Phân tích thống kê biến động kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2009: Nhân tố tác động và giải pháp thúc đẩy phát triển

MỤC LỤC

Những thành tựu của ngành du lịch Việt Nam

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch các vùng du lịch và các trọng điểm du lịch đã được xây dựng; trên 50 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và một số điểm du lịch, khu du lịch đã có quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy mạnh quản lý du lịch và xây dựng các dự án đầu tư. Đề án sắp xếp lại doanh nghiệp (trực thuộc Tổng cục Du lịch trước đây) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đã tổ chức triển khai từ giai đoạn 2003 - 2005, theo hướng để lại 4 doanh nghiệp mạnh ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu; hình thành “Công ty mẹ - Công ty con” trên cơ sở 8 công ty; cổ phần hoá các công ty hiện có. Cùng với dự án phát triển nguồn nhân lực do Luxembourg tài trợ với số vốn 10 triệu euros và dự án EU với mức 12 triệu euros, Tổng cục Du lịch đã tiếp nhận và điều hành dự án “Phát triển du lịch Mekong” do ADB tài trợ, với khoản kinh phí 12,2 triệu USD (có 8,47 triệu USD vốn vay ưu đãi) tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long.

Đầu tư ra nước ngoài, tuy còn mới đối với Du lịch Việt Nam, được thực hiện trên lợi thế so sánh trong khai thác giá trị văn hóa, nguyên liệu và lao động rẻ… Các dự án đầu tư ra nước ngoài được thực hiện dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn, với các hình thức kinh doanh ăn uống tại một số nước láng giềng và các nước Nhật Bản, Đức, Lào và Hoa Kỳ.

Bảng 1: Số liệu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế(7/2009)
Bảng 1: Số liệu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế(7/2009)

Thực trạng kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam Bảng doanh thu ngành du lịch giai đoạn 2000-2009

Năm 2007, lượng khách đạt mức cao nhất, đánh dấu sự phát triển của ngành du lịch nước ta năm đó. Năm 2008, lượng khách giảm mạnh khoảng tầm những năm 2002,2003 do ảnh hưởng trầm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh ngành du lịch ở Việt Nam

Nhân tố khách quan

Hệ thống pháp luật, chủ trương đường lối, ưu đãi của nhà nước cũng góp phần thu hút vốn đầu tư trong và nhà nước trong việc nâng cấp, xây mới các cơ sở du lịch, hệ thống khách san, các khu giải trí….

Phân tích biến động kết quả kinh doanh ngành du lịch giai đoạn 2000-2009

Phân tích biến động doanh thu của ngành du lịch giai đoạn 2000-2009 .1 Phân tích đặc điểm biến động doanh thu của các cơ sở lưu trú theo

    Nhìn chung, trong giai đoạn này doanh thu của các cơ sở lưu trú tăng dần qua các năm. Do trong năm 2009, lượng khách quốc tế giảm so với năm 2008, nhưng lượng khách nội địa lại tăng nên doanh thu của các cơ sở lưu trú tăng nhẹ. Do năm 2003, dịch SARS xảy ra ở Châu Á, nên lượng khách quốc tế tới Việt Nam giảm, khiến doanh thu ngành du lịch năm 2003 chỉ tăng nhẹ.

    Từ năm 2004, doanh thu các cơ sở lưu trú tăng nhanh hơn, đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân. Để đạt được những thành tựu trên phải kể đến sự đầu tư ngày càng cao của Nhà Nước trong việc nâng cấp các cơ sở lưu trú, nâng cấp các hệ thống khách sạn, số khách sạn, buồng, phòng đạt tiêu chuẩn ngày càng nhiều. Chất lượng các cơ sở lưu trú được cải thiện và nâng cao, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của du khách.

    Bên cạnh đó, nước ta thu hút được nguồn vốn lớn đầu tư từ nước ngoài trong việc xây dựng các khu resort, hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ta thấy, hàm mũ có SE nhỏ nhất và R lớn nhất nên ta chọn hàm cubic để biểu diễn biến động doanh thu các cơ sở lưu trú. Do năm 2003, lượng khách quốc tế vào nước ta giảm dẫn tới các cơ sở lữ hành quốc tế bị giảm doanh thu.

    Nguyên nhân là do trong 2 năm này thì số lượng các hãng lữ hành quốc tế và nội địa đều tăng cao. Ta thấy hàm mũ có SE nhỏ nhất và R lớn thứ 2 nên ta chọn hàm mũ để biểu diễn xu hướng biến động doanh thu các cơ sở lữ hành.

    Bảng các dạng hàm phản ánh xu thế biến động doanh thu các cơ sở  lưu trú
    Bảng các dạng hàm phản ánh xu thế biến động doanh thu các cơ sở lưu trú

    VAR00001

    Phân tích biến động số lượt khách .1 Biến động số khách trong nước

      Chương trình đã thu hút sự tham gia của 120 khách sạn từ 1-5 sao, 101 doanh nghiệp lữ hành, hơn 300 tour đã được khuyến mại từ 30-50%, hang hàng không quốc gia Việt Nam cũng đã giảm giá vé cho một số đường bay nội địa…Nhờ đó đã thu hút đông đảo lượng khách nội địa. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008,giá xăng dầu cao làm tăng chi phí hàng không, khiến giảm nhu cầu đi du lịch hoặc chọn những địa điểm gần, đi ngắn ngày, ưu tiên các dịch vụ giá rẻ. Bên cạnh đó, nguy cơ khủng bố ngày càng cao khiến du khách lo sợ trong việc đi du lịch, mặc dù Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến an toàn trên thế giới.Từ năm 2000 đến năm 2002, lượng khách quốc tế vẫn theo chiều hướng tăng, nhưng đến năm 2003 thì bị giảm.

      Việc quy hoạch là rất cần thiết đối với sự phát triển của các ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng, nó giúp cho du lịch phát triển một cách bền vững, khai thác tốt các tiềm năng và giảm những tác động xấu do du lịch gây ra. Giải pháp về sắp xếp lại hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh du lịch Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, cần kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý tương ứng chức năng, nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế. Đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật, xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là năng lực sáng tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh cao nhất là khi nước ta đã ra nhập WTO, ban hành các quy định để điều chỉnh hoạt động của các loại hình du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế.

      Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện các cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống, nâng dần vị thế trên thị trường mới. Công tác quảng bá, tiếp thị còn bộc lộ nhiều hạn chế, Nhà nước cần đầu tư thêm vốn, tổ chức quảng bá du lịch tầm cỡ quốc gia ra nước ngoài, mở các văn phòng đại diện ở các nước để thuận tiện cho du khách quốc tế tìm hiểu về du lịch Việt Nam. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý đến đãi ngộ…Từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, ưu tiên sử dụng cán bộ có học thức, trình độ tay nghề, ý thức chính trị, kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa.

      Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ là giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi hàm lượng khoa học công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngày càng cao, nước ta đang từng bước phát triển nền kinh tế trí thức. Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển, nhằm tăng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực rong công tác đầu tư và phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ trợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan môi trường, di tích lịch sử, văn hóa…Đồng thời đầu tư để nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất tạo sự thuận lợi trong đi lại và nghỉ ngơi cho du khách nhằm hạn chế tình trạng thiếu xe, thiếu khách sạn vào mùa cao điểm. Đầu tư hợp lý, nâng cấp và phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, nâng cao chất lượng và tạo các sản phẩm du lịch mới, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng hệ thống các trường đào tạo nghề du lịch.

      Phối hợp với bộ, ngành, địa phương có liên quan trong việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.