MỤC LỤC
6 tháng đầu năm có thêm 3 khách hàng mới vay vốn tại Sở giao dịch là Tổng công ty xây dựng Công nghiệp, Công ty vật tư Ngân hàng, Xí nghiệp may xuất khẩu.Số khách hàng này dư nợ cho vay chưa cao nhưng là những khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh. Nhìn bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình cho vay doanh nghiệp bằng VND.Doanh nghiệp cho vay tăng tỷ lệ tăng doanh số cho vay đạt 41,5%là một điều đáng khích lệ vì nó chứng tỏ rằng Sở giao dịch đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình .Tình hình dư nợ các doanh nghiệp trong năm 2000 có nhiều có sự biến động khi dư nợ cho vay trung dài hạn giảm đáng kể cùng lúc với sự tăng nhanh của dư nợ ngắn hạn. -Có một số khoản nợ quá hạn đến thời hạn (721 ngày đối với những khoản nợ có đảm bảo,361 ngày đối với những khoản nợ không có tài sản đảm bảo )mà không thu hồi được đã được sở giao dịch dùng quỹ dự phòng và bù đắp rủi ro của Sở giao dịch để bù đắp theo cơ chế 488-Quy định về trích lập dự phòng và quản lý rủi ro,đồng thời chuyển khoản nợ quỏ hạn đố vào theo dừi tại tài khoản ngoại bảng.
Trong năm 2000 Sở giao dịch đã phối hợp với Tổng công ty mía đường I đề xuất về giải quyết khó khăn về khoản vay của Tổng công ty.Được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam cho phép kéo dài thời hạn nợ, phục hồi dư nợ chuyển nợ quá hạn vào trong hạn đã tháo gỡ khó khăn cho Tổng công tyvà giảm nợ quá hạn cho Sở giao dịch. Vì thế, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngoại tệ sẽ thực hiện một biện pháp là: vay vốn bằng đồng VND sau đó dùng số nội tệ đó để mua USD, như vậy họ vừa đáp ứng được nhu cầu thanh toán, giao dịch bằng ngoại tệ trong công việc sản xuất, kinh doanh của họ vừa tránh được nỗi lo về rủi ro tỷ giá. Các biện phỏp ngăn ngừa nợ quỏ hạn phỏt sinh những năm gần đõy cú hiệu quả tương đối rừ rệt.Thực tế những khoản cho vay từ năm 1999 đến nay có chất lượngcao hơn hẳn những năm trước, những vấn đề phát sinh cần xử lý đã giảm hẳn, nợ quá hạn phát sinh đó giảm nhiều(điều này cú thể thấy rừ qua cơ cấu quỏ hạn trờn 360 ngày chiếm tỷ trọng tương đối thấp).Những khoản nợ quá hạn mới phát sinh cũng phần lớn là nợ quá hạn tạm thời,có khả năng thu hồi, ít có khả năng gây mất vốn.Chất lượng đầu tư được nâng lên đã giúp cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh tài chính của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Rủi ro đạo đức cũng là một vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra (sự thiếu hụt về thông tin của mỗi bên gọi là thông tin không cân xứng).Bên cho vay có thể không biết tất cả những gì mà họ cần biết về khách hàng để đưa ra quyết định đúng đắn.Nếu người vay cố ý sử dụng tiền sai mục đích(thiếu đạo đức) như dùng để đánh bạc chẳng hạn, nếu họ thắng thì họ có thừa khả năng để trả món nợ và sống thả sức với phần còn lại, nhưng nếu họ thua(như thường xảy ra) thì người cho vay khó có khả năng thu được nợ,còn khách hàng chỉ mất danh tiếng mà thôi.Nếu lúc đó người cho vay biết được ý định đó của khách hàng thì sẽ kịp ngăn họ và họ sẽ không thể làm được chuyện rủi ro. Chính sách tín dụng ở đây phải được hiểu theo nghĩa đầy đủ, bao gồm định hướng chung trong việc cho vay, chế độ cho vay, quy định về đảm bảo tiền vay, quy trình cho vay, chính sách khách hàng,..Chính sách tín dụng của một Ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng đó.Khi chính sách tín dụng đó không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất, nó sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng,thiếu hiệu quả, tạo ra kẽ hở cho người vay và các đối tượng khác lợi dụng, dẫn đến rủi ro tín dụng. Khi Ngân hàng đầu tư tín dụng sang một nước khác hoặc đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh tại nước sở tại, hoặc cho vay hoặc bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong nước trong quan hệ với nước ngoài hoặc doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh hàng hoá với nước ngoài..thì Ngân hàng phải quan tâm đến yếu tố rủi ro quốc gia đối với từng nước khác nhau.Nếu ở nước đó có biến động về chính trị, suy thoái kinh tế, có Ngân hàng bị phá sản..thì sẽ gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của khách hàng của Ngân hàng, do đó dẫn tới khó khăn trong trả nợ và Ngân hàng phải chịu ảnh hưởng gián tiếp của các biến động đó.
Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng không phải là vấn đề riêng của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam mà đó là vấn đề chung của toàn hệ thống Ngân hàng Thương mại hiện nay.So với các Ngân hàng khác,Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là Ngân hàng có quy mô lớn nhất ở nước ta,do đó những giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn có thể áp dụng cho toàn hệ thống Ngân hàng Thương mại. Đảm bảo tiền vay một mặt tạo ra nguồn thu nợ thứ hai cho Ngân hàng khi phương án kinh doanh của khách hàng bị thất bại hoặc đạt hiệu quả thấp, mặt khác nó gắn trách nhiệm của người đi vay với Ngân hàng (trách nhiệm trả nợ và thực hiện nghiêm túc hợp đồng tín dụng.) Đảm bảo tiền vay còn tạo thuận lợi cho việc thiết lập những quan hệ tín dụng trong môi trường tiềm ẩn rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc quản lý khách hàng,hạn chế họ đi vay Ngân hàng khác. Để đảm bảo thu hồi được đầy đủ nợ gốc và lãi khi đến hạn, ngăn chặn quá hạn phát sinh, các Ngân hàng Thương mại cần tính toán kỹ,thực hiện việc định kỳ hạn nợ phù hợp đối với từng khoản vay, căn cứ vào năng lực tài chính của người vay,chu kỳ kinh doanh của dự án.Việc đôn đốc thu hồi nợ đến hạn có tác dụng tích cực trong việc tăng trách nhiệm trả nợ của người vay, hạn chế việc khách hàng quay vòng vốn, sử dụng sai nguồn thu hoặc quên kỳ hạn trả nợ.Nó cũng giúp cho.
*Phối hợp chặt chẽ với công ty bảo hiểm trong việc xử lý bồi thường khi khách hàng bị rủi ro.Từ đó có thể hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh hoặc thu nợ nếu khách hàng không có khả năng khôi phục sản xuất kinh doanh và trả nợ Ngân hàng. -Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và hệ thống Ngân hàng Thương mại .Đây là một nhân tố rất quan trọng,đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động tín dụng .Hệ thống luật pháp quốc gia với các bộ luật và các văn bản dưới luật đảm bảo đầy đủ đồng bộ,hợp lý sẽ tạo ra môi trường lành mạnh,giúp cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng,đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh doanh,từ đó hạn chế được các rủi ro và nợ quá hạn của các Ngân hàng Thương mại. Các Ngân hàng Thương mại phải thực sự được tự chủ về hoạt động kinh doanh và tài chính,đặc biệt là trong hoạt động tín dụng .Nhà nước cần có biện pháp xử lý kiên quyết các hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại,tạo ra sức ép phi kinh tế và không chính thức cho các Ngân hàng Thương mại.
-Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại,từ đó phát hiện các sai sót, xu hướng lệch lạc,các vấn đề tồn tại ..để chỉ đạo,ngăn chặn,chỉnh sửa,khắc phục một cách triệt để.Quá trình kiểm tra kiểm soát cũng cần ngăn chặn xu hướng cạnh tranh không lành mạnh,buông lỏng các điều kiện tín dụng của các Ngân hàng Thương mại hiện nay.