Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

MỤC LỤC

Giả thuyết nghiên cứu

- Việc triển khai tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của người dân ở địa phương hay chưa?. - Có thể đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh bằng những giải pháp nào?.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra: Phỏng vấn, tham vấn cán bộ, công chức và người dân nhằm bổ sung và chính xác hóa các thông tin thu thập được. Phương pháp xử lý số liệu: Bằng phần mềm Excel để xử lý các số liệu đã thu thập được.

Kết cấu khóa luận

Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay Chương 2: Những kết quả và hạn chế trong xây dựng nông thôn mới

Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở huyện Đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới và các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay

Xây dựng NTM không chỉ xây dựng với cơ sở hạ tầng nông thôn mà còn hàng loạt các nội dung khác, bao gồm phát triển kinh tế nông thôn, nhất là sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động, tạo việc làm phi nông nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của dân cư, thu hẹp khoảng cách về nhu nhập giữa nông thôn và thành thị, bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng chính quyền cơ sở. Nhà nước có chính sách hỗ trợ nông dân bằng các hình thức phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) như: Xây dựng kết cấu hạ tầng và đề án phát triển đa dạng ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm phi nông nghiệp, tăng thời gian lao động và cơ cấu lại nguồn lao động ở nông thôn; phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp trong bảo vệ quyền lợi của nông dân.

NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ HIỆN NAY

Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội cơ bản của huyện Đảo Cô Tô

Tài nguyên biển: Cô Tô nằm sát ngư trường khai thác Bắc vịnh Bắc bộ theo hiệp định nghề cá Việt Nam - Trung Quốc, diện tích ngư trường bao gồm vùng đặc quyền kinh tế và vùng đánh cá, ước tính trên 800 km2; với nguồn hải sản phong phú, đa dạng, có trữ lượng lớn, với nhiều loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. Về cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ và du lịch; giảm nông lâm thuỷ sản và công nghiệp xây dựng trong đó ngành nông, lâm và thủy sản và ngành công nghiệp xây dựng.

Bảng 2.1: Tình hình biến động dân số qua các năm huyện Cô Tô
Bảng 2.1: Tình hình biến động dân số qua các năm huyện Cô Tô

Những kết quả trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Đảo Cô Tô và nguyên nhân

Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch xây dựng NTM, huyện Cô Tô triển khai đồng thời quy hoạch xây dựng NTM với quy hoạch phát triển KT - XH của huyện phấn đấu năm 2015 đạt tiêu chí huyện biển Đảo NTM; đến năm 2020 là huyện NTM tiên tiến phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững vùng biển đảo Cô Tô để sớm thoát khỏi tình trạng khó khăn, chậm phát triển; đến năm 2030, tiến tới xây dựng Cô Tô thành đô thị sinh thái biển có kinh tế năng động, xây dựng xã hội hài hòa phát triển bền vững, người dân ứng xử văn hóa, môi trường trong lành, an ninh chính trị ổn định, giữ vững chủ quyền quốc gia; là “huyện đảo xanh” vùng tiền tiêu Đông Bắc của Tổ quốc; một trọng điểm phát triển trong chiến lược. Trong những năm qua, huyện chỉ đạo Đoàn Thanh niên xây dựng quỹ bảo vệ môi trường tại các nhà hàng, khách sạn; huyện đã triển khai nhiều dự án về môi trường góp phần cải thiện môi trường sống của người dân như: Xây dựng được hệ thống kè gắn với hệ thống thoát nước thải, nước mặt (kè chống sạc lở từ cảng đến tượng đài Bác Hồ, kè chống sói lở khu dân cư thôn 2, kè chống sói lở bảo vệ khu dân cư và đường xuyên đảo xã Thanh Lân..). đạo các cơ sở chế biến thủy, hải sản phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý. nước thải để thu gom vào hệ thống xử lý chung trước khi thải ra môi trường..Việc xử lý rác thải đã được huyện triển khai tích cực; huyện ký hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường và Sản xuất thiết bị Thành An thu gom và xử lý rác thải; Tiến hành xây dựng một khu xử lý rác thải tập trung công nghệ lò đốt rác Model EST-100S. Chú trọng công tác bảo vệ cảnh quan tự nhiên, bảo vệ môi trường biển gắn với phát triển du lịch bền vững: Thứ nhất, hỗ trợ nhân dân mua thùng đựng rác thải sinh hoạt. Thứ hai, tập trung đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành Khu xử lý rác thải của huyện. Thứ ba, tuyên truyền,vân dụng tốt hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” với sự tham gia của sinh viên các trường Đại học và tuổi trẻ trong và ngoài tỉnh tham gia. +) Về quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn: Huyện hỗ trợ nhân dân mua thùng dựng rác thải; hàng tháng, phát động đồng loạt ra quân dọn vệ sinh đường làng ngừ xúm vào một ngày nhất định (02 lần/thỏng). Ngay từ những ngày đầu, huyện Cô Tô đã xác định đích đến của Chương trình xây dựng NTM là nâng cao thu nhập, đời sống mọi mặt của người dân ở khu vực nông thôn; chủ thể là của xây dựng NTM là người dân khu vực nông thôn; xây dựng NTM là một cuộc cách mạng toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn; phải tiến hành đồng thời giữa việc huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng nông thôn với việc xây nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; quan tâm chăm lo “phần hồn” của Chương trình; lựa chọn những phần việc cần ít ngân sách, kinh phí để tiến hành trước như: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đào tạo cán bộ, nâng cao đời sống văn hóa khu dân cư, quy hoạch… Chính việc xác định đúng mục tiêu, lộ trình, giải pháp thực hiện đã góp phần quan trọng để việc xây dựng NTM ở Cô Tô.

Chỉ tính riêng trong năm 2013, nhân dân huyện Cô Tô đã đầu tư gần 200 tỷ đồng xây dựng các cơ sở chế biến hải sản, xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà ở đón khách du lịch, cao hơn tổng đầu tư của nhân dân toàn huyện trong mấy chục năm qua cộng lại, nhân dân hiến đất xây dựng các công trình công cộng trị giá hơn 10 tỷ đồng, vận động các doanh nghiệp ủng hộ trên 40 tỷ đồng cho việc xây dựng các công trình văn hóa, cải thiện nhà ở khu vực nông thôn, chưa kể số kinh phí hàng trăm tỷ đồng các doanh nghiệp và nhân dân trong, ngoài tỉnh ủng hộ cho dự án đưa điện lưới ra đảo.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn thu của toàn huyện và khu vực nông thôn năm 2015 [28]
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn thu của toàn huyện và khu vực nông thôn năm 2015 [28]

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH

    Đối tượng được hưởng bao gồm: Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn; các tổ chức cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản; các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn. Huy động sự ủng hộ, hỗ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức, quỹ môi trường, các công ty đang có nhiều hoạt động trong bảo vệ môi trường như tập Đoàn than khoáng sản Việt Nam, tập Đoàn dầu khí Việt Nam…và giảm một phần ngân sách địa phương trong việc hình thành Qũy hoặc tiếp nhận hỗ trợ trực tiếp bằng số lượng túi đựng giấy gói thân thiện môi trường để dần thay thế hoàn toàn việc sử dụng túi bóng nilon đối với nhân dân và khách du lịch đến tham quan huyện Cô Tô. Đối với phân khu đảo chính, trên cơ sở quy hoạch chung trước đây cần nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch phân khu cho phù hợp, chú ý đến điểm đỗ trực thăng đưa khách đến tham quan; quan tâm tới hệ thống cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt; quy hoạch phân khu dành cho các bãi biển đẹp để thu hút các nhà đầu tư lớn… Bên cạnh đó, đường giao thông trục chính đi qua Cô Tô cần được đầu tư thiết kế hệ thống chiếu sáng như: Phố đi bộ ban đêm cho du khách đến tham quan tại đây, hệ thống nhà 2 bên đường phải được chỉnh trang theo hướng đô thị mang nét hiện đại của biển đảo.

    Hướng phát triển du lịch bền vững “Thân thiện với môi trường”, xe điện đang là loại phương tiện chính đưa đón khách tham quan đảo; ở mỗi gia đình, và dọc các tuyến đường phố chính của huyện đảo đều được đặt những chiếc thùng đựng rác hợp vệ sinh; hình ảnh đoàn viên thanh niên tình nguyện vì môi trường vào mỗi tuần, mỗi tháng ở những nơi công cộng phần nào nhắc nhở người dân, du khách cùng chung tay vì biển đảo thân yêu, vì một môi trường du lịch bền vững.