MỤC LỤC
Trong khuôn khổ công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước của Phòng Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm đã đạt được những kết quả khả quan và tương đối ổn định nhằm phục vụ các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận nói chung cũng như thực hiện tốt quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế quận. Từ khi luật Ngân sách Nhà nước ra đời ( thực hiện từ năm 1997 ), các hoạt động quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế của Phũng Tài chớnh - Vật giỏ được cụ thể hơn, định hướng rừ ràng hơn và thống nhất trong các nghiệp vụ được phân cấp thuộc về phòng. Tổ chức nhân sự của phòng phù hợp với cấp quản lý Ngân sách Nhà nước trung gian mà phòng đảm nhiệm, hơn nữa lại thực hiện được tiêu chuẩn hoá biên chế (không có biên chế dôi dư ); số biên chế của phòng được phân công nhiệm vụ một cách cụ thể theo từng bộ phận góp phần giải quyết tốt các công tác quản lý thu - chi Ngân sách Nhà nước ( lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước theo đúng tiến độ, đúng các chuẩn mực do Nhà nước quy định).
Thứ ba, đội ngũ cán bộ viên chức giàu kinh nghiệm thực tế được trang bị cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận ( 14/15 cán bộ đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành; 1 đồng chí trưởng phòng tốt nghiệp cao cấp lý luận; 2 đồng chí tốt nghiệp trung cấp lý luận; còn lại được học tập theo chương trình chuyên viên ). Đảng viên ). Hơn nữa, đội ngũ cán bộ thường xuyên được tham gia học tập trong các chương trình mới phục vụ cho công tác quản lý Ngân sách Nhà nước của thành phố ( học các chương trình quản lý Ngân sách Nhà nước bằng máy tính; phòng là đơn vị thí điểm triển khai chương trình quản lý Ngân sách Nhà nước bằng máy tính do Chính phủ Cộng hoà liên bang Đức tài trợ cho Chính phủ Việt Nam; tham gia lớp triển khai thực hiện luật Ngân sách Nhà nước mới ban hành bắt đầu thực hiện từ năm 2004 do Sở Tài chính - Vật giá thành phố Hà Nội tổ chức..). Thứ tư, trang thiết bị làm việc luôn được cải tiến và trang bị đầy đủ: phòng có hệ thống máy tính cá nhân ( trang bị máy tính đến từng người ) và hệ thống mạng máy tính nội bội ngành ( phục vụ cho báo cáo nhanh với UBND quận và Sở Tài chính - Vật giá thành phố Hà Nội).
Thêm vào đó, điều kiện làm việc ngày càng được đảm bảo: nhà cao tầng có trang bị điều hoà, trụ sở làm việc thuận lợi cho việc đi lại tới các cơ quan trong địa bàn quận cũng như của Trung ương. Ngoài ra, Phòng Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm còn có những thuận lợi khác đem lại cho công tác quản lý thu - chi Ngân sách Nhà nước như: quận Hoàn Kiếm là một địa bàn có kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị. Thứ nhất, chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế qua các năm có tăng nhưng còn hạn chế gây khó khăn cho phân bổ chi tiêu tại các đơn vị: chi thường xuyên ( tới 60% chi trả lương cho công nhân viên ) chịu áp lực của tăng mức lương tối thiểu ( từ 210.000 đồng/ tháng lên 290.000 đồng/ tháng ); chi mua sắm, sửa chữa chưa đáp ứng được nhu cầu hiện đại hoá ngành y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế chậm được đổi mới và nâng cấp; chi bình quân cho người dân/năm còn thấp ( thấp hơn 10.000 đồng/năm ) nên khó đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
Thứ ba, chất lượng khám chữa bệnh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm chưa cao, chưa thực sự khuyến khích nhân dân khám chữa bệnh tại các trạm y tế, trạm đa khoa đối với một số bệnh thông thường mà người dân thường các bệnh viện tuyến trên gây nên tình trạng quá tải ở các bệnh viện này. Thứ tư, chế độ phụ cấp, lương cho các cán bộ y tế - nhất là cán bộ y tế cơ sở ở các trạm y tế phường - còn thấp, nên chưa tạo động lực khuyến khích được cán bộ yên tâm làm việc ở các đơn vị lâu dài. + Về công tác lập dự toán: các đơn vị còn mang tư tưởng đối phó với công tác lập dự toán nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dự toán của Phòng Tài chính - Vật giá quận, dự toán phải bổ sung nhiều lần ( có những dự toán bổ sung đến cuối năm mới giao được ); do đó các đơn vị thực hiện chi tiêu thiếu chủ động.
Mặt khác, các khoản dự toán thu không bao quát hết các nguồn thu sự nghiệp của hoạt động y tế, trong khi đó dự toán chi thường cao hơn tách rời khả năng thu Ngân sách Nhà nước. + Về công tác chấp hành chi Ngân sách: việc xây dựng dự toán qúi các đơn vị còn làm chiếu lệ, do đó thường dẫn đến bị động trong chi tiêu của các đơn vị không tránh khỏi các đơn vị chi sai mục đích, chưa thực sự tiết kiệm và hiệu quả. + Về công tác kế toán, quyết toán Ngân sách: còn có đơn vị hạch toán, kế toán chưa chính xác, sai Mục lục Ngân sách Nhà nước các nội dung chi tiêu dẫn đến việc tổng hợp báo cáo quyết toán của Phòng Tài chính - Vật giá quận phải điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, đối chiếu, cân đối của cấp Ngân sách Nhà nước cấp trên.
Thứ năm, công tác y tế dự phòng chưa thực sự được triển khai đồng bộ trên địa bàn và công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe chưa phát huy đúng vai trò của nó. Thứ sáu, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và chất lượng khám chữa bệnh chưa đạt được những yêu cầu đã đề ra. Chất lượng khám chữa bệnh trên địa bàn quận do các đơn vị sự nghiệp đảm nhận còn thấp chưa thu hút được đông đảo nhân dân tới khám và chữa bệnh và phần nào gây nên sự quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Thứ bảy, trình độ chuyên môn của các y, bác sỹ phục vụ trong các đơn vị sự nghiệp y tế còn hạn chế, việc đổi mới công tác khám chữa bệnh cũng như cập nhật các thông tin y tế chưa thực sự được chú trọng. Thứ tám, các hoạt động khám chữa bệnh còn thiếu đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân và thiếu sự kết hợp giữa khám chữa bệnh theo phương pháp hiện đại và y dược học cổ truyền. Thứ chín, nguồn thu động viên từ các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn chưa đảm bảo tự chủ về tài chính cho các đơn vị và cải thiện đời sống cán bộ phục vụ trong các đơn vị y tế đó.
- Định mức chi tiêu thấp gây khó khăn cho việc lập dự toán ( định mức được xây dựng trên cơ sở mức lương tối thiểu 180.000 đồng/tháng ) và các nguồn chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế còn thấp. - Hệ thống các văn bản giữa các ban ngành và Trung ương còn chậm được đổi mới, chồng chéo gây khó khăn cho quá trình thực hiện.