Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay

MỤC LỤC

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Như mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên thì bên cạnh việc đặt trọng tâm vào nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, luận án chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, đánh giá tính phù hợp, thống nhất, hợp lý và khả thi của Luật BVQLNTDvà các văn bản hướng dẫn sau một năm thực thi, trên cơ sở đó dự báo những vấn đề pháp lý sẽ phát sinh và phương hướng hoàn thiện. Ngoài ra, luận án tập trung nghiên cứu một số quy định mang tính đặc thù của pháp luật BVQLNTD ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật BVQLNTD, góp phần giải quyết triệt để những điểm khuyết trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng của pháp luật BVQLNTD của Việt Nam.

Những điểm mới của luận án

Những nội dung liên quan đến thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật, luận án sẽ nghiên cứu nhưng giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Việc điều tra, khảo sát thực tế ở Việt Nam sẽ không bị giới hạn nhưng tuân thủ những nguyên tắc xã hội học trong lấy mẫu và điều tra điển hình.

Bố cục của luận án

Tình hình nghiên cứu

Dương Anh Sơn, “ Thực trạng và hiệu quả áp dụng các chế tài hành chính nhằm bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta hiện nay”, báo cáo tại hội thảo Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng – kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và triển vọng ở Việt Nam, do ISL và KAS tổ chức tại TP.HCM ngày 16-17/11/2009; Nguyễn Thị Phương Châu, “Bảo vệ Người tiêu dùng thông qua phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án”, LV Thạc sĩ, Đại học Luật Tp.HCM, 2010; Phạm Quang Viễn, “Một số ý kiến về việc thực thi các chế tài hành chính nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hiện nay”, báo cáo tại Hội thảo quốc tế do Viện Nhà nước và Pháp luật và Viện KAS (CHLB Đức) tổ chức tháng 2/2008. Vì vậy, còn nhiều công trình không kém quan trọng nhưng chưa được phân nhóm như : Bùi Nguyên Khánh, “Giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng”, báo cáo tại Tọa đàm khoa học Trách nhiệm của doanh nghiệp và quyền của người tiêu dùng, do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tháng 10/2012; Nguyễn Như Phát, “Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6 năm 2003; TS.Lê Minh Hùng, “Điều kiện thương mại chung – nhu cầu điều chỉnh pháp luật từ phương diện bảo vệ quyền lợi của NTD ở nước ta hiện nay”, báo cáo tại hội thảo Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng – kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và triển vọng ở Việt Nam, do ISL và KAS tổ chức tại TP.HCM tháng 11/2009 ; Th.S.Trần Văn Biên, “Bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết hợp đồng điện tử qua Internet”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử, tháng 11/2010; Th.S.

Quan niệm về người tiêu dùng 1. Khái niệm người tiêu dùng

Về mục đích của việc sử dụng hàng hóa của Người tiêu dùng, tương tự như pháp luật của các nước trên, Luật bảo vệ Người tiêu dùng Malaysia quy định Người tiêu dùng là người không sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc dùng hàng hóa dịch vụ vào mục đích cung cấp lại vì mục đích thương mại; tiêu dùng chúng vào quá trình sản xuất; hoặc trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ sửa chữa hoặc xử lý, các hàng hóa và tài sản gắn liền với đất khác. Khái niệm Người tiêu dùng, theo Chỉ thị của Châu Âu, được xác định dựa vào các tiêu chí sau: (i) là bất kỳ cá nhân nào: theo tiêu chí này người tiêu dùng được xác định là một cá nhân, một con người bất kỳ nào; (ii) mua hàng theo hợp đồng: Đây là tiêu chí xác định cơ sở phát sinh quan hệ giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh trên cơ sở hợp đồng giao kết giữa các bên; (iii) mục tiêu sử dụng không liên quan đến thương mại, kinh doanh hay nghề nghiệp.

Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1 Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chúng được quy định trong Luật BVQLNTD và các văn bản hướng dẫn thi hành; các quy định của BLDS năm 2005 về giao dịch hợp đồng (nhất là các quy định về bảo đảm chất lượng vật mua bán, bảo đảm thông tin về vật mua bán, vấn đề bảo hành..); các quy định về BTTH ngoài hợp đồng; các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ NTD (như trong lĩnh vực cạnh tranh, quảng cáo, thương mại, đo lường chất lượng hàng hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường..). Hiện nay, để xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nói riêng có ba mô hình chủ đạo mà thông qua đó Nhà nước có thể can thiệp để bảo vệ quyền lợi của NTD: (i) xây dựng một hệ thống các quy phạm trong đó quy định trách nhiệm pháp lý của các bên đối với thiệt hại sau khi đã xảy ra vi phạm; (ii) xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn pháp lý cần đạt được để điều chỉnh, ngăn chặn trước các hành vi vi phạm, phòng ngừa thiệt hại, giảm thiểu vi phạm; (iii) xây dựng một hệ thống pháp lý bao gồm các quy phạm pháp luật mang tính tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và cả các quy phạm quy định trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại sau khi xảy ra hành vi vi phạm.

Mô hình pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Pháp lệnh giá, Luật Giá (có hiệu lực từ ngày 1.1.2013) quy định Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp bình ổn giá nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng…Cấu kết với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác để liên kết độc quyền về giá, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước; Bán phá giá hàng hóa, dịch vụ;. Bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước; Định giá sai để lừa dối người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác sản xuất, kinh doanh với mình; Tăng hoặc giảm giá giả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng hóa,dịch vụ; Lợi dụng thiên tai, địch họa và diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng húa và cung ứng dịch vụ; việc niờm yết giỏ phải rừ ràng, khụng gõy nhầm lẫn cho khách hàng.

Cấu trúc nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rừ ràng, khụng làm tổn hại đến mụi trường, trỏi với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ; (ii) Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng [78, Điều 9]. Trong quá trình tổ chức hoạt động của mình, tổ chức BVQLNTD có quyền và nghĩa vụ: Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao; Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng [78, Điều 28].

Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1. Trước khi có Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật cũng đã đề cập đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm thông tin, quảng cáo trung thực; trách nhiệm bảo hành và hướng dẫn NTD; trách nhiệm giải quyết khiếu nại của NTD; trách nhiệm tiếp thu ý kiến của NTD và trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn cho NTD…Mặc dù đã nêu khá nhiều các trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong Pháp lệnh BVQLNTD, nhưng vẫn chưa thật sự đầy đủ và còn thiếu những trách nhiệm rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của NTD như: trách nhiệm bảo hành, trách nhiệm sản phẩm, trách nhiệm khi áp dụng những điều kiện thương mại chung. Theo đó, người tiêu dùng có nghĩa vụ “kiểm tra hàng hoá trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rừ ràng, khụng làm tổn hại đến mụi trường, trỏi với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ” [78, Điều 9].Đặc biệt hơn so với Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khẳng định người tiêu dùng có nghĩa vụ “thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng” [78, Điều 9].

Thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tổng hợp từ các trang báo và khiếu kiện của người tiêu dùng cho thấy, phần lớn các vi phạm quyền lợi người tiêu dùng liên quan trực tiếp tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như: vụ việc tôm được bơm thạch nhằm tăng trọng lượng; gà được nhuộm vàng bởi vecni đánh bóng gỗ; thịt tẩm ướp bằng hóa chất độc hại nhằm lưu giữ lâu ngày…hay phổ biến hơn là chế biến ruốc từ thịt thối, công nghệ làm nhân bánh bao từ vỏ hộp cacton…rồi các loại nước uống đóng chai có lẫn tạp chất, gia vị hàng ngày có chứa các chất độc hại [127] …tất cả những hàng hóa này đều là thực phẩm, duy trì sự sống cho NTD, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của cả một cộng đồng, và sự phát triển lâu dài của giống nòi Việt Nam. Theo đó, Bộ Công thương có trách nhiệm: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải; hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Điều 19 của Luật BVQLNTD; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền; Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [78, Điều 48].

Định hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tóm lại, hoàn thiện pháp luật BVQLNTD là hoàn thiện cơ sở pháp lý để kịp thời ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến NTD, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh và nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sử dụng dịch vụ hiệu quả, tiết kiệm nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Hoạt động bảo vệ NTD phải được thực hiện thường xuyên, xem trọng công tác phòng ngừa, các quy định của pháp luật phải kiểm soát chặc chẽ những hoạt động của tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa ngay từ giai đoạn đầu tiên như: đảm bảo quyền lợi của NTD ngay từ thời điểm hợp đồng được xác lập; đảm bảo chất lượng hàng hóa ngay từ giai đoạn chuẩn bị đưa hàng hóa vào lưu thông trên thị trường.

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng

Theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm BTTH trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho NTD. Như đã trình bầy trong phần thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD tại Mục 3.1 của Chương 3 luận án, ta thấy mức xử phạt vi phạm hành chính cũng như thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVQLNTD tại Nghị định số 19/2012/NĐ-CP là quá thấp so với tiềm lực kinh tế của tổ chức, cá nhân kinh doanh, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay cũng như thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quản lý thị trường, cơ quan hành chính mà cụ thể là ủy ban nhân dân các cấp.