MỤC LỤC
Vốn đi vay (vốn nợ): Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, để có vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh tế tư nhân còn huy động vốn bằng cách vay của Nhà nước thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển hay nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam, vay NHTM Nhà nước, vay các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, kể cả vay hoặc chiếm dụng vốn của các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động; Tín dụng Ngân Hàng có cả kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn. Tuy nhiên các đơn vị kinh tế tư nhân ở việt nam hiện nay chưa phát triển, phần lớn các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ khả năng tiếp cận vốn từ phía ngân hàng gặp nhiều khó khăn do không đủ tài sản thế chấp, sổ sỏch, bỏo cỏo tài chớnh chưa rừ ràng, minh bạch, năng lực quản lý, xây dựng chiến lược và lập phương án kinh doanh có tính khả thi còn thấp, uy.
Vì vậy không thể chỉ xem xét quy mô tín dụng theo thời gian mà còn phải so sánh nguồn vốn dành cho kinh tế tư nhân với toàn bộ nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế thì mới có cái nhìn đầy đủ về xu hướng mở rộng cho vay của ngân hàng. Chính sách tín dụng bao gồm các điều kiện về cho vay như: tài sản bảo đảm, lãi suất, phương thức cho vay, thời hạn tín dụng… Đây là yếu tố nhạy cảm, một ngân hàng có chính sách tín dụng hợp lý, lãi suất linh hoạt, các gói dịch vụ đa dạng chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng của mọi thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân. - Chính sách khách hàng: Hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh với nhau để thu hỳt khỏch hàng về phớa mỡnh thể hiện rất rừ trong cỏc cuộc chạy đua lãi suất, các chính sách tín dụng, các chương trình khuyến mại…một ngân hàng muốn thành công ngoài việc cung cấp dịch vụ đa dạng, hợp lý còn phải có chính sách khách hàng thực sự tốt, một chính sách khách hàng công bằng không phân biệt loại hình kinh tế nhà nước hay tư nhân sẽ tạo điều kiện tích cực cho việc thu hút và đa dạng hoá khách hàng, mở rộng cho vay đối với tất cả các loại hình kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân.
Tuy nhiên hiện nay còn tồn tại một bộ phận khách hàng hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân lợi dụng việc vay vốn ngân hàng sử dụng sai mục đích, làm ăn phi pháp, trây ì trả nợ làm mất lòng tin từ ngân hàng nên việc mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân gặp nhiều khó khăn. - Môi trường kinh tế-chính trị: Một nước mà có nền kinh tế phát triển, môi trường chính trị ổn định, các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng lớn sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đa dạng hoá loại hình kinh doanh, khi đó nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng, sẽ trở thành những khách hàng lớn của ngân hàng.
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TAỊ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
Tất nhiên tỷ trọng cho vay dài hạn trong ngân hàng thường thấp hơn rất nhiều so với cho vay ngắn hạn, các ngân hàng rất hạn chế các khoản cho vay dài hạn bởi lẽ các khoản cho vay dài hạn gặp rất nhiều rủi ro, việc phân chia cơ cấu thời hạn khoản vay bất hợp sẽ gây nguy hiểm cho ngân hàng, có thể ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và dễ dàng sụp đổ. Tuy nhiên, mặc dù đã có sự tăng trưởng nhất định nhưng tỷ trọng cho vay kinh tế tư nhân của chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Hóa đang còn chưa cao, một mặt do loại hình này chưa thực sự được ngân hàng chú trọng, mặt khác do các điều kiện vay vốn của kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được các yêu cầu mà ngân hàng đặt ra, nên mặc dù ngân hàng đã tạo mọi điều kiện nhưng khả năng tiếp cận vốn của loại hình này còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn vốn cho vay trong ngân hàng chủ yếu là nguồn ngắn hạn, tỷ trọng cho vay dài hạn trong tổng nguồn thấp, mà hiện nay kinh tế tư nhân đang rất cần nguồn vốn dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu hay mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị, máy móc..Thanh Hóa là một tỉnh đang dần phát triển, tỷ trọng thương mại, dịch vụ chưa cao, ngược lại tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp khá cao nên nhu cầu vay vốn phát triển các vùng trang trại, đánh bắt thủy hải sản tương đối nhiều, tuy nhiên các khoản vay thường ẩn chứa nhiều rủi ro, kinh tế tư nhân thường khó khăn trong việc thế chấp vay vốn, tài sản bảo đảm không đủ điều kiện vay, chưa tạo được uy tín đối với ngân hàng.
Mặt khác, Quy định về bảo đảm tiền vay của chi nhánh NHCT Thanh Hóa còn một số điểm bất cập như còn phân biệt đối xử giữa DNNN và DN ngoài quốc doanh về mức cho vay không có TSBĐ tối đa, sổ tay tín dụng quy định bắt buộc Chi nhánh thuê tư vấn định giá trong trường hợp giá quyền sử dụng đất cao hơn khung giá quy định của nhà nước (trong khi các Ngân hàng khác không thực hiện quy định này). Hơn nữa, các giao dịch của DNV&N, nhất là của các hộ kinh doanh, các cơ sở sản xuất thường theo phương thức mua bán trao tay không có hợp đồng kinh tế, một số trường hợp thậm chí không có hoá đơn, thanh toán bằng tiền mặt nên Ngân hàng rất khó đánh giá doanh số hoạt động thực tế cũng như xác minh nguồn trả nợ.
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN
Tiến hành phân loại cán bộ tín dụng ngay từ đầu năm để sắp xếp, bố trí lại cán bộ tín dụng cho hợp lý ngay trong tháng 1/2008 để ổn định công việc, những cán bộ tín dụng đang quản lý dư nợ, quản lý số lượng khách hàng quá thấp không bố trí làm cán bộ tín dụng nữa, xây dựng lộ trình nâng cao năng suất lao động của cán bộ tín dụng, thực hiện nghiêm túc việc tách bạch ba khâu: Quan hệ khách hàng, đánh giá rủi ro tín dụng và quyết định tín dụng. Từng phòng nghiệp vụ phải rà soát lại tất cả các quy trình nghiệp vụ, thao tác các thủ tục trong giải quyết công việc, kiên quyết gỡ bỏ những thủ tục phiền hà không cần thiết, thiếu khoa học gây ách tắc, tiếp tục đổi mới phong cách giao dịch, phục vụ tận tình, hướng dẫn chu đáo, thao tác chính xác, rút ngắn thời gian trong từng giao dịch, tạo mối quan hệ thân thiện thoải mái giữa khách hàng và ngân hàng. Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh chủ yếu là vừa và nhỏ do vậy ngân hàng cần phải xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với từng loại hình, đặc biệt đối với lãi suất cho vay trung và dài hạn không nên cố định mà phải linh hoạt thay đổi theo từng thời kỳ nhằm tránh rủi ro cho cả ngân hàng lẫn khách hàng khi có sự biến động lãi suất trên thị trường.
Công tác tiếp thị , khuyến mại, quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng phải được chú trọng, ngân hàng phải coi việc chăm sóc khách hàng là việc làm thường xuyên, dưới mọi hình thức, tuỳ từng khách hàng để có chính sách thích hợp, không chỉ coi việc khuyến mại bằng tiền hoặc những giá trị hiện vật quy ra tiền phải kết hợp hài hoà, đôi khi việc. Vấn đề đặt ra là để có thể tiếp cận và phục vụ ngày càng nhiều, tốt hơn đối với nhóm khách hàng này phải xây dựng được một gói sản phẩm đa dạng, phù hợp: Cho vay, thấu chi, bao thanh toán, cho thuê tài chính, góp vốn, đầu tư, bảo lãnh; các sản phẩm dịch vụ thanh toán, ngân quĩ, tư vấn, bảo hiểm cũng sẽ được chia nhỏ với những chính sách phí dịch vụ phù hợp. Ngân Hàng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn, gia tăng việc huy động vốn dài hạn với mức độ hợp lý để tránh rủi ro thanh khoản và tác động làm tăng lãi suất thị trường; khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn dài hạn của tổ chức tài chính quốc tế tài trợ cho các Dự án tín dụng đối với nông thôn, Dự án tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: tích cực xử lý nợ tồn đọng để tăng khả năng vốn khả dụng.
Thứ hai: Quy định về bảo đảm tiền vay của NHCT còn một số điểm bất cập như còn phân biệt đối xử giữa DNNN và DN ngoài quốc doanh về mức cho vay không có TSBĐ tối đa, STTD quy định bắt buộc Chi nhánh thuê tư vấn định giá trong trường hợp giá quyền sử dụng đất cao hơn khung giá quy định của nhà nước (trong khi các Ngân hàng khác không thực hiện quy định này).