MỤC LỤC
- Mức độ nhận biết, thường dùng các động từ: Phát biểu, liệt kê, mô tả, trình bày, nhận dạng,…. - Mức độ thông hiểu, thường dùng các động từ: Phân tích, so sánh, phân biệt, tóm tắt, liên hệ, xác định,…. - Mức độ vận dụng vào các tình huống mới, thường dùng các động từ: Giải thích, chứng minh, vận dụng,….
Trong mỗi hoạt động, giáo viên dự kiến hệ thống câu hỏi xen kẽ với những yêu cầu học sinh hoạt động để hướng dẫn học sinh tiếp cận, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Mỗi hoạt động đều nhằm mục tiêu chiếm lĩnh một vấn đề về kiến thức hay rèn luyện một kĩ năng cụ thể phục vụ cho việc đạt được mục tiêu chung của bài học. Hệ thống câu hỏi của giáo viên nhằm hướng dẫn học sinh tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức trong từng hoạt động giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học.
Giảm số câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức, mang tính chất kiểm tra, chỉ yêu cầu nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, thường chỉ có một câu trả lời đúng, không cần suy luận. Loại câu hỏi này thường được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học, khi học sinh đang tiến hành luyện tập hoặc khi củng cố kiến thức vừa mới học. Tăng số câu hỏi then chốt nhằm vào những mục đích nhận thức cao hơn, đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng kiến thức đã học cũng như các câu hỏi mở có nhiều phương án trả lời.
Loại câu hỏi này thường được sử dụng khi học sinh đang được cuốn hút vào các cuộc thảo luận tìm tòi, khi các em tham gia giải quyết vấn đề cũng như khi vận dụng các kiến thức đã học trong tình huống mới. - Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy học sinh có khả năng diễn tả bằng lời, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học. - Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các công thức, các qui tắc, các phương pháp,… vào hoàn cảnh và điều kiện mới.
- Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy học sinh có khả năng hiểu sâu sắc các khái niệm, các định lý, các qui tắc,… có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án vào thực tiễn. - Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học và sử dụng các cụm từ như: “Vận dụng…”, “Làm thế nào…” “Hãy tính…”,. - Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.
- Mục tiêu của câu hỏi loại này là để kiểm tra xem học sinh có thể đưa ra những dự đoán, giải quyết vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo. Mục tiêu của loại câu hỏi này là kiểm tra xem học sinh có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp,… dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra. Việc phân loại theo các mức độ nhận thức tăng dần của Bloom và sử dụng chúng thành thạo trong giảng dạy là một trong các kĩ năng cơ bản của giáo viên.
Thường thích hợp để biểu đạt những câu hỏi trình độ cao, khó, có tính vấn đề, gợi suy nghĩ, suy luận, khái quát hóa, đánh giá,. - Với cùng một nội dung và ý tưởng, cùng một mục đích, câu hỏi càng ngắn gọn, càng ít từ, ít mệnh đề, ít cấu trúc, ít thuật ngữ mới lạ càng tốt. -17Chú ý sử dụng mọi b扩ện pháp thúc đẩy HS mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử17dụng những thắc mắc đó để tạo nên tÌnh huốn屧có vấn đề và thu hút toàn lớ0 tham gia thảo luận, tranh luận nhằm giải quyết vấn đề đó.
- Uốn nắn, bổ sung và đánh giá câu trả lời của các em về cả nội dung lẫn hình thức.
GV có 4h biết được những HS mu᳑n trả lời trướcᛃ khi đưa ra câu hỏi, nhưng GV vẫn cứ đưa ra câu hỏi cho toàn bộ nhóm để tất cả các em đều phải suy nghĩ.
LÀM CHO TẤT CẢ HỌC SINH ĐỀU TRẢ LỜI CÂU HỎI Một khi GV đã làm cho tất cả học sinh suy nghĩ, thì điều đó cũng có lợi để làm cực đại khả năng trả lời của học sinh. Nó không chỉ làm thỏa mãn học sinh khi đóng góp kết quả suy nghĩ của các em mà còn cung cấp dữ liệu đánh giá có giá trị cho GV. Những câu trả lời cùng lúc, những câu trả lời bằng “dấu hiệu”, những câu trả lời bằng cách viết trên giấy theo từng cá nhân và những câu trả lời công khai theo từng cá nhân sẽ gia tăng khả năng đóng góp kết quả suy nghĩ của học sinh.
Những phương pháp như vậy, không chỉ kích thích từng học sinh trả lời mọi câu hỏi và giải quyết mọi vấn đề, mà còn cung cấp cho GV những dữ liệu cần thiết về những ai có thể biết được cái gì bất kể là chắc chắn hoặc không và bất luận kiến thức đã được hiểu hay cần phải giảng lại. + Tôn trọng thời gian suy nghĩ và cân nhắc của HS đủ để tạo ra ấn tượng, thiện cảm và độ chín của tư duy trong câu trả lời. + Đáp ứng kịp thời khi HS có câu trả lời không đúng bằng cách gạn lấy ưu điểm, làm nổi bật cố gắng dù nhỏ nhất của HS trong câu trả lời, hướng chúng vào câu hỏi.
+ Tiếp nối những câu trả lời hoàn chỉnh hay đúng đắn của HS mà tiếp tục dẫn dắt các em trong hỏi-đáp. + Luôn bám sát nhóm câu hỏi chốt đã chuẩn bị từ đầu để liên tục giữ cho bài học tính thống nhất và cố kết trên cơ sở nội dung chủ yếu của nó. Phương châm chung là chuyển câu hỏi đó cho các em khác trả lời, còn GV gợi ý để HS suy nghĩ cách trả lời câu hỏi, bản thân phải dự kiến cách ứng phó với tình huống sau đó.
+ Khi dùng câu hỏi để kiểm tra hay tổng kết bài, cần tận dụng chúng để nêu vấn đề hay nhiệm vụ mới.