Vai trò và Thực trạng vận tải đường biển tại VIETRANS: Đánh giá và Giải pháp

MỤC LỤC

Vai trò

Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế và là một yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế

Ngược lại khi buôn bán quốc tế phát triển lượng hàng hoá trao đổi giữa các nước càng lớn đòi hỏi khả năng vận tải càng cao thì vận tải càng phát triển : Phải tăng cường đội tàu có khả năng chuyên chờ cao, khi lượng hàng chuyên chở càng cao thì chi phí càng giảm và lại càng thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển hơn lên. Đó chính là mối quan hệ qua lại, tác động chặt chẽ hữu cơ với nhau, cái này lôi kéo, tạo đà cho cái kia phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của nhau: Vận tải đường biển cần khối lượng hàng vận chuyển lớn đến nhiều thị trường khác nhau, buôn bán quốc tế cần chi phí vận tải thấp, vận chuyển an toàn, hiện đại, tốc độ chuyên chở nhanh.

Vận tải đường biển phát triển làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế

Khi công cụ vận tải thô sơ, sức chở của phương tiện vận tải nhỏ, khả năng đi biển kém chi phí vận tải lại cao, nên đã hạn chế việc mở rộng buôn bán nhiều mặt hàng, đặc biệt là hàng nguyên, niên vật liệu, hàng có trọng lượng cao, cồng kềnh..và do đó mà thị trường cũng bị thu hẹp, chỉ gồm những thị trường gần (giữa các quốc gia trong cùng khu vực ) còn các thị trường xa hầu như là không có khả năng vươn tới. Trong nhóm mặt hàng lỏng cũng có sự thạy đôi về cơ cấu tăng tỷ trọng dầu thô, giảm tỷ trọng mặt hàng sản phẩm dầu mỏ và xuất hiện nhiều mặt hàng lỏng mới trong buôn bán quốc tế như hơi đốt ở thể lỏng, rượu bia, nước ngọt..Buôn bán nhóm mặt hàng thô cũng đa dạng và phong phú hơn, bao gồm hàng thành phẩm có bao bì (gọi là hàng bách hoá = general cargo).

Vận tải đường biển ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế Vận tải đường biển có vai trò rất lớn đối với việc thay đổi cán cân mậu dịch

Tóm lại vận tải đường biển là một yếu tố không thể tách rời trong buôn bán quốc tế , nói đến buôn bán quản lý là nói đến vận tải đường biển vì vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng trong buôn bán quốc tế và vận tải đường biển còn có khả năng kinh doanh. Điều đó thể hiện ở chỗ: vận tải đường biển luôn phải đổi mới không ngừng về chất lượng phục vụ, khả năng đi biển và chuyên chở các đội tầu, khả năng xếp dỡ, khơi thông luồng lạch của hệ thống cảng biển, đội ngũ thuyền viên có năng lực..đó chính là sự an toàn về hàng hải.

Đặc điểm

Đặc biệt ở chỗ trong quá trình sản xuất : giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gắn liền với nhau, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó và dự trữ trong vận tải là dự trữ năng lực vận tải có những nét đặc thù, di chuyển hàng hoá, con người trên biển. Thêm vào đó cách thức tổ chức thực hiện mua bán ( marketing ) ngày càng khoa học với sự trợ giúp của thông tin hiện đại ( Fax, Intenet, thư điện tử ( Emai), điện thoại ) đã dễ dàng tổ chức hợp lý đến mức tối đa mọi khâu mua bán, thanh toán và chuyển hàng.

Đánh giá chung về vận tải đường biển Việt Nam 1. Thuận lợi

Khó khăn 1. Về đội tàu

    Mặt khác do trang thiết bị của tàu khá cũ kỹ lạc hậu khó lòng đảm bảo các yêu cầu về mặt chuyên chở đường dài và những loại hàng đặc biện, do có tuổi thọ cao lại được đóng từ khi kỹ thuật đóng tàu còn lạc hậu nên kỹ thuật vận hành cũng như độ tự động hóa không cao, trong khi đội tàu của các nước khác lại được hiện đại hóa, tự động hóa… nên độ an toàn hàng hải của đội tàu biển Việt Nam thấp, khả năng cạnh tranh kém. Mặc dù có rất nhiều hạn chế về chất lượng tàu, độ an toàn hàng hải của đội tàu, có cấu trọng tải bât hợp lý, khả năng vận chuyển lại thấp, song một thực tế khách quan để khắc phục được tình trạng trên của vận tải đường biển Việt Nam là khó khăn trầm trọng do thiếu vốn để đổi mới đội tàu.

    Khái quát về Công ty VIETRANS

    Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

    Những mối liên hệ quốc tế được mở rộng, VIETRANS thấy cần phải mở rộng phạm vi hoạt động và đã vươn lên trở thành một Công ty giao nhận quốc tế có quan hệ đại lý rộng khắp trên thế giới đồng thời tiến hành cung cấp mọi dịch vụ giao nhận kho vận đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước. Cho tới nay, VIETRANS đã trở thành một Công ty giao nhận quốc tế, là một trong những sáng lập viên của hiệp hội giao nhận Việt Nam (VIFFAS) là một đại lý hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA và còn là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

    Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 1. Chức năng

      - Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận, chuyển chở hàng hoá bằng các phương tiện tiên tiến, hợp lý, an toàn trên các luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyển chở, chuyển tải, lưu kho, lưu bãi, giao nhận hàng hoá và bảo đảm bảo quản hàng hoá an toàn trong phạm vị trách nhiệm của Công ty. - Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ kho vận, giao nhận, kiến nghị cải tiến biểu cước giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo quy chế hiện hành, để có các biện pháp thích hợp bảo đảm quyền lợi của các bên khi ký kết hợp đồng nhằm thu hút khách hàng đem công việc đến để củng cố và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.

      Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty

      - Tổ chức quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công ty theo cơ chế hiện hành. Các khối chịu sự quản lý trực tiếp của tổng giám đốc với sự giúp đỡ của 2 phó tổng giám đốc.

      Đánh giá các kết quả đã đạt được trong hoạt động vận tải đường biển tại VIETRANS

      Kết quả đã đạt được

      Mặc dù kinh doanh trong một lĩnh vực có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường vận tải quốc tế với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty giao nhận đa quốc gia, công ty liên doanh, công ty cổ phần, các công ty tư nhân có cơ chế tài chính linh hoạt, song đến nay, VIETRANS vẫn là một trong những doanh nghiệp lớn và có uy tín như bề dày kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực này. Công ty đã xây dựng được mạng lưới chi nhánh ở hầu hết các đầu mối giao thông quan trọng trên cả nước, đặt một số văn phòng đại diện ở nước ngoài, thiết lập các liên doanh trong lĩnh vực giao nhận và vận tải, đặt quan hệ bạn hàng trên khắp thế giới đảm bảo hàng hoá đưa từ Việt Nam đến bất kỳ nơi nào trên thế giới và ngược lại một cách nhanh chóng, an toàn và thuận lợi.

      Tồn tại và yếu kém

      VIETRANS cũng tham gia Liên đoàn quốc tế các tổ chức giao nhận (FIATA), cũng như tham gia một số tổ chức quốc gia và quốc tế khác trong lĩnh vực giao nhận để từng bước vươn tới trình độ giao nhận quốc tế. - Công ty mất độc quyền giao nhận trong khi số lượng cán bộ công nhân viên đông, công việc hạn chế làm cho tình trạng thiếu việc, nhàn rỗi làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của Công ty.

      Nguyên nhân

        Vì vậy để tồn tại và phát triển Công ty cần khắc phục khó khăn, giải quyết thoả đáng thì doanh nghiệp mới hoạt động có hiệu quả và vững chắc, khó khăn tồn tại của Việt Nam không thể giải quyết cùng một lúc mà đòi hỏi suy nghĩ họ phối hợp đặt hàng giữa các phòng ban, cũng như nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong Công ty. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, hoạt động của Công ty nói riêng và của toàn thể các tổ chức, đơn vị trên toàn thế giới đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, thông qua những phương tiện thông tin đại chúng như Telephone, Fax, Internet, truyền hình…Có được thông tin, nhất là những thông tin liên quan đến hoạt động dịch vụ của Công ty một cách chính xác, kịp thời như thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, luật pháp….thì Công ty mới có được những phương án và quyết sách đúng đắn giúp cho Công ty làm ăn có hiệu quả, tránh được rủi ro bất.

        Một số quan điểm định hướng phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế bằng đường biển của VIETRANS trong thời gian tới (từ nay tới 2015)

          Tăng cường công tác thông tin quảng cáo, giới thiệu VIETRANS với các bạn hàng trong và trên thế giới (trước hết là đối tác các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các ngành, địa phương không thuộc hệ thống do Bộ Thương mại quản lý). - Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của Công ty, nhằm giữ vững thị trường hiện có và khai thác thị trường tiềm năng thông qua việc phát huy “lợi thế so sánh” tương đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. - Thực hiện phương châm vừa học vừa làm, kết hợp đào tạo ngắn hạn và dài hạn đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh trước mắt và lâu dài. Trước hết cần ưu tiên bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh thinh thông về nghiệp vụ giao nhận kho vận ngoại thương, hiểu biết sâu rộng về địa lý kinh tế quốc tế, những luật lệ và tập quán quốc tế có liên quan và nắm chắc ít nhất một ngoại ngữ để phục vụ đắc lực cho các hoạt động giao dịch đàm phán có hiệu quả. tránh sơ hở, thua thiệt khi ký kết hợp đồng. - Phải có một cơ cấu giá hợp lý, xây dựng giá cước trên nguyên tắc. Thường xuyên tìm kiếm, lựa chọn, tổ chức, phối hợp các phương án vận tải để cước phí có lợi nhất đảm bảo bù đắp giá thành. Trong vận tải liên hợp “từ cửa tới cửa” có thể lấy khâu nọ bù khâu kia và xây dựng giá trọn gói thấp hơn cho từng khâu dịch vụ riêng lẻ. Có thương lượng trong từng thương vụ để phù hợp với từng đối tượng khách hàng và từng dịch vụ, vận dụng cơ chế giá mềm dẻo để khuyến khích khách hàng, kết hợp với sự tham khảo giá cước của các nước trong khu vực và quốc tế để có một biểu giá cước ngoại hợp lý. - Thống nhất về mô hình tổ chức trong toàn Công ty và thống nhất chỉ đạo thực hiện dịch vụ trọn gói trong và ngoài nước, đảm bảo giao dịch thông tin một mối, tính toán đến hiệu quả cuối cùng của kinh doanh, tránh cạnh tranh cục bộ sẽ làm phá vỡ quan hệ nội bộ, dẫn đến mất tín nhiệm với khách hàng. - Dần dần củng cố và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác giao nhận bằng vốn ngân sách, vốn tự có, vốn liên doanh, liên kết…. Chủ trương của Công ty được cụ thể hoá bằng số liệu sau:. Chỉ tiêu kinh tế về hoạt động kinh doanh của Công ty VIETRANS. Một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động vận tải đường biển của VIETRANS trong thời gian tới từ nay tới 2015. Đổi mới hoàn thiện đội tàu biển của công ty a). - Phải đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ, trình độ quản lý lãnh đạo của phía công ty tham gia vào liên doanh để có thể đi sâu, đi sát vào mọi hoạt động kinh doanh của liên doanh, tránh tình trạng bị phái nước ngoài coi thường về trình độ nghiệp vụ, lấn lướt trong các quyết định hoạt động của liên doanh dẫn đến đưa hoạt động kinh doanh của liên doanh đến chỗ không có hiệu quả, thất thua và bị thua lỗ.

          Một số kiến nghị khác

          Hoàn thiện các văn bản pháp lý

          - Thường xuyên đào tạo bổ sung các kiến thức mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trên các phương tiện thiết bị cho các cán bộ kỹ thuật, những người làm việc trên tàu biển, tàu thuỷ. Tóm lại, với một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chắc chắn ngành vận tải đường biển của Việt Nam sẽ không ngừng phát triển và ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu không những của Việt Nam mà còn của cả khu vực.

          Các chính sách quản lý của nhà nước

          - Đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, có sự quản lý điều tiết của Nhà nước một cách chủ động, cần áp dụng những biện pháp mạnh mẽ xử phạt theo pháp luật hiện hành của nước ta đối với những trường hợp hãng tàu nước ngoài vi phạm các qui định về mở tuyến vận tải, đăng ký mức cước hoặc có những hành động cạnh tranh không lành mạnh khác nhằm tranh giành thị phần vận tải ở Việt Nam. - Hạn chế cho phép nước ngoài đầu tư vào cảng biển vì đây là một trong những lợi thế quốc gia, nếu tiếp tục để cho nước ngoài đầu tư bằng các hình thức liên doanh xã hội, khai thác, chuyển giao (BOT)… như thời gian qua đã và sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việckhai thác kinh doanh của các cảng Việt Nam cũng như việc quản lý giá của Nhà nước.