Phát triển thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội: Đánh giá, cơ hội và giải pháp

MỤC LỤC

Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM

Ngược lại, khi cùng lúc có nhiều đối tượng cùng tham gia thị trường, các ngân hàng tham gia sau đã có một số kinh nghiệm của ngân hàng đi trước, mở rộng mạng lưới liên kết thanh toán giữa các ngân hàng, đồng thời, mỗi ngân hàng cũng cần phải tự tìm ra cho mình biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng, điều này khiến hoạt động thanh toán thẻ có cơ hội để ngày càng phát triển. Những văn bản này rất quan trọng và thường giữ vị trí tiên phong, hướng dẫn về mặt pháp luật cho hoạt động thẻ, nếu không có sự hướng dẫn đó, thị trường thanh toán thẻ sẽ trở nên hỗn loạn, không có kiểm tra giám sát, và trong một số trường hợp còn hạn chế khả năng của ngân hàng trong việc tiếp cận và triển khai áp dụng những hình thức thanh toán thẻ mới mà pháp luật vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Hà Nội 1. Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh

Kể từ khi được thành lập cho tới nay, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Hà Nội đã không ngừng phấn đấu, tạo dựng những mối quan hệ với khách hàng trong khu vực, từng bước cải tiến và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại và nhân lực trình độ cao. Trong suốt hơn 16 năm vừa qua, Chi nhánh đã có những thành tích rất đáng tự hào, liên tục đạt được bằng khen của Nhà nước, của Tổng cục thuế… Bên cạnh đó, nhằm tăng cường công tác huy động và mở rộng thị phần, nâng cao thương hiệu, NHĐA chi nhánh Hà Nội đã lần lượt khai trương các chi nhánh và cho đến nay, Chi nhánh đã thành lập được các chi nhánh cấp 2 trực thuộc tại các địa bàn. Ý thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ kinh doanh thẻ, nên ngay sau khi ra đời, NHĐA đã rất chú trọng phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ đồng thời xúc tiến chuẩn bị nhân sự cũng như trang thiết bị để xây dựng trung tâm thẻ ngân hàng.

Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội

Không những thế, trong thời gian qua, Ngân hàng cũng nghiên cứu, hợp tác để thiết kế và chế tạo thành công 02 dòng sản phẩm máy vượt trội như máy ATM TK21 và H38N với chức năng nhận tiền gửi trực tiếp và chức năng thu đổi ngoại tệ (TK21) hay nhận được đến 100 tờ tiền/lần giao dịch hoặc sử dụng nhiều loại tiền khác nhau trong cùng một lần giao dịch. Tuy nhiên, với tốc độ tăng tương đối cao như vậy, vẫn không thể phủ nhận một thực tế là số lượng POS của Chi nhánh còn quá mỏng, không tương xứng so với số dân đông đúc tại thị trường Hà Nội và mức sống ngày càng tăng ở nơi đây (cả chi nhánh chỉ có 87 POS); trong khi đó Chi nhánh lại tập trung phát triển hệ thống ATM (mặc dù chi phí để mua và lắp đặt một máy POS chỉ khoảng từ 400 đến 600 USD, thấp hơn 100 lần so với chi phí tương ứng của một máy ATM6). Điều này cho thấy sự mất cân đối trong hai hoạt động này tại NHĐA chi nhánh Hà Nội, có một số lý do giải thích vấn đề này như: mạng lưới POS của ngân hàng chưa phát triển, tâm lý ưa thích dùng tiền mặt của đại bộ phận dân cư, đồng thời các ĐVCNT cũng chưa mặn mà với hình thức thanh toán này và thường áp dụng hình thức thu thêm phụ phí khiến chủ thẻ không muốn thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ.

Bảng 2.3. Doanh số thanh toán thẻ tại NHĐA chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.3. Doanh số thanh toán thẻ tại NHĐA chi nhánh Hà Nội

Đánh giá sự phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP Đông Á

Vì vậy, Ngân hàng đã được trao tặng nhiều giải thưởng như Giải thưởng SMART50 dành cho 50 doanh nghiệp hàng đầu của châu Á ứng dụng thành công IT vào công việc kinh doanh do Tạp chí công nghệ thông tin hàng đầu Châu Á Zdnet trao tặng, Giải thưởng “Công nghệ Thông tin – Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh” dành cho “Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ Thông tin – Truyền thông”. Thứ hai, mạng lưới thanh toán được phát triển chưa rộng rãi và hợp lý Hiện tại, số lượng ATM và POS của chi nhánh chiếm tỷ lệ khá lớn tại Hà Nội, nhưng nếu so với một thị trường bán lẻ sôi động và được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh chóng như ở nơi đây, thì con số đó vẫn còn quá khiêm tốn (kể cả khi NHĐA đã kết nối vào liên minh thẻ VNBC thì con số này cũng không tăng lên đáng kể). Hiện tại, Chính phủ vẫn chưa xây dựng được một môi trường công nghệ thúc đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ như hệ thống thương mại điện tử, Internet Banking, thẻ thông minh… Bên cạnh đó, mức thuế nhập khẩu của các máy móc có liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ vẫn còn cao, từ đó gây ra khó khăn về vốn cho các ngân hàng, và hạn chế việc tạo ra môi trường công nghệ cao trong nước.

Cơ hội và thách thức của Ngân hàng TMCP Đông Á trong việc phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam

Tuy vậy, những con số đã đạt được cho tới thời điểm hiện tại vẫn còn quá khiêm tốn đối với một thị trường đông dân và đang ngày một phát triển như Việt Nam, nguyên nhân một phần do hoạt động thanh toán thẻ ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, cơ sở vật chất tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị mà chưa phổ biến trong mọi tầng lớp dân cư; đồng thời, những hạn chế của hoạt động này ở Việt Nam vẫn còn khiến nhiều khách hàng e ngại khi sử dụng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như ngày nay, những ngân hàng muốn phát triển hoạt động thanh toán thẻ bắt buộc phải tham gia vào các tổ chức thẻ quốc tế, từ đó mở rộng phạm vi thanh toán thẻ, tham gia vào những hoạt động liên kết với nhiều ngân hàng và tổ chức khác trên toàn thế giới mà không còn bó hẹp trong phạm vi Việt Nam. Việc phát triển hoạt động thanh toán thẻ sẽ mang đến cho các ngân hàng cơ hội được học hỏi, hội nhập với quốc tế nhưng đồng thời cũng mang lại áp lực cạnh tranh gay gắt, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và một số ngân hàng nước ngoài như HSBC và ANZ đã chính thức thành lập các chi nhánh ngân hàng ở Việt Nam.

Bảng 3.1. Tổng thu  nhập quốc dân (GNI) trên đầu người của Việt Nam
Bảng 3.1. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người của Việt Nam

Định hướng phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới

- Thách thức về áp lực cạnh tranh, hoạt động thẻ càng phát triển thì áp lực cạnh tranh càng lớn, nhất là những ngân hàng đã có kinh nghiệm và vốn, nếu không có một định hướng đúng đắn thì ngân hàng sẽ không trụ vững nổi trong lĩnh vực này. - Hoạt động thanh toán thẻ càng phát triển thì những rủi ro tiềm tàng càng có cơ hội bộc lộ, đây cũng là một thách thức cho NHĐA. Thứ ba, phát triển dịch vụ thẻ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, hiện đại theo tiêu chuẩn của quốc tế và tương thích với hệ thống trong nước.

Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội

- Tăng cường hoạt động quảng cáo, khuyến mại: khuyến khích các đơn vị bán hàng chấp nhận trở thành ĐVCNT của ngân hàng bằng cách giới thiệu những lợi ích họ có được khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ, đồng thời đưa ra những chương trình khuyến mại hợp lý, tùy theo từng loại hình kinh doanh, mùa hay sự kiện kinh tế xã hội mà Chi nhánh có thể có các hình thức khuyến mại nhất định (chẳng hạn theo tổng giá trị thanh toán bằng thẻ, theo số lượng khách hàng thanh toán bằng thẻ). Rủi ro giả mạo thường xảy ra do sự thiếu cảnh giác của chủ thẻ để lộ các thông tin cá nhân liên quan đến thẻ, hoặc bị kẻ gian sao chép lấy thông tin cá nhân trong quá trình chi tiêu hoặc do các ĐVCNT chưa thực hiện đầy đủ các quy định, quy trình trong quá trình chấp nhận thanh toán thẻ. Rủi ro đạo đức là một loại rủi ro có thể mang lại hậu quả rất nghiêm trọng, vì thế, để chủ động phòng ngừa loại rủi ro này, Chi nhánh cần liên tục bồi dưỡng và đào tạo các cán bộ làm công tác thẻ, không những giỏi về chuyên môn mà còn phải có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức tốt.

Những kiến nghị

Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ cần được thực hiện trọn gói các giải pháp đồng bộ không chỉ giới hạn trong phạm vi một ngân hàng để tạo ra những bước chuyển mới: bước chuyển trong tư duy của công chúng, bước chuyển trong môi trường pháp lý, môi trường công nghệ, bước chuyển trong chất lượng dịch vụ thẻ để đáp ứng ngày một tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng. Các hoạt động giả mạo thẻ thường có liên quan đến yếu tố nước ngoài nên Chính phủ có thể tham khảo luật và quy định của các tổ chức thẻ quốc tế cũng như các quy định của luật pháp quốc tế để ban hành các điều khoản có tính thực thi cao, phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh những tranh chấp quốc tế có thể xảy ra mà không mâu thuẫn với hệ thống pháp luật Việt Nam. Thời gian tới, NHNN tiếp tục củng cố hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán thẻ, nhất là các chế tài áp dụng xử lý đối với các hành vi giả mạo, lừa đảo trong giao dịch thẻ phù hợp với thông lệ quốc tế; hành vi tội phạm thẻ, tiết lộ thông tin, ăn cắp thông tin khách hàng sử dụng vào mục đích gian lận trong thanh toán thẻ; hay cá nhân, đơn vị gây thất thoát dữ liệu thẻ; các đối tượng gian lận trong thanh toán thẻ.