Đánh giá thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây

MỤC LỤC

Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây

Một trong những yếu tố chủ yếu hấp dẫn khách hàng của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây là sự đa dạng hoá của các hình thức huy động với nhiều loại kỳ hạn khác nhau như tiền gửi và tiền tiết kiệm các loại , kỳ phiếu các loại :3,6,9,12,24,. Sau khi xây dựng một chiến lược vốn phù hợp và bắt đầu tiến hành huy động vốn thì lúc này lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn và cơ cấu huy động vốn của ngân hàng vì mục đích lớn nhất của người giửi tiền là hưởng lãi suất lãi xuất càng cao thì lượng vốn huy động vào càng nhiều, và lãi suất của các nguồn khác nhau có mức lãi suất khác nhau thì lượng tiền gửi vào khác nhau. Công tác quảng cáo tiếp thị có tác động rất lớn đến hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây trong thời gian qua.

Tình hình sử dụng vốn và đánh giá tình hình sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây

Khi đến thời hạn trả nợ nếu khách hàng không có khả năng trả hết nợ cho ngân hàng do nguyên nhân khách quan gây nên và có văn bản đề nghị ra hạn nợ thì chi nhánh xem xét ra hạn nợ( thời gian ra hạn nợ cho vay đầu tư các món vay do chi nhánh xét duyệt cho vay không quá 12 tháng. Mặt khác cũng nhìn vào bảng 3 ta thấy Năm 2000 doanh số cho vay đầu tư chỉ bằng 91% (bằng 105.821 triệu đồng) so với năm 1999 nhưng đó là do bộ phận tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước giảm đáng kể trong năm này cụ thể năm 1999 là 40.262 triệu đồng thì đến năm 2000, 2001 còn tương ứng là 30.213 triệu đồng và 28.859 triệu đồng việc cho vay của ngân hàng trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước và khả năng tìm kiếm các dự án cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn rất nhiều hạn chế trong giai đoạn này trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho thành phần kinh tế này là rất lớn.Việc cho vay vốn vẫn chỉ dựa và kế hoạch nhà nước giao, việc tự tìm kiếm khách hàng và dự án hiêu quả để cho vay còn rất hạn chế. Tuy nhiên, đẩy mạnh việc cho vay đối với các thành phần kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn hiệu quả của ngân hàng đã có xu hướng tăng lên qua các năm do vậy đến năm 2001 tuy vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước giảm xuống thì vốn cho vay đầu tư nói chung của ngân hàng tăng 3,8% so với năm 2000( tương đương 78.456 triệu đồng năm 2001).

Việc thu nợ đối với ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây luôn được chú ý, ngân hàng đã thực hiện việc giao kế hoạch thu nợ đến các phòng ban cụ thể của ngân hàng với các biện pháp tích cực và hợp lý các đơn vị vay vốn đã cùng ngân hàng tìm mọi cánh khắc phục nợ quá hạn trả lãi và nợ đến hạn kịp thời. Hầu hết các doanh nghiệp vay vốn và các dự án vay vốn ngân hàng đều làm ăn hiệu quả , trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng , nộp ngấn sách nhà nước và thu được nhiều lợi nhuận cho chính họ, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế và xã hội của đất nước và của địa phương. Ngân hàng đã đề cập, xem xét trên nhiều khía cạnh, tiến hành phân tích nhiều chỉ tiêu để đưa ra được những kết luận chung nhất về các khoản vay như tư cách - uy tín của khách hàng vay, khả năng tài chính của doanh nghiệp vay vốn, tư cách pháp lý của dự án vay vốn và tính khả thi của dự án đó.

Tuy vậy cơ cấu tài sản của doanh nghiệp chưa tối ưu, các khản phải thu chiếm một tỷ trọng quá lớn dẫn đến ứ đọng vốn làm giảm một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp .Trong thời gian tới doanh nghiệp cần chú trọng đến chính sách tín dụng để tìm ra các nguyên nhân tồn đọng nợ, thi hành các biện pháp để thu các khoản nợ của doanh nghiệp .Hơn nữa cần có các biện pháp để tăng doanh thu , lợi nhuận để chặn đứng đà giảm sút doanh thu. Ngân hàng đã tiến hành phân tích hiệu quả dự án được thể hiện qua (Bảng 10: Các chỉ tiêu kinh tế do tài sản mới tạo ra về thực chất đây là báo cáo kết quả kinh doanh) (xem trang sau) và ngân hàng không tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án vay vốn. + Thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh đã phát huy được vai trò của nó trong hoạt động cho vay của ngân hàng: Thông qua quá trình thẩm định dự án ngân hàng đã hạn chế được các dự án không hiệu quả và tìm ra được các dự án hiệu quả để tài trợ vốn góp phần hạn chế nợ quá hạn.

+ Việc xem xét, đánh giá từng nội dung của thẩm định dự án cũng như thẩm định tài chính của dự án đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế: Ngân hàng đã tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, đã đánh giá song phân tích những tồn tại khó khăn thuận lợi về tài chính doanh nghiệp, khả năng điều hành của doanh nghiệp chưa được chú trọng do vậy ản hưởng đến việc đề ra những giải pháp, phương hướng cho doanh nghiệp góp phần hỗ trợ đầu tư. + Phương pháp thẩm định tài chính đầu tư chư đồng bộ: Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính quan trọng của dự án như các chỉ tiêu IRR, NPV, phân tích độ nhạy đã được đề cập nhưng không được sử dụng thường xuyên điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án. + Nguồn thông tin sử dụng để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính còn nhiều hạn chế, độ tin cậy chưa cao: Nguồn thông tin về dự án và đơn vị vay vốn chủ yếu vẫn dựa vào nguồn thông tin do đơn vị vay vốn cung cấp do vậy độ chính sác của các nguồn thông tin này ít nhiều không đáng tin cậy bởi hầu hết các đơn vị vay vốn mục đichs là để vay được vốn nên họ có thể sử lý các số liệu cho khả thi để có thể vay vốn được ngân hàng.

Công tác này được ngân hàng thực hiện rất tốt, từ việc theo dừi tiến độ thi cụng để cú kế hoạch giải ngõn kịp thời đỳng lịch trỡnh đến việc theo dừi sử dụng vốn cú đỳng mục đớch, đúng tiến độ và có hiệu quả hay không bằng cách xuống tận cơ sở để xem xét, thu thập các thông tin và đánh giá những thuận lợi, khó khăn của dự án, những rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong những năm qua ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây luôn bám sát định hướng kinh tế xã hội của trung ương và địa phương luôn chọn những dự án thiết thực, trọng điểm để khai thác tiềm năng, tập trung đầu tư vốn cho các dự án trọng điểm của nhà nước và địa phương để đầu tư lấy hiệu quả làm đầu.

Bảng 3: Thực trạng cho vay đầu tư của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây ( 1999- 2001).
Bảng 3: Thực trạng cho vay đầu tư của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây ( 1999- 2001).

Những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng Đầu tư &

Ngân hàng đã luôn chú trọng đến đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của ngân hàng nói chung và quá trình cho vay vốn. Chi nhánh đã thực hiện được việc nối mạng thanh toán tập trung toàn quốc theo sự hướng dẫn của ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam. Góp phần tăng doanh số chuyển tiền qua ngân hàng và giảm bớt giao dịch cho ngân hàng cũng như thời gian dao dịch cho khách hàng.

Trong hoạt động cho vay vốn ngân hàng đã ứng dụng được những phần mềm trong phân tích hiệu quả tài chính của dự án vay vốn, phân tích tài chính doanh nghiệp. Song công nghệ ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế, các phần mềm mới nhất phục vụ cho hoạt động cho vay, thanh toán còn thiếu. + Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây đã đạt được những kết quả rất lớn trong mở rộng và nâng cao chất lượng sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển.

+ Nguồn vốn cho vay của ngân hàng đã góp phần quan trọng vào cung cấp vốn cho đầu tư cho các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cho chính bản thân ngân hàng, các doanh nghiệp và nền kinh tế. Hay nói cách khác tín dụng đầu tư của ngân hàng đã mang lại hiệu quả trên cơ sở kết hợp hài hoà lợi ích từ 3 phía ngân hàng, khách hàng, và nền kinh tế. + Công tác đảm bảo sử dụng vốn cho đầu tư còn bộc lộ những hạn chế như: Công tác thẩm định, công tác quản lý vốn sau khi cho vay.

+ Tổ chức thu thập thông tin khách hàng, đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ trong công việc, các hình thức quảng cáo tiếp thị chưa thực sự hiệu quả.