Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành giáo dục - đào tạo ở Việt Nam

MỤC LỤC

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo

Để tạo ra một NNL có trình độ chuyên môn nhất định và có một kỹ năng vững chắc thì phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ NNL GD - ĐT, tức là cần có những cán bộ quản lý GD chuyên sâu, có kinh nghiệm, các thanh tra, chuyên viên vững chắc… và với một đội ngũ những người làm công tác giảng dạy có một trình độ chuyên sâu, có kỹ năng sư phạm, có một lòng nhiệt tình… cùng với các trang thiết bị cơ sở vật chất trong giáo dục mới tạo ra một kết quả NNL cao, có hiệu quả đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế và quá trình hội nhập nền kinh tế. Nhưng hoạt động GD - ĐT là một hoạt động đặc thù như đã phân tích ở trên, nó đòi hỏi cần phải có một môi trường xã hội tốt như: Chính sách xã hội ưu tiên phát triển GD - ĐT, cần có sự quan tâm các cấp, ngành có liên quan, môi trường gia đình kết hợp…có như vậy mới tạo ra được NNL vừa có tính năng động xã hội, vừa có nhân cách hoàn chỉnh có khả năng tham gia vào đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.

Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo

Nhờ những thành tựu của giáo dục và các lỉnh vực xã hội khác mà chỉ số phát triển con người (HDI- Hunman development index) của nước ta theo bảng xếp loại của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) trong 10 năm gần đây đã có sự tiến bộ đáng kể: Chỉ số HDI từ 0,649 (1995) tăng lên 0,691 (2004)- xếp thứ 112/177 nước là những minh chứng cụ thể cho những bước phát triển của nước ta nói chung và của lĩnh vực GDĐT nói riêng. Như từ những năm 1999-2000 ngân hàng thế giới ( WB) cho vay 80 triệu USD để thực hiện dự án tiểu học và 70 triệu USD để thực hiện dự án đại học; ngân hàng phát triển châu Á ( ADB) cho vay ưu đãi 50 triệu USD để phát triển giáo dục phổ thông trung học và dạy nghề; Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc hỗ trợ cho giáo dục Việt Nam với các dự án trị giá khoảng 2 triệu USD/năm; Ôxtraylia mỗi năm cấp từ 150 đến 200 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam.

Sơ đồ 2.1 .Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân
Sơ đồ 2.1 .Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực giáo dục-đào tạo trong thời gian qua ở nước ta

Đối với giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Bộ GD - ĐT, Bộ lao động thương binh và xã hội đã tiến hành xây dựng chương trình chung của các nhóm ngành, trên cơ sở đó chỉ đạo và tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chủ động xây dựng chương trình cụ thể và biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo. Trong số loại hình giáo viên phổ thông tình trạng cơ cấu bất hợp lý vẫn còn diễn ra, tỷ lệ cơ cấu giáo viên so với quy mô học sinh, sinh viên còn chưa tương xứng, còn thiếu giáo viên một số môn như: Giáo viên Nhạc hoạ, Thể dục, Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Công nghệ trong khi lại thừa giáo viên ở một số môn: văn, toán, ngoại ngữ… Điều này thể hiện là ở rất nhiều địa phương có tổng biên chế giáo viên đủ, thậm chí thừa, nhưng lại thiếu những loại hình giáo viên như ngoại ngữ, Nhạc, Kỹ thuật.

Bảng 2.5. Số lượng giáo viên mầm non, phổ thông.
Bảng 2.5. Số lượng giáo viên mầm non, phổ thông.

Đánh giá chung

Nhưng trước sự phát triển biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế, khoa học công nghệ nói chung và sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo nói riêng, chất lượng của đội ngũ NLGD-ĐT vẫn còn hạn chế về nhiều mặt: Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, khả năng xử lý công việc….Ở bậc giáo dục phổ thông, tỉ lệ giáo viên khối phổ thông đạt tỷ lệ chuẩn còn thấp, chẳng hạn: năm 2002 - 2003 có 262.543 giáo viên thì có hơn 20.000 giáo viên chưa đạt chuẩn; số giáo viên đạt trình độ đại học sư phạm chỉ mới 20%; Tỉ lệ đạt chuẩn của giáo viên mầm non cũng chỉ đạt 39,26%. Tuy nhiên kết quả thực hiện chính sách này không nhiều và đây chỉ là giải pháp tình thế không giải quyết toàn cục vấn đề [69].Trong khi đú, cũn bộc lộ rừ hơn là nhiều tỉnh vẫn chưa cú chính sách ưu đãi, khuyến khích bằng vật chất cho số giáo viên này khi họ đi học nâng cao trình độ chuyên môn như: Học đại học, học thạc sĩ, tiến sĩ… Mặt khác khi số đội ngũ này được đào tạo bồi dưỡng thì nhiều trường, tỉnh vẫn chưa tạo động lực khuyến khích sử dụng họ theo đúng chức danh mà họ có nên dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám như đã nói ở trên.

Quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở nước ta

Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo ; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Nên để tránh những hiện tượng “thừa, thiếu” NNL GD - ĐT đó ở nước ta, việc PTNNL GD - ĐT cần phải bám sát, tuân theo yêu cầu của quy luật cung cầu trên thị trường ở từng khu vực, địa phương, đồng thời phải tạo động lực cạnh tranh để NNL GD - ĐT thông qua cơ chế của mình mà sàng lọc phân loại chất lượng của từng loại hình NL GD - ĐT , đồng thời thông qua đó phát huy tính năng động sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý.

Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo

Từ các nguồn khác ( các doanh nghiệp đóng góp,. Trong việc huy động trên xác định, việc huy động cho PTNNLGD-ĐT phải là quan trọng nhất. Đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường sư phạm, các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước nhằm hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nghiên cứu, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực giáo dục đáp ứng công cuộc đổi mới của đất nước. Huy động các nguồn lực trên cần phải có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các nguồn đầu tư cả trong và ngoài nước để có chiến lược, dự án đào tạo và phát triển NNL GD - ĐT không chỉ trong những năm trước mắt mà còn tính chiến lược lâu dài trong tương lai vì việc phát triển NNL GD - ĐT đòi hỏi phải có thời gian lâu dài mới có được một nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng mới đáp ứng được sự phát triển về quy mô, loại hình đào tạo trong các cấp bậc học trong giai đoạn phát triển của đất nước. Một trong những giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL GD - ĐT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là cần có các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển NNL GD - ĐT là hết sức quan trọng, cần thiết, là giải pháp kích thích thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL GD - ĐT. Các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển NNL GD - ĐT bao gồm hàng loạt các chính sách như: Chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi, chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho NNL GD; chính sách về sử dụng, sắp xếp, điều động, phân bổ NNL GD - ĐT. * Về chính sách tiền lương, thưởng, phụ cấp ưu đãi. Để sử dụng có hiệu quả NNL GD - ĐT và nâng cao chất lượng NNL GD - ĐT thì tiền lương là một trong những yếu tố quan trọng, nó là đòn bẩy kích thích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình công tác. Để người lao động đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác giảng dạy, quản lý giáo dục vì sự nghiệp nền giáo dục nước nhà thì cần phải có một chế độ chính sách tiền lương đúng đắn, hợp lý mức lương tối thiểu phải phản ánh được mức sống thực tế của đội ngũ nhân lực giáo dục trong điều kiện sự biến động của giá cả trong nền kinh tế thị trường ở mỗi thời kỳ. Hoàn thành định mức lao động, chế độ làm việc của đội ngũ nhân lực giáo dục-đào tạo. Cần tiến tới có hình thức chi trả lương theo học hàm, học vị nhằm khuyến khích những người có trình độ cao, đồng thời kích thích người lao động nâng cao kiến thức chuyên môn nghề nghiệp như: học cao học, tiến sĩ, nâng cao trình độ chuyên môn.. Mặt khác cần xây dựng chế độ giờ dạy theo tiêu chuẩn, tiên tới định tiền lương theo giờ tiêu chuẩn. Đánh giá giá trị lao động của họ phải căn cứ vào số giờ lên lớp và chất lượng gờ lên lớp. Từ kinh nghiệm của Nhật, Trung quốc, Việt Nam cần phải có chính sách khen thưởng về vật chất, tinh thần đối với những người có thành tích cao, có cống hiến tài năng thực sự cho ngành, tránh tình trạng chạy theo thành tích hư. đội ngũ nhân lực giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn), điều này ở Trung Quốc họ đã làm rất tốt, mức phụ cấp ưu đãi này cộng với mức lương cơ bản cũng phải phản ánh, đảm bảo được tiền lương thực tế không chỉ tái sản xuất sức lao động ở mức giản đơn mà còn mở rộng đối với đội ngũ NLGD- ĐT. Mặt khác người cung ứng lao động cũng biết được nơi nào (cơ sở GD-ĐT) cần sử dụng (cầu) lao động và lao động của mình có đáp ứng được nhu cầu hay không. Điều này sẽ giúp cho Nhà nước, ngành Giáo dục thấy được xu hướng phát triển NNL GD-ĐT trên thị trường lao động. Các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành GD-ĐT phải căn cứ vào yêu cầu về chất lượng, số lượng, loại hình trên thị trường lao động để đào tạo nguồn lao động giáo dục cho đất nước. Nhà nước, ngành GD-ĐT cần ban hành cơ chế, chính sách tạo động lực cho thị trường phát triển như: thực hiện phân cấp một cách hợp lý theo hướng tăng cường và giao quyền tự chủ trực tiếp cho các cơ sở GD-ĐT về tuyển dụng, chính sách trả công lao động, điều kiện làm việc.. Các cơ sở GD-ĐT hơn ai hết là người nắm bắt trực tiếp nhu cầu GD-ĐT của thị trường lao động, chất lượng, loại hình của chính bản thân nguồn nhân lực giáo dục của ngành và là người chịu trách nhiệm của chính mình. Đặc biệt để thị trường trong lĩnh vực GD-ĐT phát triển lành mạnh và theo định hướng XHCN, trong thời gian tới nhà nước cần hoàn chỉnh khung pháp lý để tạo lập cơ sở cho thị trường GD-ĐT phát triển. Mặc dù đã có những văn bản pháp luật đặt nền móng cho sự phát triển các yếu tố thị trường trong GD-ĐT, song hệ thống các văn bản đó chưa đồng bộ và chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, để xây dựng khung pháp lý một cách thuận lợi, điều cần thiết hiện nay là phải thống nhất quan điểm ở các cấp lãnh đạo, quản lý về sự tồn tại hay không thị trường GD-ĐT, từ đó đưa ra hành lang pháp lý cần thiết để tạo môi trường cạnh tranh cho NNLGD-ĐT phát triển. Đồng thời cần tiến tới xây dựng cụ thể luật lao động trong GD-ĐT. Thành lập tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo NNLGD-ĐT ở các trường sư phạm, các khoa sư phạm, các trường CBQLGD và kể cả kiểm định lại NNLGD-ĐT hiện có. trị, cung cầu, cạnh tranh…) và có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.