MỤC LỤC
• Năm 1964, trường Đại học Tổng hợp (ĐHTH) Hà Nội phối hợp với Ty Giáo dục Hà Nội đã tổ chức một lớp bồi dưỡng toán cho học sinh học giỏi toán của Hà Nội. • Tiếp nối các “Lớp Toán đặc biệt” (sau này gọi là lớp chuyên Toán), trong những năm của thập kỷ 80, thập kỷ 90, các lớp chuyên Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lí được mở đồng thời với việc thành lập các trường, khối lớp THPT chuyên tại hầu hết các tỉnh, thành phố và một số trường ĐH tạo nên hệ thống các trường THPT chuyên.
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Trị, Bình Phước, Vĩnh Long, An Giang đang được đầu tư theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.Thiết bị dạy học được trang bị đầy đủ theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đồng thời một số trường còn đầu tư thiết bị dạy học hiện đại. • Trường THPT chuyên Hà Nội-Asterdam quan hệ hợp tác trao đổi GV, học sinh với các trường của Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc; đưa học sinh sang học theo chương trình phổ thông hoặc dự bị ĐH tại các nước Anh, Mỹ, Singapore; một số trường ĐH của Pháp, Singapore, Nhật Bản đã tuyển học sinh của trường sang học ĐH theo chế độ học bổng.
Mở rộng quy mô đào tạo cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao.
Củng cố các trường THPT chuyên hiện tại đồng thời với tăng dần quy mô, mở rộng mạng lưới: Mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất một trường THPT chuyên; số học sinh THPT chuyên của các địa phương duy trì ở mức ổn định khoảng 0,2% dân số. Từng bước nâng cấp các trường THPT chuyên thành trường THPT đạt chuẩn quốc gia có chất lượng cao (gọi tắt là Trường THPT chuyên chất lượng cao). Tập trung đầu tư mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại. Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và CBQLGD. • Phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQLGD đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng. 50% sử dụng được Ngoại ngữ trong dạy học. • Đầu tư xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD trong các trường chuyên theo hướng nâng tỷ lệ có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ. Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng GD. Mở rộng quy mô đào tạo cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao. • Tạo sự liên thông giữa đào tạo, bồi dưỡng tài năng ở cấp THPT với ĐH; quản lý, lựa chọn những học sinh tốt nghiệp THPT chuyên vào học tại các lớp chất lượng cao, các trường ĐH chất lượng cao trong, ngoài nước để tiếp tục đào tạo, phát triển tài năng ở ĐH, tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi, có năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực quản lý xã hội. CÁC GIẢI PHÁP. Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục. Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD. Đổi mới công tác quản lý. Đổi mới công tác tuyển sinh và tuyển chọn học sinh. Mở rộng quy mô, phát triển hệ thống. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất. Có chính sách đặc thù đối với hệ thống các trường THPT chuyên. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, phát triển tài năng trẻ. Tăng cường khả năng tiếp nhận đào tạo học sinh tốt nghiệp THPT chuyên trong các lớp cử nhân, kỹ sư tài năng; cử nhân, kỹ sư chất lượng cao và các trường ĐH chất lượng cao. Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục. a) Nội dung, chương trình giáo dục được xây dựng theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến khu vực, thế giới, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước;. nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục thể chất và bồi dưỡng nhân cách người học; phân bố thời lượng hợp lý tạo điều kiện để phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy, kỹ năng thực hành; xây dựng chương trình và tài liệu dạy học của các môn, liên môn chuyên sử dụng thống nhất từ năm học 2008-2009. b) Kế hoạch giáo dục cho trường THPT chuyên đảm bảo thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; học sinh chuyên phải phát triển toàn diện, chuyên sâu một lĩnh vực, giỏi tin học và ngoại ngữ. • c) Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học theo hướng phát huy tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự thu nhận thông tin của học sinh; phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tự chủ, hình thành và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, áp dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động xã hội. Phát triển hình thức dạy, học qua mạng, Internet, giảng dạy bằng tiếng nước ngoài cho một số môn học. • d) Đổi mới đánh giá chất lượng dạy học trong trường THPT chuyên: Xây dựng hệ thống tiêu chí, phương pháp, quy trình đánh giá; hệ thống tiêu chí, phương pháp, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục để đánh giá một cách khoa học, khách quan, công bằng, chính xác. Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD. • a) Phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQLGD đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. • b) Tập trung đầu tư xây dựng 2 trường ĐH sư phạm trọng điểm, xây dựng chương trình đào tạo GV tại các trường ĐH chất lượng cao trong khu vực và quốc tế cho các trường THPT chuyên; tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng, thành lập các trung tâm bồi dưỡng nhà giáo, CBQLGD các trường THPT chuyên tại các trường ĐHSP trọng điểm, học viện QLGD. • c) Xây dựng tiêu chuẩn về nhà giáo, CBQLGD của trường THPT chuyên; quy định về tuyển chọn GV, định mức GV, nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị dạy học và tiêu chuẩn giờ dạy đối với GV dạy môn chuyên. • a) Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục theo chương trình của Bộ về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức. • b) Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục, khai thác nguồn thông tin quốc tế về giáo dục hỗ trợ việc đánh giá, nhận định tình hình và xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QuẢN LÍ. • c) Tăng cường giao quyền chủ động, xây dựng cơ chế mở về quản lý nhân sự, tài chính, tuyển sinh, quản lý chuyên môn, công tác xã hội hóa giáo dục để phát huy có hiệu quả nhất cơ sở vật chất, đội ngũ GV có chất lượng cao. • d) Tăng cường hiệu lực của thanh tra trường học, thanh tra GV; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, phát hiện chính xác năng khiếu của HS; thực hiện thường xuyên, hiêu quả công tác kiểm định và tự kiểm định chất lượng giáo dục. Đổi mới công tác tuyển sinh và tuyển chọn học sinh. • Đổi mới phương thức, hình thức, cách thức tuyển sinh để tuyển chọn chính xác học sinh vào trường THPT chuyên:. kết hợp thi tuyển sinh với việc phát hiện năng khiếu, xác định chỉ số thông minh, chỉ số sáng tạo; kết hợp việc sử dụng kết quả của kỳ thi tập trung vào lớp 10 THPT với kết quả của cả quá trình học tập ở cấp THCS, đặc biệt kết quả ở lớp 9; kết hợp thi viết với thi vấn đáp, phỏng vấn; triển khai thực hiện công tác tuyển sinh vào lớp 10 từ đầu lớp 9 đến hết năm học. Mở rộng quy mô, phát triển hệ thống. • Có chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng và phát triển hệ thống trường THPT chuyên: mở rộng quy mô, mạng lưới phù hợp với dân số các địa phương, từng bước nâng cấp hệ thống để các địa phương khó khăn cũng có trường THPT chuyên chất lượng cao. Tăng cường nguồn tài chính, CSVC. • Tăng đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước, huy động nhiều nguồn tài chính khác, kết hợp tốt các nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển hệ thống trường THPT chuyên đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng tài năng trẻ; đặc biệt ưu tiên đầu tư để xây dựng 10 trường THPT chuyên chất lượng cao trọng điểm quốc gia, ngang tầm quốc tế. Có chính sách đặc thù đối với hệ thống các trường THPT chuyên. • Ban hành văn bản Quy định về định mức lao động, chế độ làm việc đối với nhà giáo, CBQLGD công tác tại các trường THPT chuyên. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, phát triển. tài năng trẻ. • a) Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về hợp tác quốc tế giữa các trường THPT chuyên với các cơ sở giáo dục nước ngoài. Hoàn thiện các văn bản về hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo. • b) Hợp tác, trao đổi về xây dựng chương trình, tài liệu dạy học trong các trường THPT chuyên. • c) Có chính sách thu hút GV chất lượng cao quốc tế tham gia giảng dạy trong các trường THPT chuyên, đặc biệt là GV nước ngoài tham gia dạy ngoại ngữ; đồng thời tăng cường cơ hội cho GV, học sinh các trường THPT chuyên được tham quan, giao lưu, học tập tại các cơ sở giáo dục nước ngoài. • d) Huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại cho các trường THPT chuyên, trường ĐH đào tạo cử nhân chất lượng cao. Tăng cường khả năng tiếp nhận đào tạo học sinh tốt nghiệp THPT chuyên trong các lớp cử nhân, kỹ sư tài năng; cử nhân,. kỹ sư chất lượng cao và các trường ĐH chất lượng cao. a) Xây dựng chiến lược, chính sách đồng bộ, liên thông phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tài năng trẻ từ cấp THPT đến ĐH và sau ĐH;. chương trình đào tạo 20.000 tiến sỹ của Ngành giáo dục và đào tạo. b) Tăng cường điều kiện cho các trường ĐH mở rộng quy mô đào tạo các lớp cử nhân, kỹ sư tài năng;.
Mục tiêu: Xây dựng tiêu chí, quy trình, phương thức tuyển sinh để tuyển chọn được học sinh có tư chất thông minh, có năng khiếu vào học tại các trường THPT chuyên. Mục tiêu: Quản lý từ khâu tuyển chọn, bồi dưỡng đến đãi ngộ, sử dụng để đảm bảo sự liên thông, tính hiệu quả của chương trình quốc gia bồi dưỡng, phát triển nhân tài.