MỤC LỤC
Khác với các yếu tố tài nguyên và lao động, các loại tài sản như máy móc, thiết bị, nhà xưởng và các loại nguyên vật liệu bán thành phẩm dùng cho sản xuất mặc dù cũng là những yếu tố đầu vào cần cho quá trình sản xuất , song bản thân chúng lại là kết quả đầu ra của quá trình sản xuất trước đó. Đó là kết quả của các hoạt động đầu tư cần thiết cho hoạt động của nền kinh tế, nhưng sản phẩm của nó không tồn tại dưới dạng vật thể, mà tồn tại dưới dạng các phát minh, sáng chế, các giải pháp hữu ích hay đơn thuần chỉ là chỉ là những khoản đàu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Theo mục đích sử dụng, không chỉ có vốn sản xuất và trực tiếp phục vụ cho việc sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ hàng hoá, mà còn bao gồm khối lượng đáng kể và phong phú các hệ thống hạ tầng, các công trình công cộng khác nhau phục vụ cho các nhu cầu kinh tế - xã hội trong nước. Mặc dù nhà nước có rất ít ảnh hưởng đến các yếu tố như điều kiện địa lý, nhưng lại có ảnh hưởng mang tính quyết định hơn nhiều đến mức độ đảm bảo các quyền về tài sản, các phương thức điều tiết và đánh thuế (cả thuế tại cửa khẩu lẫn trong nội địa), cung cấp CSHT, sự vận hành của thị trường lao động, tài chính là vấn đề có tính chất khái quát hơn công tác quản trị như chống tham nhũng, cải thiện những chính sách và hành vi của nhà nước liên quan đến địa hình MTĐT sẽ thúc đẩy tăng trưởng và giảm đói nghèo.
Vốn không chỉ đóng trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế với tư cách đầu vào của sản xuất (đóng góp về mặt lượng) mà còn đóng góp một cách gián tiếp thông qua việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật do các đầu tư mới mang lại, do lợi thế kinh tế nhờ quy mô lớn (tức là với một ngành, việc đầu tư mở rộng quy mô sẽ làm giảm chi phí sản xuất - do chuyên môn hoá… ). Các nhà kinh tế đều thừa nhận đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế: muốn tăng trưởng kinh tế thì phải có đầu tư, nhưng vấn đề hình thành cơ cấu đầu tư là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Trong nội bộ nền kinh tế, việc so sánh hệ số ICOR giữa các ngành sẽ thấy được ngành nào có hiệu quả đầu tư cao.
Để có thể sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực tài chính thì cần phải có những con người sử dụng được công nghệ, làm chủ công nghệ và cải tiến được công nghệ. - Phát triển KCHT có vai trò đặc biệt quan trọng đến tiến trình phát triển kinh tế, đây được xem là một trong những điều kiện cơ bản nhất.
Để huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư hệ thống NH đã đưa ra và thực hiện một số giải pháp chiến lược bền vững cùng nhiều biện pháp, hình thức huy động vốn đa dạng cụ thể thích hợp với đòi hỏi của thị trường và tâm lý người gửi trong đó giải pháp xuyên suốt là tổ chức tốt công tác tiếp thị và quảng bá thương hiệu, làm tốt công tác khách hàng từ tỉnh đến huyện, quán triệt đến từng nhân viên nhận thức về tầm quan trọng hàng đầu của công tác khơi tăng nguồn vốn tại chỗ, có tính quyết định đối với kết quả kinh doanh để cùng nhau phấn đấu làm tốt nhiệm vụ mục tiêu này. Thứ tư, khai thác và phát huy nguồn nhân lực xuất phát từ quan điểm coi con người là vốn quý nhất thông qua việc tạo ra nhiều công ăn, việc làm, chống thất nghiệp và chủ yếu tăng cường mở rộng đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, để thu hút lao động có việc làm, có thu nhập và chống thaỏt nghieọp.
Tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương nên Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi để liên kết kinh tế và thu hút đầu tư. Lâm Đồng tập trung nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bô xít (1,4 tỷ tấn) cao lanh (hơn 400 triệu tấn), Bentonit … để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng (hiện có hai dự án khai thác bôxít, sản xuất alumin và hydroxyt nhôm, nhôm oxýt với vốn đầu tư 750 triệu USD).
Trong thời kỳ này nhờ đầu tư đúng hướng nên nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được nâng cấp như: quốc lộ 20, 27, 28, sân bay Liên Khương, đường cao tốc từ sân bay Liên Khương đến chân đèo Prenn, mở đường 723 đi Nha Trang; hệ thống đường nội thị ở thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, đường giao thông đến các khu du lịch, hoàn chỉnh nhiều tuyến đường liên huyện và giao thông nông thôn ở vùng sâu, vùng xa. -Chương trình hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số: Đã đầu tư 41.650 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 7.182 căn nhà, bình quân mỗi căn nhà được hỗ trợ 5-6 triệu đồng; ngoài ra chương trình làm nhà ở tình thương cho đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ nghèo đặc biệt khó khăn được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, các cấp, cá ngành quan tâm thực hiện, đã giảm bớt khó khăn về nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho công tác định canh định cư ngày càng ổn định, thôn buôn được khang trang hơn.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy Lâm Đồng là một tỉnh thu không đủ bù chi, nhà nước phải rót một khoản NSNN không nhỏ để thực hiện các trương trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh như làm đường 723, nâng cấp sân bay Liên Khương, thực hiện các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung củng cố và nâng cấp các tuyến đường trục chính của tỉnh; phát triển ngành điện, xây dựng đồng bộ các hệ thống lưới và trạm theo các mục tiêu phục vụ sản xuất và sinh họat, đền bù giải phóng mặt bằng ở các khu quy họach để kêu gọi các dự án đầu tư …. Nhìn chung, nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh tăng khá, tuy nhiên nhu cầu chi của xã hội tăng nhanh làm cho ngân sách địa phương luôn khó khăn, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế chưa đủ chi cho nhu cầu phát triển, vì vậy, hàng năm Trung ương phải trợ cấp ngân sách cho địa phương từ 30-35% tổng thu ngân sách địa phương.
Do địa hình đặc trưng của vùng cao nguyên nên hệ thống giao thông không thận lợi lại ở xa các trung tâm kinh tế, việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Kết quả thực hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng trong tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện cao so với tổng vốn đầu tư đăng ký chứng tỏ.
Nguồn lực cho đầu tư còn hạn chế, tỉ trọng đầu tư toàn xã hội cho ngành công nghiệp thấp; đầu tư cho dịch vụ du lịch có tăng, nhưng vẫn tập trung cho lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ; đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm nhưng chưa huy động tốt các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân để đầu tư cho các công trình hạ tầng nông thôn (thủy lợi phục vụ cho cây. công nghiệp, giao thông nông thôn). Đầu tư bên ngoài vào tỉnh tăng chậm, phần lớn các dự án có quy mô nhỏ, mức đóng góp vào GDP và ngân sách không nhiều, những dự án lớn chưa được triển khai; trong khi đó công tác xúc tiến đầu tư chưa thường xuyên, chưa thực sự chủ động và tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, chậm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư trong qúa trình thực hiện, nhất là trong khâu bồi thường, tái định cư, tái định canh và giải toả, bàn giao mặt bằng để thi công.
Hiện có 4 trường Đại học, cao đẳng đào tạo đa ngành với trên 20.000 sinh viên của 30 tỉnh thành theo học; có Học viện Lục quân, nhiều trường trung học kinh tế-kỹ thuật và dạy nghề cho khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung; một số trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu khoa học về hạt nhân, sinh học, vắc xin, lâm sinh, nghiên cứu rau hoa của Trung ương và địa phương. Việc mở rộng thành phố Đà Lạt hiện nay ra các vùng phụ cận tạo cho thành phố có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động để phát triển công nghiệp (khu công nghiệp Phú Hội-Đức Trọng, cụm công nghiệp Ka Đô-Đơn Dương, công nghiệp thủy điện Suối vàng, Đa Nhim, Đại Ninh), nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Phát huy yếu tố nguồn lực con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngòai. Thực hiện công bằng xã hội trong trong phát triển giáo dục, y tế; chú ý công tác đào tạo, nhất là đào tạo đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân.
Tuy nhiên để đảm bảo qúa trình xây dựng CNXH, quá trình chuyển đổi cơ chế và chính sách tài chính sang cơ chế thị trường phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và phải trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Về cơ cấu thành phần kinh tế, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều hàng hoá nhiều thành phần, coi đó là vấn đề chiến lược, làm thế nào để các thành phần kinh tế hợp thành mộc cơ cấu kinh tế trong sự phát triển; điều đó liên quan đến các chế độ, chính sách, luật pháp và sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách ưu đãi đặc biệt, thu hút đầu tư, tạo việc làm.
Tiến tới việc xây dựng Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch nghỉ dường, thành phố thông minh, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, hội thảo ngang tầm khu vực và tiến tới ngang tầm quốc tế. Góp phần thực hiện tốt các mục tiêu xã hội về dân số, lao động, đời sống, y tế, chăm sót sức khỏe,văn hóa thông tin, giáo dục đào tạo….
Song phải thấy rằng, trong giai đoạn tới, khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA và các nước trong khu vực thực hiện đầy đủ cam kết về Khu vực đầu tư ASEAN (đối với Việt Nam thời hạn là 2013), các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện mở cửa tự do cho các nhà đầu tư ASEAN, hàng rào thuế quan ASEAN và các rào cản đầu tư bị xóa bỏ sẽ dẫn đến cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn này và buộc chúng ta phải cải thiện môi trường đầu tư của mình để giữ mối tương quan với các nước khác trong khu vực. Nguồn lực tài chính từ trong dân cư rất lớn, Tỉnh cần có định hướng tập trung các nguồn lực tài chính đã huy động được từ dân cư vào việc mở rộng và phát triển các ngành sản xuất có lợi thế của tỉnh như: sản xuất trà Olong, trà A- tí-sô, rượu vang Đà Lạt, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ …, sản xuất các loại rau sạch, phát triển diện tích trồng hoa xuất khẩu, thông qua hệ thống chính sỏch đồng bộ, rừ ràng, cụ thể và chế độ ưu đói đầu tư tối đa, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tạo ra nguồn thu cho NSNN nói chung và ngân sách địa phương nói riêng.