MỤC LỤC
Cảng cá lạch Vạn được xây dựng tại xã Diễn Ngọc - huyện Diễn Châu từ nguồn kinh phí của Chương trình Biển Đông - Hải đảo. Cảng là nơi lên bến của hơn 75% sản lượng khai thác hải sản của huyện Diễn Châu. Bảng 2: Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Vạn. Các hạng mục Mô tả hiện trạng. Diện tích khu. với khu dân cư Khu vực cảng sát với khu dân cư Cầu tàu. Có khả năng cho tàu thuyền công suất 500CV và tàu thuyền có trọng tải tới 40 tấn cập bến. Mặt bến làm bằng bê tông cốt thép Đường giao. thông nội bộ cảng. Đường giao thông nội bộ cảng có chiều dài 170m, rộng 5,5m; được rải nhựa nhưng hiện trạng mặt đường nay đã xuống cấp. Đường chạy giữa khu nhà tiếp nhận có mái che phía ngoài và và khu chợ cá phía trong). Đối với các cơ sở sản xuất chế biến thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có thông tư số 14/2009/TT-BNN ngày 12/3/2009 của Bộ nông nghiệp về hướng dẫn quản lý môi trường trong lĩnh vực chế biến thủy sản, phân cấp công tác quản lý về môi trường cho các cấp, cụ thể với những cơ sở có công suất trên 1.000 tấn sp/năm phải thực hiện báo cáo ĐGTĐMT. Sở Nông nghiệp &PTNT là đơn vị chủ quản đối với các cảng cá và là đơn vị phối hợp trong việc kiểm tra đánh giá tác động môi trường; Chỉ đạo kiểm tra, thực hiện các văn bản quy phạm phát luật về BVMT trong chế biến thủy sản; Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm của các cảng cá và các khu chế biến thủy sản tập trung, quy hoạch các khu chế biến thủy sản tập trung; Tuyên truyền sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản.
Với nhiệm vụ quản lý chung về thủy sản, hàng năm Sở Nông nghiệp &PTNT đã tiến hành phối hợp với chính quyền cấp huyện (Phòng Nông nghiệp, Phòng Công Thương, Phòng Tài nguyên); UBND cấp xã tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biển thủy sản trong đó có hạng mục kiểm tra hệ thống xử lý chất thải của cơ sở. Sở Nông nghiệp & PTNT đã chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài nguyên triển khai thực hiện công tác xây dựng đề án quy hoạch khu chế biến thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008.Công tác phối kết hợp tuy đã có những vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên và đồng bộ, nhất là đối với cấp huyện và cấp cơ sở.
Ban quản lý cảng cá Nghệ An là đơn vị quản lý trực tiếp hoạt động của cảng cá Lạch Vạn, trực tiếp thực hiện các quy định về BVMT và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về BVMT của các cơ sở chế biến thuỷ sản, cơ sở kinh doanh cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá, tàu thuyền và các phương tiện trong phạm vi cảng. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. Theo kết quả tổng hợp từ quá trình điều tra, phỏng vấn các hộ dân sống xung quanh khu vực cảng cá và những người làm việc, buôn bán tại hai cảng cá cho thấy: Tại cả hai cảng cá, phần lớn những người được hỏi cho rằng môi trường không khí khu vực cảng cá hiện đang bị ô nhiễm.
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Như vậy, có thể thấy rằng, chất lượng môi trường không khí tại khu vực cảng cá Lạch Vạn hiện đang bị ô nhiễm mùi (chủ yếu do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong chất thải rắn và nước thải) và không bị ô nhiễm bởi các nguồn thải do đốt nhiên liệu. - Các cơ sở chế biến thuỷ sản trong khu vực cảng không đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải hoặc có đầu tư nhưng vận hành không hiệu quả nên nước thải, khí thải ra môi trường chưa đạt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm môi trường khu vực cảng và khu dân cư xung quanh.
Tỷ lệ người đánh giá cho rằng tác động của cảng cá đối với môi trường nước là lớn nhất với 95% số người đánh giá cảng cá có tác động, tiếp đến là tác động đến môi trường không khí với 92%, động vật 50%, đất 17%, và thực vật được đánh giá tác động ít nhất là 3%. Biểu đồ 2.3: Tác động môi trường xã hội thông qua đánh giá của người dân (Nguồn: số liệu điều tra) Tình trạng môi trường tự nhiên thay đổi theo chiều hướng xấu đi như bụi, khí thải tăng lên, nguồn nước bị ô nhiễm làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân nên tỷ lệ người đánh giá ảnh hưởng của cảng cá tới sức khỏe là lớn nhất với 90%. (Nguồn: Kết quả điều tra) Theo đánh giá của người dân thì các tác nhân gây hại lớn nhất là nước thải với 90% người đánh giá là tác hại của nước thải ở mức độ cao, nguyên nhân chính là do hiện nay lượng nước thải lớn từ khu mỏ chưa được xử lý nhưng lại xả thẳng ra môi trường gây ra những tác hại lớn đối với nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt không nhiều nhưng nếu không có biện pháp thu gom tập trung thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ cũng như tác động đến nguồn nước mặt do tăng độ đục nguồn nước. Ngoài ra dầu mỡ thải phát sinh từ hoạt động máy móc thiết bị, đây là loại chất thải thuộc thành phần nguy hiểm cần được quản lý và thu gom hợp lý nhằm tránh phát thải ra môi trường, bởi nếu phát thải ra sẽ ảnh hưởng lớn đến khu vực tiếp nhận nguồn thải.
Do đó, phương pháp thường được áp dụng cho hệ thống xử lý nước thải tập trung của cảng cá là xử lý sơ bộ (tách rác, lắng cát) và xử lý sinh học kị khí sau đó khử trùng trước khi xả ra nguồn nước. Chất thải rắn dễ phân hủy (phế thải từ quá trình sơ chế thủy sản): Lượng chất thải phát sinh không nhiều, có thể thu gom bằng các thùng kín, xử lý trực tiếp bằng chế phẩm vi sinh để vừa khử mùi vừa thúc đẩy quá trình phân hủy tạo thành phân bón vi sinh. Chất thải nguy hại: ắc quy thải, dầu thải, các dụng cụ chứa dầu, ghẻ lau dính dầu… phải được thu gom bằng các thùng chuyên dụng và định kỳ liên hệ với cơ quan có chức năng đê vận chuyển và xử lý.
Kinh phí để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trong cảng được trích từ phí vệ sinh môi trường do các chủ tàu thuyền, tiểu thương,… đóng góp theo quy định của ban quản lý cảng. Ngoài ra, cảng còn phải trạng bị xcc thiết bị kỹ thuật ứng cứu sự cố cháy nổ, tràn dầu gồm có: hệ thống chống sét trong khu dịch vụ, bình bọt chống cháy….
+ Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về BVMT đối với cảng cá và cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và khu vực cảng cá Lạch Vạn nói riờng, trong đú quy định rừ trỏch nhiệm của địa phương, cỏc ngành liờn quan hoạt động khai thác và chế biến thủy sản. - Phân công cụ thể trách nhiệm chủ trì, phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng của địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử phạt hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường. - Xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến thủy sản, làng nghề chế biến vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, thay đổi công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ đơn giản để xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn.
- Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về môi trường cho các cán bộ quản lý môi trường các cấp, các lớp tập huấn về xử lý chất thải cho các cán bộ chuyên môn thuộc các cơ sở chế biến nhằm nâng cao chất lượng xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. - Tăng cường giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng và cho các cơ sở chế biến về: Luật BVMT, các chính sách liên quan đến BVMT làng nghề, các quy chuẩn về môi trường của Việt Nam; Hoạt động chế biến thủy sản, các chất thải phát sinh, mức độ ô nhiễm so với quy chuẩn môi trường.
Trường ĐH Kinh Tế - ĐH Huế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoa Kinh tế Phát triển Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Khụng rừ Câu 4: Nếu có, theo Anh(Chị) nguyên nhân nào gây tác động tới môi trường như trên?. 1 Nước thải từ các cơ sở sản xuất, chế biến hải sản trong cảng cá chưa qua xử lý được xả thẳng ra môi trường.
2 Ý thức bảo vệ môi trường của người dân, chủ tàu thuyền và chủ các cơ sở chế biến thuỷ sản còn thấp. Câu 9: Chính quyền địa phương có thường xuyên quan tâm đến các vấn đề môi trường của cảng cá không?.