Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên trường quốc tế

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Nhưng với sự mở đường của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thì kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đã tăng nhanh từ 49 triệu USD năm 2001 lên 975 triệu USD năm 2002 và theo Hiệp định dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ vừa ký, hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2003 ước đạt 1,7 tỷ USD và triển vọng tăng trưởng ổn định trong những năm tới. Tuy nhiên, cũng như ở các thị trường khác, hàng may Việt Nam cũng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé trong tổng nhập khẩu của thị trường này: năm 2001 tỷ trọng hàng dệt may Việt Nam là 3,18%. Về chủng loại hàng xuất khẩu sang EU, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung vào sản xuất một số sản phẩm, các mã hàng nóng như: áo Jacket, áo sơ mi, quần Âu, áo len , áo dệt kim, quần áo.T.Shirt và Polo Shirt, quần dệt kim, bộ quần áo bảo hộ lao động, áo khoác nam và áo sơ mi nữ ….

Các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản chủ yếu là hàng may mặc như: áo Jacket, quần áo thể thao, quần âu, sơ mi nữ, sơ mi nam, quần áo lót cho nam, nữ, quần áo dệt kim của nam nữ. Trên cấp độ ngành thì khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam chủ yếu được tạo ra bởi nguồn nhân lực với đội ngũ nhân công có tay nghề khéo léo, cộng với chi phí tiền lương thấp. Một thuận lợi cho hàng xuất khẩu nói chung và cho việc xuất khẩu hàng may nói riêng là đồng tiền Việt Nam có xu hướng yếu đi trên các thị trường, điều này tạo điều kiện cho việc cạnh tranh về giá.

Việc Trung Quốc, Đài Loan đã ra nhập WTO và thương mại dệt may đang tiến gần đến thời điểm 1/1/2005, cột mốc quan trọng đánh dấu sự chấm dứt chế độ hạn ngạch kéo dài suốt 30 năm kể từ năm 1974 với Hiệp định hàng đa sợi (MFA ) và sự bắt đầu thời kỳ mới- thời kỳ tự do hoá thương mại dệt may. Một thuận lợi hiện nay của ngành dệt may Việt Nam mà trong tương lai có thể trở thành một nguy cơ là giá nhân công thấp bởi khi ra nhập WTO, các doanh nghiệp phải trả công cho người lao động theo những chuẩn mực chung. Trong tương lai, ngành may mặc nói chung và từng doanh nghiệp dệt may nói riêng cần có chiến lược mặt hàng mũi nhọn trên cơ sở bí quyết công nghệ đặc thù, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm dệt may Việt Nam.

Các sản phẩm may mặc Việt Nam được đánh giá chung là có chất lượng chưa cao, không đồng đều, đến hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu là làm gia công cho nước ngoài, có nghĩa là làm theo mẫu mã và thêo yêu cầu chất lượng của bên nước ngoài. Còn trong số xuất khẩu trực tiếp thì hầu hết là đáp ứng cho phân đoạn thị trường có nhu cầu “bình dân” yêu cầu về chất lượng thấp, giá rẻ, chỉ có một số ít sản phẩm đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho những phân đoạn thị trường có nhu cầu chất lượng cao. Tính tỷ lệ giá/chất lượng hàng may Việt Nam có tỷ lệ cao, do đó khả năng cạnh tranh về giá cho hàng may mặc xuất khẩu còn nhiều hạn chế.Việc nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm là nhiệm vụ cấp bách của các doanh nghiệp may xuất khẩu nước ta trong thời gian tới.

Vào đầu năm 2005, khi hàng dệt may xoá bỏ hạn ngạch, các mặt hàng truyền thống của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, phải cạnh tranh không cân sức với các mặt hàng của Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, … vốn đã có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và khi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn “hẹp” nếu bị “ tổn thương” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của ngành may mặc nước ta. Việc không thường xuyên giao hàng đúng hạn, có những sản phẩm không đúng quy cách, chất lượng không phù hợp và chậm trễ trong vấn đề giải quyết khiếu nại không những làm giảm uy tín của các doanh nghiệp mà còn làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các mặt hàng. Thứ nhất, trong những năm qua, một khoảng thời gian dài, các doanh ngiệp Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi của hàng dệt may, cho nên đã phần nào không kích thích được các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới, mở rộng mặt hàng mà có xu hướng tập trung vào sản xuất những mặt hàng có hạn ngạch.

Hầu hết các thiết bị, nguyên phụ liệu đầu vào cung cấp cho ngành may phải nhập khẩu, tỉ lệ nội địa hoá thấp, giá nhập khẩu và chi phí nhập khẩu cao sẽ bất lợi cho sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, vấn đề quản lý sản xuất, kinh doanh, khả năng nghiên cứu , tiếp cận , mở rộng thị trường của các doanh nghiệp may xuất khẩu nước ta cũng còn nhiều bất cập, còn phải xuất khẩu thông qua các trung gian là các công ty của Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông….

TRƯỜNG QUỐC TẾ

Kiến nghị với Nhà nước và Hiệp hội dệt may Việt Nam 1. Kiến nghị với nhà nước

Thứ nhất, nhà nước cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt về lãi suất. Thứ hai, nhà nước cần có các chính sách, biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp tháo gỡ được phần nào những khó khăn về nguyên phụ liệu đầu vào. Đặc biệt, nhà nước cần có những biện pháp để tạo điều kiện phát triển một số vùng trồng bông trọng điểm vì đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu của ngành dệt may, giúp cho ngành may chủ động được nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng.

Thứ ba, nhà nước cần đẩy mạnh xúc tiến thị trường thông qua việc khuyến. Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ để các doanh nghiệp chủ động ra nước ngoài tìm kiếm thị trường ,xác lập hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường lớn ,dặc biệt là thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản. Thứ tư, nhà nước cần mở các trường đại học để mở lớp đào tạo dài hạn.

Dĩ nhiên, với nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phải được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của ngành, yêu cầu đòi hỏi của xu thế mới. Thứ năm, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ các doanh. Trong thời gian qua, Hiệp hội dệt may Việt Nam đã làm được một số việc như:đã kiến nghị với Chính phủ để giải quyết việc mở cửa thị trường dệt may với Mỹ, đã tham gia đàm phán với EU để tăng quota dệt may cho Việt Nam, mở của thị trường để Việt Nam bình đẳng với các nước khác, quan hệ với các tổ chức nước ngoài quan tâm tới Việt Nam, tổ chức thông tin thị trường và cung cấp cho các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại đã tập trung vào một số thị trường:Mỹ, EU, Nhật Bản….

Trong thời gian tới, Hiệp hội cần thu thập tình hình cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển của mình. Hiệp hội cần đại diện cho doanh nghiệp tác động đến Chính phủ, các ban ngành nhằm đưa ra đối sách, cơ chế thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và đại diện cho doanh nghiệp tham gia với các tổ chức nước ngoài, với Hiệp hội dệt may thế giới, các tổ chức có vai trò tác động đến chính sách quốc tế với Việt Nam để tạo môi trường thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam phát triển. Hiệp hội nên có các hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách xây dựng, giới thiệu hình ảnh dệt may Việt nam trên thị trường quốc tế, xúc tiến cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nên sức cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.