MỤC LỤC
Công trình được xây dựng tại thành phố Hà Nội, căn cứ vào điều kiện khí hậu tại nơi đây ta chọn các thông số nhiệt độ, độ ẩm ngoài trời vào mùa hè theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687-1992.
Thông số tính toán trong nhà
Do các hệ thống ống gió CAV (Constant Air Volume) và VAV (Variable Air Volume) sử dụng ống gió điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm của phòng quá cồng kềnh, tốn nhiều không gian lắp đặt, tốn nhiều vật liệu làm đường ống nên hãng Daikin của Nhật đã đưa ra giải pháp VRV (Variable Refrigerant Volume) là điểu chỉnh năng suất lạnh qua việc điều chỉnh lưu lượng môi chất. - Máy VRV đã giải quyết tốt được vấn đề hồi dầu về máy nén do đó cụm dàn nóng có thể đặt cao hơn cụm dàn lạnh đến 50 m và các dàn lạnh có thể đặt cách nhau tới 15 m, đường ống dẫn môi chất lạnh từ cụm dàn nóng đến cụm dàn lạnh xa nhất tới 150 m tạo điều kiện cho việc bố trí máy dễ dàng hơn trong các nhà cao tầng.
Phương pháp chung nhất để tính lượng nhiệt do máy móc (thiết bị) toả ra là tính theo công suất động cơ điện của máy (coi điện năng được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng). Như phần giới thiệu công trình đã nêu trên, toàn bộ các phòng trong nhà đều được sử dụng vào mục đích làm phòng làm việc và phòng quản lý nên ở đây thường có hai loại thiết bị toả nhiệt là máy vi tính với công suất N = 250W/chiếc và đèn chiếu sáng. Mặt khác, do máy tính tại các công sở hiện nay được sử dụng gần như suốt trong thời gian làm việc (chỉ tắt màn hình khi nghỉ trưa), nên hệ số đồng thời cũng lấy bằng 1.
- Phòng quản lý: Có diện tích 17 m2, đây là phòng bố trí để phục vụ cho công tác quản lý toà nhà, có khoảng 4 người làm việc, do đó trong phòng có khoảng 4 máy tính.
Do trong nhà không có bán thành phẩm mang ẩm, không có các thiết bị sinh hơi, các phòng được điều hoà có sàn khô, sàn ẩm ở các nhà vệ sinh với miệng hút riêng nên các thành phần W2, W3, W4 có thể bỏ qua. Mặt khác khi có rò lọt không khí qua cửa vào nhà, dòng không khí nóng cũng mang theo lượng ẩm nhất định vì độ chứa hơi của không khí nóng cao hơn nhưng lượng ẩm này cũng coi như bỏ qua hoặc tính vào phần cung cấp khí.
Hiện tượng đọng sương chỉ xảy ra ở bề mặt vách phía nóng nghĩa là khi kiểm tra đọng sương trên vách chỉ tiến hành ở mặt ngoài của vách. Khi nhiệt độ vách giảm xuống đến nhiệt độ đọng sương ts thì hệ số truyền nhiệt đạt trị số cực đại k = kmax và xảy ra hiện tượng đọng sương. Vậy để không xảy ra hiện tượng đọng sương thì vách cần có hệ số truyền nhiệt kvách < kmax.
Qua kết quả tính toán và kiểm tra ta thấy tất cả các bề mặt đều không bị đọng sương.
Theo công thức trên, ta tính được hệ số góc tia quá trình cho từng không gian điều hoà riêng biệt.
Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong các phân xưởng sản xuất khi cần điều chỉnh đồng thời cả nhiệt độ và độ ẩm như nhà máy dệt, thuốc lá … So với sơ đồ điều hoà không khí 1 cấp thì chi phí đầu tư lớn hơn. Qua phân tích đặc điểm của công trình ta thấy đây là công trình điều hoà thông thường không đòi hỏi nghiêm ngặt về chế độ nhiệt ẩm. Không khí sau khi hoà trộn có trạng thái H được xử lí nhiệt ẩm trong thiết bị xử lí 3 đến trạng thái O rồi được quạt gió 4 vận chuyển theo đường ống 5 tới không gian điều hoà 7 qua các miệng thổi 6.
Do nhận nhiệt thừa và ẩm thừa trong phòng nên không khí tự thay đổi trạng thái từ V đến T theo tia VT có hệ số góc εT= QT/WT.
Một phần không khí trong phòng được thải ra ngoài qua cửa tự thải 12 với lưu lượng LN. Do VT là quá trình tự thay đổi trạng thái khử ẩm thừa và nhiệt thừa với hệ số góc tia quá trình là εT nên V là giao điểm của đường εT với đường ϕ =95%. Thay kết quả vào hệ thức trên ta sẽ được trạng thái không khí tại điểm hoà trộn H.
Do số lượng phòng nhiều nên chỉ tính ví dụ cho phòng làm việc tầng 1 còn các phòng khác được trình bày trong bảng kết quả.
Hệ thống cấp khí tươi được thiết kế với nhiệm vụ cấp bổ sung không khí sạch vào toà nhà, thải một phần không khí ở trong phòng ra ngoài nhằm đảm bảo yêu cầu vệ sinh cho con người trong toà nhà ở mức tiêu chuẩn là (20 – 30) m3/h (không khí tươi) và phải ≥ 10% lượng gió tuần hoàn qua dàn lạnh, mặt khác cũng phải tạo ra áp suất dương trong các phòng để ngăn chặn không khí nóng ẩm từ bên ngoài lọt vào các phòng điều hoà. Ở đây ta chọn hệ thông gió thu hồi nhiệt HRV của hãng DAIKIN (Nhật Bản) để tiết kiệm năng lượng của gió thải: Hệ thống HRV trao đổi nhiệt giữa gió mới với gió thải làm cho không khí bên ngoài được đưa vào phòng có nhiệt độ và độ ẩm gần với không khí trong phòng, giảm một phần tải lạnh, nhiệt cho hệ thống. + Bộ điều khiển trung tâm DCS302B61: Có khả năng điều khiển tối đa 64 nhóm dàn lạnh một cách độc lập, hiển thị tình trạng hoạt động của hệ thống, màn hình hiển thị mã sự cố khi hệ thống gặp sự cố, giới hạn các thông số hoạt động của các nhóm dàn lạnh quản lý….
+ Thiết bị xử lý và chuyển đổi tín hiệu cho máy tính DCS302A52 và phần mềm kèm theo sẽ giúp chúng ta có thể quản lý hệ thống bằng máy tính: Giới hạn nhiệt độ sử dụng, tốc độ gió, điều khiển nhiệt độ chênh lệch, quản lý hệ thống từ xa thông qua mạng, kiểm tra và theo dừi cỏc sự cố từ xa….
Đối với công trình này, không cần đòi hỏi về yêu cầu tiện nghi cao nhưng vẫn phải đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh và phân phối không khí. Có nhiều phương pháp tính toán thiết kế đường ống gió, nhưng ở đây em sử dụng phương pháp ma sát đồng đều giới thiệu trong tài liệu [1] được sử dụng để tính toán ví dụ. Ta tớnh toỏn cho hệ thống VAM2000FAVE làm vớ dụ, rừ ràng đoạn ống dài nhất từ quạt tới miệng thổi số 4 trong không gian văn phòng tức là từ A - D.
Đoạn ống từ Q tới D có chiều dài lớn nhất và có tổn thất áp suất lớn nhất, do đó ta tiến hành tính trở kháng trên đoạn này để kiểm tra cột áp quạt trong máy HRV.
Đặc biệt là đối với hệ thống điều hòa không khí kiểu VRV do có một số đặc thù kỹ thuật riêng nên có một số yêu cầu khắt khe hơn trong việc thi công lắp đặt các hạng mục của hệ thống so với các hệ thống điều hòa khác nên giải pháp kỹ thuật thi công lắp đặt càng trở nên phức tạp. - Ở các tuyến ống ngang, tại các điểm chia nhánh, khi hàn lắp các bộ chia ống phải chú ý đảm bảo sao cho tất cả các đầu chia của chúng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang, không được phép nằm trên mặt phẳng thẳng đứng. Bởi vậy phải tính toán hiệu chỉnh chỉ số áp suất bên trong theo nhiệt độ môi trường theo nguyên tắc cứ thay đổi nhiệt độ bên ngoài 10C thì áp suất bên trong hệ thống thay đổi tương ứng 0,1kg/cm2 (tỷ lệ thuận).
Khi bị đọng sương thì không những chỉ làm giảm hiệu quả cách nhiệt dẫn đến tổn thất lạnh lớn mà còn gây tác hại là nước chảy xuống sẽ làm mốc trần và làm tăng độ ẩm khoang trần giả, làm ảnh hưởng đến các hệ thống kỹ thuật khác.
- Tủ điện cấp nguồn chính, gồm các Aptomat nguồn của thiết bị, rơ le, các thiết bị đo lường, báo hiệu và bảo vệ … phải được lắp đặt đúng kỹ thuật tại các vị trí an toàn, dễ thao tác. - Hệ thống tiếp đất: Tất cả hệ thống điện của các Outdoor đều phải được nối đất để đảm bảo an toàn khi sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế. Các dàn nóng và dàn lạnh phải được lắp đặt theo đúng yêu cầu đã ghi trên bản vẽ, đòi hỏi công tác chỉ đạo, thi công rất tập trung nghiêm túc.
- Đặt các dàn lên bệ chú ý các chi tiết giảm rung, giảm ồn … nối các ống gas, dây điện động lực, dây điều khiển đúng yêu cầu kỹ thuật.
Để duy trì sự hoạt động bình thường của toàn bộ hệ thống, đạt được các chế độ nhiệt ẩm theo yêu cầu, tránh được những sự cố đáng tiếc xảy ra, người vận hành phải là người có những kiến thức cơ bản về hệ thống VRV. Việc bảo dưỡng hệ thống thường xuyên là rất quan trọng nhằm tạo điều kiện tối ưu cho sự hoạt động của các thiết bị đồng thời kịp thời phát hiện những hư hỏng, sự cố, từ đó có biện pháp sửa chữa, khắc phục để duy trì sự làm việc ổn định của hệ thống đảm bảo các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật. Hệ thống điều hoà không khí VRV có khả năng tự động thông báo sự cố của các thiết bị trong hệ thống bằng cách hiện thị mã lỗi trên màn hình tinh thể lỏng của điều khiển tay.
Các dàn lạnh cần phải được bảo dưỡng định kỳ 3 tháng một lần bao gồm các công việc như sau: Lau rửa các phin lọc, kiểm tra các thông số như lưu lượng gió, nhiệt độ gió cấp, gió hồi.