Phân tích tình hình xuất khẩu bột cá, mỡ cá tra tại Công ty TNHH Thanh Khôi từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu .1 Mục tiêu chung

Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu bột cá, mỡ cá tra của công ty. - Mục tiêu 4: Đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới.

Lược khảo tài liệu có liên quan

Nội dung của đề tài là: phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES) từ năm 2007-2009; bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phương pháp chênh lệch để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty như khối lượng, giá bán, chất lượng sản phẩm, vấn đề nguồn nguyên liệu..kết hợp với phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty nhằm đưa ra giải pháp giúp công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES) đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới như: giải pháp về nguồn nguyên liệu (tổ chức mạng lưới thu mua, xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, nâng cao kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ, công nhân viên, tăng cường công tác marketing.

Khái niệm và vai trò của xuất khẩu .1 Khái niệm xuất khẩu

Vai trò của xuất khẩu

- Xuất khẩu tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đói và tương đối của đất nước. Tóm lại: đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là hướng phát triển tất yếu mang tính chiến lược để xây dựng một đất nước phát triển phồn thịnh.

Các hình thức xuất khẩu

- Gia công quốc tế: đây là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). - Tạm nhập tái xuất: đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất, qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu.

Nội dung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu .1 Nghiên cứu thị trường

Lập kế hoạch kinh doanh

- Nhận định tổng quát tình hình thị trường và thương nhân thông qua việc thu thập thông tin từ các thị trường cũng như từ các khách hàng quen, xử lý và quyết định phương án. Tóm lại, các doanh nghiệp xây dựng giới hạn giá không cao, không thấp từ đó tạo khung giá hợp lý được thị trường và khách hàng nước ngoài chấp nhận làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng.

Hợp đồng xuất khẩu

Riêng trong trường hợp ngoại thương cụ thể có hai loại giá mà Công ty thường áp dụng giá xuất khẩu FOB (Free on broad) và giá nhập khẩu CIF (Cost, Isurance And Freight). Nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu là những điều kiện mua bán mà các bên đã thỏa thuận để thương thảo hợp đồng được tốt, cần nắm vững các điều kiện thương mại quốc tế, chỉ một mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc vận dụng điều kiện thương mại là có thể có hại đối với hai bên ký kết hợp đồng, dẫn đến những vụ tranh chấp, kiện tụng tăng thêm chi phí trong kinh doanh.

Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Các nhân tố ảnh hưởng có thể phân thành nhiều loại khác nhau trên các góc độ khác nhau, theo tính tất yếu có thể phân thành hai loại là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, theo tính chất của nhân tố thì được chia thành nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng, theo xu hướng tác động của nhân tố thì có nhân tố tích cực và nhân tố tiêu cực. Việc xây dựng tương đối hoàn chỉnh các chỉ tiêu với các phân hệ chỉ tiêu khác nhau, việc phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau, không những giúp cho các doanh ngiệp đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nổ lực của bản thân doanh nghiệp, mà còn tìm ra được nguyên nhân của mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.

Hiệu quả kinh doanh

Tăng thu nhập quốc dân và tăng tích lũy cho nền kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu thu lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo được đời sống của nhân dân, không làm ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, không cản trở tiến bộ xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Trong nền kinh tế thị trường hiệu quả kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm cạnh tranh giữa những doanh nghiệp trong nước xuất khẩu, doanh nghiệp nước này với doanh nghiệp nước khác… Như vậy điều quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu là phải nâng cao và hoàn thiện khả năng cạnh tranh của mình.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu .1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Tiềm lực vô hình không phải tự nhiên mà có, tuy có thể hình thành một cách tự nhiên nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp và cần chú ý đến khía cạnh này trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: thiết bị , nhà xưởng…Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và có hiệu quả.

Phương pháp nghiên cứu

    Đối với mục tiêu 3 và 4: dựa vào việc phân tích và rút ra kết quả ở những mục tiêu trước đó, đồng thời kết hợp với những kiến thức đã học được cũng như những kiến thức tiếp thu được trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Thanh Khôi để đề xuất những giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty. Trải qua hơn 18 năm tiên phong trong sản xuất các sản phẩm như: tấm, cám ướt sấy, cám khô sấy, mỳ lát, bắp, bột cá và mỡ cá tra, lấy lợi ích khách hàng, lợi ích xã hội và thân thiện với môi trường làm tiêu chí cho hoạt động sản xuất, đến nay Công ty Thanh Khôi đã trở thành một trong những nhà cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hàng đầu tại Đồng bằng sông Cửu Long cùng nhiều thị trường nước ngoài.

    Hình 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH Thanh Khôi
    Hình 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH Thanh Khôi

    Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012

    Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2011 của công ty giảm đáng kể là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới làm cho sức mua giảm, người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, các chi phí đầu vào như xăng, dầu, điện, nước..đều tăng cao dẫn đến phá sản. Chuyển biến ấy thể hiện nổ lực của công ty trong việc tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng thị trường nhằm đưa công ty TNHH Thanh Khôi trở thành một công ty phát triển vững mạnh trên thị trường.

    Phân tích tình hình thu mua và chế biến bột cá, mỡ cá tra của công ty .1 Phân tích tình hình thu mua nguyên liệu của công ty

    Phân tích tình hình chế biến sản phẩm tại công ty

    Để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo qui định khắt khe của từng thị trường cũng như từng đối tượng khách hàng, công ty đã và đang áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tại nhà máy sản xuất của mình như HACCP, ISSO 9001:2000..bên cạnh đó, công ty cũng trang bị các thiết bị tiên tiến để phát hiện dư lượng chất không được phép sử dụng ở mức thấp nhất đối với nguyên liệu đầu vào và thành phẩm chế biến hàng ngày. Tuy nhiên sang năm 2011 do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào cộng thêm tình hình khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu về bột cá và mỡ cá có dấu hiệu suy giảm nên tổng thành phẩm mà công ty sản xuất được.

    Tình hình xuất khẩu bột cá, mỡ cá tra của công ty từ năm 2009-6 tháng đầu 2012 .1 Phân tích tình hình xuất khẩu bột cá, mỡ cá tra theo thị trường

    Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu

    Với hình thức này công ty có thể giảm được chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm đến khách hàng nhanh hơn. Hơn nữa, công ty còn có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khỏch hàng, hiểu rừ hơn nhu cầu của khỏch hàng cũng như tỡnh hỡnh giỏ cả từ đú tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao uy tín và danh tiếng cho doanh nghiệp.

    Phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng

    Do đó, công ty nào có sử dụng nhiều máy móc hiện đại, công nhân có trình độ, tay nghề tốt..có thể giảm bớt sự hao hụt nguyên liệu và chi phí trong chế biến để có cơ cấu giá thành hợp lý có khả năng nhận và thực hiện đúng những hợp đồng lớn..thì sẽ chiếm ưu thế hơn và kinh doanh có hiệu quả hơn. Hơn nữa, những năm qua thanh toán bằng L/C được sử dụng phổ biến là do suy thoái kinh tế, lạm phát cao nên các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Thanh Khôi nói riêng phải thận trọng hơn trong các hợp đồng ký kết vì thế chọn L/C là phương án tối ưu nhằm đảm bảo sự an toàn, hiệu quả hơn và giảm thiểu rủi ro trong việc thu tiền hàng.

    Bảng 9: Giá trị xuất khẩu bột cá, mỡ cá tra của công ty TNHH Thanh Khôi từ  năm 2009 đến năm 2011
    Bảng 9: Giá trị xuất khẩu bột cá, mỡ cá tra của công ty TNHH Thanh Khôi từ năm 2009 đến năm 2011

    Cơ sở đề xuất giải pháp

    Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động đến tình hình xuất khẩu bột cá, mỡ cá tra

    Qua bảng trên ta thấy yếu tố rào cản thuế quan và nhu cầu sản phẩm của nhà nhập khẩu được cho là có tác động nhiều nhất đến kết quả hoạt động xuất khẩu bột cá, mỡ cá của công ty vì chính phủ ở các nước nhập khẩu luôn tìm cách bảo vệ cho các doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nước bằng cách lập ra hàng loạt các rào cản thuế quan để hạn chế nhà xuất khẩu nước ngoài. Thời gian qua công ty đã có những phản ứng khá tốt trước nhu cầu của nhà nhập khẩu như việc kiểm tra kỹ lưỡng các lô hàng xuất khẩu có bị nhiễm kháng sinh, chất cấm, vi khuẩn gây bệnh hay không, kiểm nghiệm giám định chất lượng bằng cách mời các công ty giám định chất lượng có uy tín như SGS, Intertek, Vinacontrol..kiểm nghiệm lấy mẫu, cơ quan thú y vùng kiểm vi khuẩn, kháng sinh..trước khi hàng xuất hàng nhằm đảm bảo lô hàng đúng tiêu chuẩn không bị nhà nhập khẩu trả về ảnh hưởng đến uy tín, nếu có phát hiện không đạt chuẩn công ty sẽ loại những sản phẩm không đạt chất lượng ra.

    Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ tác động đến tình hình xuất khẩu bột cá, mỡ cá tra

    Về yếu tố kinh nghiệm lâu năm trong ngành sẽ giúp công ty có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm đối tác đáng tin cậy, ký kết các hợp đồng ngoại thương, có thời gian tìm hiểu và hiểu rừ khỏch hàng của mỡnh hơn và cú nhiều khỏch hàng truyền thống, nhờ đú cụng ty cú thể tránh được những rủi ro trong thanh toán tiền hàng xuất khẩu, tiết kiệm được chi phí và thời gian trong việc làm thủ tục hải quan, ổn định được đầu ra cho sản phẩm…Một điểm mạnh của công ty nữa là nằm trong vùng nguyên liệu dồi dào, gần với các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu như Cafatex, Trí Hưng, Việt Long..các công ty này có thương hiệu uy tín trên thị trường, nên công ty mua lại phụ phẩm cá tra của các công ty này sẽ đảm bảo về chất lượng đầu vào, gần vùng nuôi nên chi phí vận chuyển giá rẻ góp phần làm giảm giá thành sản xuất, nhờ vậy công ty bán được sản phẩm có giá cạnh tranh hơn. Minh chứng là công ty có website riêng (www.thanhkhoi.vn) để giới thiệu những thông tin chung về công ty đến với khách hàng như các loại sản phẩm công ty sản xuất và chế biến, lịch sử hình thành, phát triển của công ty, thông tin liên hệ khi cần thiết, các chứng nhận tiêu chuẩn, chất lượng mà công ty đạt được.

    Phân tích SWOT về tình hình xuất khẩu bột cá, mỡ cá tại công ty a. Điểm mạnh (S)

    - Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng phát triển: từ việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới cũng như ký các hiệp định song phương với một số quốc gia đã làm cho hình ảnh của Việt Nam ngày càng trở nên quen thuộc và thân thiết trong mắt bạn bè quốc tế. - Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong và ngoài nước với nhau: do nhu cầu chăn nuôi ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới nhảy vào ngành, đối thủ tiềm ẩn cũng ngày càng tăng.

    Bảng 14: Ma trận SWOT
    Bảng 14: Ma trận SWOT

    Giải pháp

    Giải thích các giải pháp

    Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào: trước những diễn biến bất thường của khí hậu, dịch bệnh, thời vụ đe dọa đến nguồn cung cấp nguyên liệu cho công ty thì công ty cần dựa vào điểm mạnh như nằm trong vùng nguyên liệu chính để đa dạng hóa nhà cung cấp nguyên liệu cho mình, phát triển mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa với những nhà cung cấp hiện tại bằng các biện pháp như thanh toán trước hạn hoặc đúng hạn đối với những hợp đồng đã mua, đặt cọc đối với những hợp đồng tương lai. Đây là điều không đơn giản đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh, tìm kiếm thị trường, marketing sản phẩm phải đạt hiệu quả cao nên dù hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực này nhưng đến nay công ty vẫn chưa có thành tựu trong hoạt động này.

    Giải pháp đối với công ty

    Do đó, để thành công thì công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc cập nhật thông tin, nâng cao trình độ tin học cho đội ngủ nhân viên, tăng cường tuyển các nhân viên IT để hoàn thiện và phát triển hơn nữa website công ty cũng như hoạt động liên quan đến thương mại điện tử để tạo sự chú ý và thông tin về sản phẩm cho các nhà nhập khẩu để đây là cầu nối giữa công ty TNHH Thanh Khôi với các nhà nhập khẩu, để cùng với chất lượng sản phẩm, sự cạnh tranh trong giá cả từng bước tăng thêm danh tiếng và xây dựng thương hiệu cho công ty trên thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động xuất khẩu của công ty cũng không tránh khỏi một số yếu điểm như công ty vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trường mà chủ yếu tập trung vào các thị trường truyền thống chưa khai thác hết thị trường tiềm năng.

    Kiến nghị

    Đối với nhà nước

    Hàng năm công ty thu về một lượng lớn ngoại tệ đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước đặc biệt là trong bối cảnh tình hình xuất khẩu chung các mặt hàng của nước ta đều gặp khó khăn và sụt giảm nghiêm trọng. Nhà nước cần giảm bớt những thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà trong công tác làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa cũng như cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu, công nghệ tiên tiến hay có những biện pháp kịp thời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường.

    Đối với công ty

    Có chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay hay tận dụng các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB..để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đổi mới chế độ lương, thưởng và phúc lợi khác theo hướng tạo ra động lực làm việc, làm tăng năng suất lao động, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao tính sáng tạo và trách nhiệm của người lao động, chú trọng khen thưởng cả vật chất lẫn tinh thần.

    SÀNG LỌC

    BẢN CÂU HỎI NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY TNHH THANH KHÔI. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, nay tôi thiết kế bản câu hỏi này nhằm mục đích tham khảo ý kiến của anh/chị.