MỤC LỤC
Theo nghiên cứu của UNWTO, du lịch là ngành sử dụng lao động nhiều nhất và cũng là ngành tuyển lao động đầu vào nhanh trực tiếp thông qua các dịch vụ liên quan như xây dựng và thương mại. Cũng nhờ có sự giao lưu văn hóa này mà các quốc gia có cái nhìn thân thiện hơn về văn hóa của nước còn lại cũng như hòa nhịp theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.
Du lich MICE đã trở thành động lực chính thúc đẩy tiến bộ xã hội và đa dạng văn hóa nhờ có sự giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau thông qua lượng du khách quốc tế. Mặc dù thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế nhưng du lịch MICE vẫn luôn đảm bảo vấn đề môi trường và coi đây như một yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của loại hình du lịch MICE.
Đến năm 2008, nhân sự kiện Olympic Bắc Kinh, quốc gia này đã vươn lên vị trí dẫn đầu, trở thành nước tổ chức hội nghị, triển lãm, du lịch khen thưởng được ưa thích nhất với 37% trong tổng số 293 công ty được phỏng vấn và hơn một nửa (59%) đánh giá Trung Quốc có tỉ lệ tăng trưởng loại hình du lịch này cao nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp tự nhiên, Việt Nam còn được nhớ đến như là một trong những quốc gia luôn kế thừa, gìn giữ và phát huy những tinh hoa của nền văn hóa dân tộc với hàng loạt những làng nghề truyền thống xuất hiện cách đây hàng trăm năm như Làng tranh Đông Hồ, Làng gốm Phù Lãng, Làng gốm Bát Tràng hay các loại hình nghệ thuật độc đáo vẫn còn được lưu truyền cho tới tận ngày hôm nay như Hát chèo, Hát bộ, Hát ả đào, Cải lương, Nhã nhạc cung đình Huế v.v….
Trải dài từ Bắc xuống Nam, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Phong Nha – Kẻ Bàng, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Hồ Hoàn Kiếm, Cố đô Huế, quần thể kiến trúc đền cổ của dân tộc Chăm tại Ninh Thuận, Bình Thuận hay Nha Trang – Một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng qui định, đối với các địa phương thuộc các khu du lịch quốc gia, mức hỗ trợ sẽ không quá 30 tỷ đồng/năm; đối với các địa phương thuộc các khu du lịch chuyên đề thuộc địa bàn khó khăn, mức hỗ trợ không quá 25 tỷ đồng/năm; đối với các địa phương có khu du lịch thuộc địa bàn khó khăn không quá 15 tỷ đồng/năm [24].
Ngoài ra, hệ thống trung tâm thương mại Dimond Plaza, Vincom, Parkson ở trung tâm thành phố rất thuận lợi chỉ việc mua sắm cũng như thăm quan, nghỉ dưỡng trong vòng bán kính 200km từ trung tâm thành phố (bao gồm các vườn quốc gia, các địa điểm du lịch sinh thái, các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao dọc theo các bãi biển v.v…) rất thuận tiện để tổ chức các tour du lịch khen thưởng, khích lệ cho các đoàn du khách quốc tế. Bên cạnh TP.HCM thì các trung tâm kinh tế- thương mại lớn trong cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và các tỉnh, thành phố du lịch nổi tiếng như Sapa- Lạng Sơn, Hội An- Quảng Nam, Vịnh Hạ Long- Quảng Ninh, Nha Trang- Khánh Hòa, Quy Nhơn- Bình Định, Mũi Né- Phan Thiết, Phú Quốc- Kiên Giang cũng đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao số lượng và cải thiện chất lượng phục vụ của các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng đạt chuẩn 3-5 sao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách du lịch MICE đến Việt Nam trong giai đoạn tới.
Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có Website quảng bá du lịch Việt Nam của TCDL Việt Nam với 5 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có phần giới thiệu về hình thức du lịch MICE cũng như các đường link gắn kết với website của các công ty du lịch lữ hành nổi tiếng, các vùng du lịch trọng điểm trong cả nước, Ngoài ra Câu lạc bộ MICE Việt Nam cũng có một website khá chuyên nghiệp bằng hai ngôn ngữ Anh - Việt giới thiệu hoạt động du lịch MICE tại Việt Nam, trong website còn có các đường link dẫn đến website các thành viên câu lạc bộ như Hãng hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines, Saigontourist. Trong giai đoạn 2000-2010, Việt Nam đã tổ chức thành công 3 sự kiện quốc tế lớn của khu vực và thế giới đó là SEAGAMES 22, ASEM 5 và Năm APEC Việt Nam với hàng loạt các sự kiện lớn như Hội nghị cấp cao APEC, Hội nghị Bộ trưởng, Du lịch APEC, Hội chợ du lịch APEC, Đại hội thể thao Châu Á trong nhà, Cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ v.v…Tất cả các sự kiện trên đều được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao từ khâu chuẩn bị cho đến khâu tổ chức, hậu cần và cũng chính những sự kiện này đã đóng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là du lịch MICE.
Ví dụ: hoạt động du lịch MICE làm nổi bật tên tuổi của các địa điểm tổ chức cỏc sự kiện như Festival vừ thuật Tõy Sơn, Bỡnh Định 2007, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008- Hội An, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2009, Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội 2010…mang lại hiệu quả marketing nhanh chóng và mạnh mẽ cho toàn bộ ngành du lịch; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và có cơ hội vươn lên làm giàu cho người dân, tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hóa đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế…. Bằng chứng là trong suốt 5 năm nở rộ gần đây của MICE quốc tế, nước ta đã liên tục chủ động đệ đơn lên các tổ chức quốc tế như UNESCO… xin công nhận vị thế cho các danh thắng Việt Nam như hoạt động vận động Hạ Long vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới, bình chọn cho Đà Nẵng là một trong 5 bãi biển đẹp nhất thế giới, Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới…Các hoạt động đó không chỉ góp phần giúp Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng…trở thành trọng điểm du lịch MICE của cả nước mà còn gián tiếp giúp địa phương có được nguồn vốn tôn tạo và bảo tồn các danh thắng, tạo làn sóng “du lịch xanh” và ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan rộng khắp cộng đồng cả nước.
Sự thiếu và yếu của các câu lạc bộ, các hiệp hội, tổ chức chuyên về lĩnh vực du lịch MICE khiến cho công tác chuẩn bị và tổ chức một số chương trình, lễ hội văn hóa chưa chuyên nghiệp; liên kết và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp còn kém dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có được chỗ đứng trong thị trường du lịch MICE. Việc quy hoạch không đồng bộ khiến việc xây dựng các công trình xây dựng tốn kém dù đạt hiệu quả kinh tế nhưng lại bỏ qua yếu tố hòa hợp cảnh quan chung là một phản ví dụ của MICE đối với môi trường du lịch, ví dụ như trường hợp của Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình đã không có sức hấp dẫn về kiến trúc và gắn bó với các khách sạn cao cấp kiểu như Novotel Hà Nội on the park trong khu vực.
Ví dụ như việc khách sạn cao cấp Sas Hanoi Royal được quy hoạch công viên Thống Nhất (trung tâm kinh tế - hành chính của Hà Nội) khiến không gian xanh của thành phố bị thu hẹp, phá vỡ cấu trúc phong thủy của Thăng Long cổ xưa mà người Pháp đã dụng công giữ gìn khi lập ra trục quy hoạch cảnh quan cho thành phố Hà Nội. Sự yếu kém trong năng lực lãnh đạo, quản lý của một số quan chức, cán bộ hoạt động trong ngành du lịch, đặc biệt là trong hoạt động quy hoạch tổ chức đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng các chính sách, chương trình hành động, dẫn đến trường hợp không khai thác tối đa các tiềm năng du lịch MICE của Việt Nam.
Cuối cùng, tổng kết những gì mà hoạt động thu hút DKQT bằng loại hình du lịch MICE nước ta đã đạt được trong giai đoạn 2000-2010, cũng như tìm ra nguyên nhân của các kết quả đó để làm cơ sở cho các giải pháp đề xuất trong giai đoạn 2010-2015. Thứ nhất là khuynh hướng phát triển nhanh, tập trung mọi nguồn lực vào khai thác thế mạnh của ngành du lịch nhằm tăng cường thu hút khách du lịch, nâng cao nhiều lần mức doanh thu từ hoạt động này và sử dụng nó vào hoạt động tái đầu tư vào ngành này.
Tăng cường tính chủ động, nhạy bén của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch MICE.Các doanh nghiệp cần phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và nhạy bén trong tổ chức quản lí hoạt động kinh doanh du lịch MICE thông qua việc xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp và có trình độ cao, đặc biệt là đội ngũ nhân viên Marketing và tổ chức các chương trình sự kiện nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của du khách MICE quốc tế, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp. Thứ ba, về phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch: để phát triển du lịch MICE cần tiến hành nâng cấp các tuyến điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương và chú trọng đầu tư xây mới và nâng cấp các hệ thống KS, phấn đấu đến hết năm 2015 có trên 350.000 phòng KS, đáp ứng nhu cầu lưu trú cao của du khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm tới [28], cả nước cần phải có ít nhất 3 trung tâm hội nghị, triển lãm đạt chuẩn quốc tế, nâng cấp sân bay quốc tế cùng hệ thống các sân bay nội địa.
Như vậy, sự đầu tư không ngừng và sự khuyến khích từ phía Chính phủ, việc đáp ứng nhu cầu về cơ sở lưu trú cho khách du lịch quốc tế nói chung và du khách MICE nói riêng đã bước đầu được đáp ứng về mặt lượng. Theo dự báo của WTO, thu nhập từ du khách quốc tế của khu vực này sẽ là 335, chỉ xếp sau khu vực Trung Đông về tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm cho thời kỳ 2005-2015 và chỉ chịu thua khu vực châu Âu về thị phần trên toàn thế giới.
Thứ năm, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009 đã đặt ra yêu cầu khách quan về việc hợp tác quốc tế giữa các tổ chức và các quốc gia trên toàn thế giới, do đó, nhu cầu về một địa điểm nhóm họp an toàn về an ninh và hợp lý về chi phí là tất yếu. Vì vậy, Việt Nam, với mặt bằng giá cả thấp hơn so với các nước trong khu vực, bên cạnh chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, sẽ trở thành lựa chọn khả thi nhất cho bài toán kinh tế trong thời kỳ “thắt lưng buộc bụng” đối với các nhà tổ chức sự kiện và khách tham gia trong thời gian tới.
Thứ hai, Việt Nam nằm trong khu vực thường xuyên có sự biến đổi lớn về thời tiết và khí hậu gây ra những trận bão lớn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của du lịch MICE của nước ta nhất là khu vực miền Trung, khu vực được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển du lịch MICE nhất nước ta. Thứ hai, việc ban hành và thực hiện Thông tư của Nghị định 29 về đặt văn phòng đại diện của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài ở Việt Nam hai năm trôi qua vẫn chưa có tiến triển, Điều này khiến các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hiểu rằng, họ không thể thành lập những văn phòng đại diện để hỗ trợ phát triển số lượng khách đến Việt Nam.
Trong khi đó, thẩm quyền cấp phép hoạt động cho khách sạn (theo nhiều hình thức đầu tư: khách sạn trong nước, khách sạn liên doanh, khách sạn 100% vốn nước ngoài) lại thuộc UBND tỉnh, các sở hoặc Bộ Kế hoạch – đầu tư; và việc kiểm tra triệt phá các hoạt động tiêu cực thuộc chức trách của Vụ phòng chống tệ nạn xã hội, trực thuộc Bộ công an, Tổng cục du lịch chưa phải là một cơ quan cấp bộ nên chỉ được phép ra thông báo (văn bản không có nội dung bắt buộc), không được phép chỉ ra chỉ thị chỉ đạo toàn ngành để trực tiếp giải quyết một vụ việc nào đó liên quan hoạt động du lịch. Trong giai đoạn 2010 – 2015, TCDL cần tập trung xây dựng các chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cuả điểm đến Việt Nam thông qua các chương trình hành động cả nước về ngành du lịch theo từng diễn biến cụ thể của thị trường quốc tế, trong quá trình xây dựng chiến lược, chương trình hành động cần sớm tập trung xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.
+ Xếp hạng Các khách sạn đạt chuẩn 3 đến 5 sao, ví dụ như: căn cứ theo tiêu chuẩn Việt Nam của Tổng cục du lịch, bộ VH-TT-DL trong Quyết định 02/2001về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn; Tiêu chuẩn của các tập đoàn quản lý khách sạnn cao cấp quốc tế như Hilton, Sherreton; hay theo Tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu với các nấc phân chia: Deluxe/Luxury (5sao); Superior/Executive (4sao), Fristclass (3sao), Secondclass (2sao) và Economy/Standard (1sao)…. + Đánh giá, xếp hạng hệ thống các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa- lịch sử cấp quốc gia và quốc tế, ví dụ như: căn cứ theo Quy định và hướng dẫn phân loại di tích được ban hành trong Điều 4 Luật di sản văn hóa, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ – CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa: hay căn cứ theo Tiêu chí công nhận di sản thiên nhiên-văn hóa thế giới do UNESCO ban hành….