trong khi nhu cầu thị trường gạo trên thế giới về gạo chất lượng cao tăng nhanh hơn.
Tuy viễn cảnh kinh tế thế giới có những dấu hiệu khởi đầu không thuận lợi nhưng theo các chuyên gia về lương thực, sức ảnh hưởng của thị trường chung và thương mại quốc tế đến thị trường gạo thế giới là không quá lớn và sẽ không có những xáo trộn gây đổ vỡ như đối với thị trường tài chính bởi gạo là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người và cũng có những giới hạn nhất định về sô lượng tiêu thụ do thể chất con người. Trong khi nhập khẩu gạo tại các nước có thu nhập cao có xu hướng chững lại do ảnh hưởng: (i) tăng trưởng dân số thấp, thậm chí tăng trưởng dân số âm khiến cho nhu cầu về lương thực giảm; (ii) trong dài hạn nền kinh tế phục hồi và gia tăng thu nhập cũng như mức sống sẽ làm giảm cầu về hàng hóa thông thường, trong đó có mặt hàng gạo thì các nước đang phát triển có mức tăng trưởng nhập khẩu cao hơn, trung bình là 6,2%/năm. Điều này được lý giải bởi những điểm chủ yếu sau đây: (i) Việt Nam là nước có tiềm năng và lợi thế phát triển nền nông nghiệp lúa gạo có giá trị kinh tế cao; (ii) mặt hàng lúa gạo Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế; (iii) nông nghiệp và nông thôn là khu vực được Nhà nước Việt Nam khuyến khích đầu tư, do vậy, nhận được sự ưu đãi đầu tư cao; (iiii) hội nhập quốc tế thúc đẩy việc cải thiện môi trường đầu tư, tạo nên sự yên tâm cho các nhà đầu tư.
Với những hình thức tiếp nhận và chuyển giao năng lực, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam có khả năng áp dụng những mô hình quản lý từ khâu sản xuất – thu mua – chế biến đến xuất khẩu một cách có hiệu quả, giảm bớt chi phí trung gian và rủi ro thông qua các hợp đồng thu mua trực tiếp với người nông dân. Đó là phối hợp hài hòa giữa yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu, chuyển dần sang xuất khẩu gạo có chất lượng cao đem lại giá trị gia tăng lớn, tăng cường đầu tư không chỉ cho khâu sản xuất mà còn cho nghiên cứu và dự báo thị trường nhằm chủ động trước những biến đổi thất thường của thị trường lúa gạo quốc tế, không để tình trạng lúng túng trong điều hành xuất khẩu, thực hiện lộ trình gia nhập WTO không chỉ xóa bỏ các ròa cản và hỗ trợ của Chính phủ mà còn tiến tới giảm dần và chấm dứt các biện pháp mang tính mệnh lệnh của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo. Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế ở từng thời kỳ, cùng với việc thực hiện chính sách thương mại thúc đẩy xuất khẩu, đòi hỏi phải có chính sách vận dụng công cụ tỷ giá hối đoái và lãi suất ngân hàng một cách sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo để đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại và tiến tới hội nhập quốc tế.
Ba là, coi trọng vai trò của các chợ và tụ điểm thương mại ở nông thôn thông qua việc xây dựng và phát triển các cụm kinh tế - văn hoá kỹ thuật - thương mại - dịch vụ ở các vùng; quan tâm đến các nhà kinh doanh vừa và nhỏ; khuyến khích các nhà doanh nghiệp trong nước hiệp tác với nhau để xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh cùng phối hợp tham gia xuất khẩu gạo, tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong chỉ đạo, cần triển khai các giải pháp đồng bộ để biến các quy hoạch thành thực tế, trong đó cần quan tâm giải pháp khuyến khích tích tụ và tập trung đất lúa trong vùng quy hoạch lúa xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng để từng bước hiện đại hóa quy trình sản xuất lúa nhằm nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Với những ưu thế vượt trội của phương thức này (ổn định vùng nguyên liệu; ổn định và đồng đều về chất lượng sản phẩm; ổn định khách hàng; ổn định và phát triển sản xuất - kinh doanh) cùng với những hạn chế trong thực tế hiện nay, cần thực hiện các giải pháp mạnh mẽ nhằm thúc đẩy quá trình hiện đại hóa khâu sau thu hoạch tạo cơ sở cho hoạt động xuất khẩu gạo.