Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Xí nghiệp xây lắp 1

MỤC LỤC

TèNH HèNH HAO MềN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng tài sản cố định là sự hao mòn, quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, cần đánh giá đúng mức tài sản cố định của doanh nghiệp đang sử dụng mới hay cũ, hoạt động tốt hay xấu, ở mức độ nào để có biện pháp đúng đắn tái sản xuất tài sản cố định của doanh nghiệp. Hệ số hao mòn càng cao và tiến dần đến 1 thì chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp đã cũ và doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bị tái đầu tư tài sản mới.

Trong đó nhóm tài sản cố định còn mới nhất là nhà xưởng với hệ số hao mòn 19,28%% năm 2002; 28,00% năm 2003 và nhóm tài sản cố định rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại cũ nhất, tình trạng kỹ thuật kém nhất là máy móc thiết bị công tác do hầu hết máy móc thiết bị công tác của Xí nghiệp mua từ những năm 1990 đã trở nên cũ nát, lạc hậu. Tỷ lệ này ngày càng tăng nhanh và đang dần dần tiến tới 1, chứng tỏ nhóm thiết bị này đã hao mòn gần hết giá trị, chúng đã quá cũ kỹ, tình trạng kỹ thuật rất kém, khó có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh đang phát triển của Xí nghiệp.

TÌNH HÌNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

* Nhóm nhà xưởng: Xưởng sản xuất, nhà để ô tô của Xí nghiệp hầu hết đều được xây dựng từ lâu, tuy rằng được duy trì bảo dưỡng khá thường xuyên nhưng đồng thời với sự phát triển của Xí nghiệp 1 thì chúng cũng ngày càng cũ kỹ, đã gần hết khấu hao. Điều này là hợp lý, chủ yếu do đến khoảng tháng 6 năm 2002, Xí nghiệp xây lắp 1 mới bắt đầu đưa vào tính khấu hao công trình nhà làm việc mới xây dựng xong, đồng thời sang năm 2003 Xí nghiệp đã thực sự bắt đầu khai thác, sử dụng triệt để nhà làm việc mới và ngoài ra còn một nguyên nhân đáng kể nữa là năm 2003, giá trị các công trình sản xuất cơ khí tăng lên, Xí nghiệp có thể trích tăng mức khấu hao của nhà xưởng sản xuất cơ khí mà vẫn ổn định được lợi nhuận của mình. Mức trích khấu hao nhóm máy móc thiết bị công tác của Xí nghiệp xây lắp 1 như vậy là hợp với quyết định 166 của Bộ Tài Chính và hợp với khả năng và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.

Sau khi đánh giá chung tình hình sử dụng TSCĐ tại Xí nghiệp xây lắp 1, ta cần phải đi sâu phân tích tình hình sử dụng thiết bị máy móc sản xuất bởi vì bất kỳ doanh nghiệp nào thiết bị máy móc sản xuất luôn giữ vị trí quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và sản lượng của doanh nghiệp. Phân tích tình hình sử dụng thiết bị máy móc trong sản xuất nhằm phát hiện khả năng tiềm tàng về số lượng, thời gian làm việc và năng lực của thiết bị máy móc, trên cơ sở đó tìm biện pháp nhằm biến những khả năng ấy thành hoạt động cụ thể của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

PHÂN TÍCH TèNH HèNH SỬ DỤNG SỐ LƯỢNG MÁY MểC THIẾT BỊ

III - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG SỐ LƯỢNG, THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ CễNG SUẤT CỦA MÁY MểC THIẾT BỊ CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP. Như vậy, tình hình sử dụng thiết bị máy móc hiện có đã lắp đặt vào sản xuất của Xí nghiệp trong các năm gần đây là đều đảm bảo 100%, không để xảy ra tình trạng máy móc thiết bị đã lắp đặt nhưng không được sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Như vậy ta thấy rằng số lượng máy móc thiết bị chính của Xí nghiệp xây lắp 1 dùng trong sản xuất năm 2003 không có gì thay đổi so với năm 2002 do trong năm 2002, Xí nghiệp chỉ đầu tư xây dựng, đổi mới nhà xưởng, phương tiện vận tải dùng trong quản lý, các loại máy móc thiết bị văn phòng và TSCĐ phúc lợi công cộng chứ chưa tập trung đổi mới nhóm máy móc thiết bị trực tiếp tham gia sản xuất.

- Hệ số lắp đặt máy móc thiết bị hiện có của cả hai năm gần đây là 100% do Xí nghiệp đã cung ứng vừa đủ thiết bị so với kế hoạch lắp đặt, không để dư thừa cũng không để thiếu thiết bị. Có được kết quả này là do bản thân Xí nghiệp xây lắp 1 có một lượng máy móc khá khiêm tốn nên Xí nghiệp luôn tận dụng triệt để số máy móc mà mình có, góp phần tiết kiệm chi phí thuê thêm máy bên ngoài.

Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị

TỔNG HỢP TèNH HèNH SỬ DỤNG VÀ HỆ SỐ SỬ DỤNG MÁY MểC THIẾT BỊ SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 1. Như vậy hệ số sử dụng thời gian chế độ của máy móc thiết bị sản xuất năm 2003 cao hơn năm 2002 do số ngày máy móc thiết bị không sản xuất giảm xuống 4 ngày, đạt được điều này là do Xí nghiệp đã phấn đấu rút ngắn thời gian máy không sản xuất nhằm tránh lãng phí thời gian sản xuất. Hệ số này cao đến như vậy là do Xí nghiệp xây lắp 1 không phân biệt thời gian làm việc thực tế với thời gian làm việc có ích bởi theo cách thức sử dụng máy móc của Xí nghiệp thì cứ mỗi khi các đội bắt đầu thuê.

Để đảm bảo cho sản xuất luôn được thuận lợi, Xí nghiệp cần có kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa hợp lý đối với các thiết bị máy móc cũ, tránh tình trạng hỏng hóc gây gián đoạn sản xuất. Đây là một biện pháp quan trọng vì nó phản ánh trực tiếp năng suất, hiệu quả của công việc và tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị.

Tình hình sử dụng công suất của máy móc thiết bị sản xuất

Tuy nhiên nếu so với năng lực sản xuất hiện có của Xí nghiệp thì có thể nói rằng hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị như vậy chỉ là tương đối chứ chưa phải là quá cao, Xí nghiệp cần phát huy tốt hơn nữa tiềm năng của mình, đặc biệt là trong công tác quản lý và cho thuê các máy móc thiết bị như máy trộn bê tông, dàn giáo, cốp pha thép. Như vậy ta thấy rằng Xí nghiệp xây lắp 1 đã cố gắng sắp xếp lại công tác quản lý, sử dụng máy móc thiết bị, khắc phục được điểm yếu là đa phần thiết bị của Xí nghiệp đã lạc hậu, cũ kỹ, đã qua nhiều năm sử dụng nên hoạt động cũng kém hiệu quả. Do đó, Xí nghiệp đã nâng cấp, bảo dưỡng thiết bị để nâng cao công suất sử dụng máy móc thiết bị sản xuất, tránh lãng phí năng lực sản xuất của Xí nghiệp.

Phân tích mối quan hệ giữa máy móc thiết bị sản xuất với tài sản cố định.

Phân tích mối quan hệ giữa máy móc thiết bị sản xuất với tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1

Đặc điểm của Xí nghiệp xây lắp 1 là nhận thầu các công trình xây lắp trên phạm vi toàn quốc, do vậy nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ thiết bị sản xuất trong tài sản cố định như phân tích ở trên thì có thể đánh giá ngay rằng tỷ lệ này là rất thấp chứng tỏ rằng khả năng về máy móc thiết bị để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp là rất kém. Lý do làm cho tỷ lệ này thấp là vì Xí nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn đi vay ngân hàng để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, mà lượng vốn này cũng không được nhiều nên số lượng máy móc thiết bị của Xí nghiệp khá khiêm tốn, điều này cũng là một trong những điểm hạn chế của Xí nghiệp xây lắp 1. Nhưng cũng có một điểm rất quan trọng trong đặc điểm sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp là tuy Xí nghiệp không có nhiều máy móc thiết bị nhưng tại các đội thì họ lại có một lượng máy móc thiết bị khá phong phú, dồi dào, đủ để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sở dĩ doanh thu năm 2003 tăng như vậy một phần do năm 2003 Xí nghiệp đã đấu thầu được nhiều công trình lớn, phần khác là do có một số công trình thi công từ năm 2002 nhưng khách hàng chưa thanh toán xong, sang đến đầu năm 2003 người ta mới thanh toán hết toàn bộ công trình. - Bên cạnh đó, nguyên giá tài sản cố định bình quân của Xí nghiệp trong năm vừa qua đã tăng 769.217 nghìn đồng tương ứng với 45,07% để đáp ứng nhu cầu về phương tiện vận tải và một số loại máy móc thiết bị văn phòng cũng như nhu cầu về TSCĐ phúc lợi công cộng. Nguyên giá tài sản cố định tăng nhiều như vậy mà sức sản xuất của tài sản cố định lại giảm đi phần lớn là vì số tài sản cố định tăng thêm chủ yếu là tăng đầu tư vào nhà xưởng, còn thiết bị máy móc công tác thì hầu như chưa có sự đầu tư đáng kể.

Qua nội dung phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1 ta thấy rằng tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp nhìn chung nhìn chung tương đối khả quan nhưng Xí nghiệp vẫn tương xứng với tiềm năng của Xí nghiệp, đặc biệt chúng ta thấy hiệu suất và hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2003 lại giảm đáng kể so với năm 2002.